Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng khó ngủ vì suy nghĩ nhiều?

Thứ tư, 17-06-2020 14:04 PM

Mục lục [Ẩn]

 

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, con người ngày càng phải đối mặt với nhiều áp lực. Chính vì vậy chúng ta thường xuyên phải lo lắng, suy nghĩ nhiều. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng khó ngủ hiện nay. Vậy làm thế nào để thoát khỏi tình trạng khó ngủ vì suy nghĩ nhiều? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé.

 

Khó ngủ vì suy nghĩ nhiều

Khó ngủ vì suy nghĩ nhiều

 

 

Tại sao suy nghĩ nhiều gây ra tình trạng khó ngủ?

Suy nghĩ nhiều là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng khó ngủ trong xã hội hiện đại. Việc chúng ta thường xuyên phải suy nghĩ nhiều thường xuất phát từ những áp lực trong công việc, học tập hay những vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Điều này khiến não bộ không được nghỉ ngơi, cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài nên rất dễ dẫn đến tình trạng khó ngủ.

 

Trước hết, khi cơ thể bị căng thẳng kéo dài sẽ tác động trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương làm giải phóng hàng loạt các chất trung gian hóa học để giúp cơ thể thích ứng, tạo động lực giúp chúng ta giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, các chất này lại có tác dụng làm gia tăng nhịp tim để tăng lưu lượng máu lưu thông đến các cơ quan, chuẩn bị khi cơ thể cần hoạt động ngay lập tức. Phản ứng này khiến cơ bắp và não bộ hưng phấn, từ đó dẫn đến tình trạng khó ngủ.

 

Hơn nữa, việc suy nghĩ nhiều và căng thẳng trong thời gian dài sẽ làm mất cân bằng giữa quá trình hưng phấn và ức chế. Vì thế người bệnh dễ rơi vào trạng thái suy nhược thần kinh dẫn đến tình trạng khó ngủ. Người mắc suy nhược thần kinh càng không ngủ được thì 2 quá trình hưng phấn và ức chế càng bị rối loạn kèm theo triệu chứng lo âu, kích thích. Điều này khiến tình trạng khó ngủ kéo dài và trầm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến các bệnh lý tâm thần khác như: rối loạn lo âu, trầm cảm….

 

Ngoài ra, việc thường xuyên suy nghĩ nhiều khiến não bộ và hệ thần kinh phải làm việc liên tục, không được nghỉ ngơi. Vì thế, chúng ta rất khó đạt đến trạng thái sâu nhất của giấc ngủ, từ đó làm giảm khả năng sản xuất hormone tăng trưởng HGH (hormone điều hòa và tái tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên) của cơ thể dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ ít.

 

Khó ngủ vì suy nghĩ nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta như thế nào?

Chỉ cần không ngủ đủ giấc trong vòng 24 giờ, cơ thể chúng ta đã trở nên vô cùng mệt mỏi. Bạn sẽ luôn ở trong trạng thái buồn ngủ, lờ đờ, giảm khả năng phối hợp các hoạt động của cơ thể. Vì thế bạn sẽ  không thể tập trung vào công việc;  khả năng phán đoán, tư duy và phản xạ kém đi; trí nhớ ngắn hạn giảm sút.

 

Không chỉ vậy, khi hiện tượng khó ngủ vì suy nghĩ nhiều xảy ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm,... Khó ngủ là nguyên nhân gây trầm cảm, ngược lại trầm cảm cũng gây khó ngủ. Vì thế, hai bệnh này tác động qua lại tạo vòng tròn bệnh lý khiến việc điều trị mất ngủ gặp rất nhiều khó khăn.

 

Đặc biệt, tình trạng khó ngủ vì suy nghĩ nhiều kéo dài sẽ gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe toàn thân, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm:

 

  • Bệnh tim mạch, huyết áp:

Trung bình, mỗi người cần ngủ đủ 6-7 tiếng mỗi ngày. Các nhà khoa học cho biết, việc ngủ ít hơn khoảng thời gian này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

 

Khó ngủ vì suy nghĩ nhiều tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Khó ngủ vì suy nghĩ nhiều tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

 

Thời gian ngủ là lúc để cơ thể nghỉ ngơi, hoạt động hô hấp và tuần hoàn chậm lại. Khi bạn khó ngủ, ngủ ít thì tim mạch vẫn phải làm việc với tần suất cao mà không được nghỉ ngơi. Khi đó, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo thêm áp lực cho trái tim làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp.

 

Ngoài ra, khó ngủ vì suy nghĩ nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ do làm tăng sinh quá mức các gốc tự do. Các gốc tự do này tấn công vào những nơi tiêu thụ nhiều oxy, đặc biệt là não bộ và các mạch máu não. Điều này gây tổn thương thành mạch, thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa và tạo huyết khối. Lòng mạch bị hẹp lại khiến lưu lượng máu đến nhu mô não giảm gây đau nửa đầu, tai biến mạch máu não....

 

  • Bệnh béo phì:

Khi bạn khó ngủ vì suy nghĩ nhiều thì cơ thể sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng mệt mỏi, làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể và rối loạn chuyển hóa chất béo, đồng thời ít vận động khiến lượng calo không thể tiêu hao làm tăng lượng mỡ tích tụ gây bệnh béo phì.

 

Đồng thời, tình trạng khó ngủ kéo dài làm rối loạn hoạt động của não bộ và hệ thần kinh, khiến chúng ta nhanh cảm thấy đói và thường xuyên thèm ăn, đặc biệt là các thực phẩm nhiều chất béo làm tăng nguy cơ bị béo phì.

 

Nếu tình trạng khó ngủ vì suy nghĩ nhiều diễn ra trong một thời gian dài thì các quá trình chuyển hóa trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng, trong đó có chuyển hóa đường. Các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân là do khó ngủ ảnh hưởng đến khả năng tiết insulin của tuyến tụy, đồng thời làm giảm khả năng gắn vào tế bào của insulin làm cho glucose không được đưa vào trong tế bào.

 

Thiếu ngủ làm rối loạn chuyển hóa chất béo gây béo phì đồng thời gây ra tình trạng đề kháng insulin, do đó làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2.

 

  • Ung thư:

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tình trạng khó ngủ kéo dài gây tổn thương ADN và khả năng tự sửa chữa gen của cơ thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

 

Ngoài ra, khi thiếu ngủ thì cơ thể sẽ giảm khả năng tiết hormone melanin từ tuyến tùng. Hormone này không chỉ có tác dụng kiểm soát chu kỳ giấc ngủ, điều hòa nhịp sinh học của cơ thể mà còn liên quan đến sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư, có thể giúp ngăn ngừa nhiều loại ung thư. Vì thế khi cơ thể thiếu hụt hormone này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.

 

   Như vậy, tình trạng khó ngủ vì suy nghĩ nhiều diễn ra trong thời gian dài ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người cả về thể chất và tinh thần. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của mình, bạn cần có biện pháp khắc phục kịp thời tình trạng này.

 

Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng khó ngủ vì suy nghĩ nhiều?

Hầu hết các bệnh nhân khi có các triệu chứng khó ngủ thường nóng vội trong việc điều trị. Với mong muốn nhanh chóng lấy lại giấc ngủ càng sớm càng tốt, họ thường lạm dụng thuốc tây. Tuy nhiên, biện pháp này tạo ra giấc ngủ ép, chỉ giải quyết được phần ngọn mà không giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây khó ngủ. Đồng thời, khi sử dụng thuốc tây lâu dài gây ra rất nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người như tình trạng ảo giác, mất trí nhớ, nhờn thuốc, nghiện thuốc,...

 

Chính vì vậy, để cải thiện hiệu quả tình trạng khó ngủ do suy nghĩ nhiều, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

 

Giải tỏa căng thẳng, lo âu - Chìa khóa giúp thoát khỏi tình trạng khó ngủ vì suy nghĩ nhiều

 

Giải tỏa lo âu, chia sẻ áp lực, khó khăn trong cuộc sống

  • Viết nhật ký: Bạn có thể giải tỏa lo âu bằng cách viết mọi vấn đề bạn thấy lo lắng ra giấy mỗi ngày. Bạn nên cố gắng loại bỏ mọi nỗi lo ra khỏi tâm trí trước khi ngủ. Nếu có vấn đề nào đó chưa được giải quyết trong ngày, bạn hãy tạo một kế hoạch đơn giản về thời gian và cách xử lý, như vậy bạn sẽ không phải nghĩ về chúng khi nằm trên giường, điều này sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.

 

  • Tập thể dục: Tập thể dục là hoạt động có lợi cho sức khỏe toàn thân và cả giấc ngủ. Nếu bạn luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng thì bạn hãy thử dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, chạy bộ, tập yoga,... Thói quen đơn giản này có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên vận động mạnh sau 6 giờ tối, nên dành thời gian nghỉ ngơi trước khi đi ngủ.

 

Tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả

Tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả

 

  • Suy nghĩ tích cực, lạc quan khi đương đầu với những khó khăn: Khi gặp khó khăn, bạn hãy luôn vui vẻ, lạc quan, suy nghĩ tích cực, tìm cách giải quyết vấn đề thay vì lo lắng, suy nghĩ.

 

  • Chia sẻ áp lực với người thân: Hãy tâm sự và chia sẻ những áp lực, khó khăn trong cuộc sống của mình với những người thân yêu. Dù rằng điều này có thể không giúp chúng ta giải quyết ngay được những vấn đề đó nhưng nó sẽ giúp tâm trạng bạn thoải mái, vui vẻ hơn nhiều. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng khó ngủ vì suy nghĩ nhiều.

 

Xoa dịu tâm lý trước giờ đi ngủ:

  • Dành thời gian thư giãn trước khi đi ngủ: Bên cạnh việc tạo cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày, bạn cũng nên dành một khoảng thời gian để thư giãn trước khi đi ngủ. Bạn có thể đọc sách, nghe nhạc, tập một vài động tác yoga nhẹ nhàng,...hay bất cứ việc gì mà bạn cảm thấy thú vị. Điều này sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, giảm thiểu lo lắng, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

 

Dành thời gian thư giãn trước khi đi ngủ

Dành thời gian thư giãn trước khi đi ngủ

 

  • Không sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ.

 

  • Tập cách hít thở sâu: Hít thở sâu giúp tăng cường quá trình trao đổi oxy, giúp ổn định nhịp tim, giải tỏa căng thẳng. Trước hết, hãy hít, thở một hoặc hai nhịp như thông thường để ổn định cơ thể. Sau đó, hãy hít thở sâu: hít thở chậm qua đường mũi, mở rộng lồng ngực và bụng dưới khi hít không khí vào phổi, nín thở trong 3 giây, rồi thở ra từ từ và hoàn toàn. Bạn có thể lặp lại bài tập này liên tiếp 3 lần nếu chưa thấy hiệu quả.

 

Tạo một không gian ngủ thoải mái

Bạn nên tạo cho mình một không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát, ánh sáng, nhiệt độ phù hợp… Điều này giúp tâm trạng bạn thoải mái và dễ ngủ hơn. Đồng thời bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, vệ sinh sạch sẽ chăn ga, gối đệm.

 

Thông thường, khi bạn đã giải tỏa được hết những căng thẳng, stress thì tình trạng khó ngủ vì suy nghĩ nhiều sẽ dần dần được cải thiện. Tuy nhiên, cũng có khi dù đã không còn stress và suy nghĩ nhiều nữa nhưng bạn vẫn khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Điều này có thể được lý giải rằng: Khi tình trạng khó ngủ vì suy nghĩ nhiều diễn ra trong thời gian dài khiến chúng ta khó đạt đến trạng thái ngủ sâu nhất (trong khoảng từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau). Trong khi thời điểm này là lúc hormone tăng trưởng HGH (hormone có vai trò quan trọng trong điều hòa giấc ngủ sinh lý) tiết ra nhiều nhất. Cơ thể bị thiếu hụt hormone HGH sẽ dẫn đến khó ngủ và tình trạng này không được cải thiện ngay cả khi các vấn đề căng thẳng đã được giải quyết.

 

BoniHappy - Bổ sung hormone tăng trưởng HGH một cách tự nhiên, cải thiện tình trạng khó ngủ vì suy nghĩ nhiều hiệu quả

 

 

Thành phần BoniHappy

 

Thành phần BoniHappy

 

BoniHappy là sản phẩm giúp cải thiện tình trạng khó ngủ hiệu quả đến từ Mỹ và Canada, có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính.

 

Với thành phần chính là L.Arginine, GHRP-2, Shilajit P.E có tác dụng kích thích tuyến yên tăng tiết hormone tăng trưởng HGH, giúp tái tạo và điều hòa giấc ngủ sinh lý tự nhiên, mang đến giấc ngủ sâu ngon cho người bệnh. Nhờ vậy, BoniHappy sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó ngủ vì suy nghĩ nhiều, đồng thời nhanh chóng lấy lại được giấc ngủ trọn vẹn.

 

Không những thế, do làm tăng tiết hormone tăng trưởng HGH nên BoniHappy còn giúp: cải thiện và phục hồi sức khỏe, tăng cường miễn dịch, làm đẹp da, giảm nếp nhăn, cải thiện đường huyết, ổn định huyết áp, cải thiện trí nhớ,...

 

Ngoài ra, BoniHappy còn là sự kết hợp hoàn hảo của rất nhiều loại thảo dược tự nhiên như: dây tơ hồng, rau diếp khô, trinh nữ, lạc tiên…có tác dụng an thần, tạo giấc ngủ ngon; cùng với các vitamin, nguyên tố vi lượng: Magie oxit, Kẽm oxit, vitamin B6, giúp giảm lo âu, căng thẳng;  và các chất dẫn truyền thần kinh: GABA, acid L - glutamic giúp nuôi dưỡng và đảm bảo hoạt động bình thường của não bộ, phòng ngừa suy nhược thần kinh.

 

Do đó, người bệnh chỉ cần uống đều đặn với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần, mỗi lần 2 viên vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, BoniHappy sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó ngủ vì suy nghĩ nhiều, giúp bạn tìm lại giấc ngủ sâu ngon, trọn vẹn.

 

Phản hồi của khách hàng sử dụng BoniHappy

Dưới đây là một số phản hồi của khách hàng đã sử dụng BoniHappy:

 

Bác Nguyễn Hữu Thịnh, 70 tuổi. Địa chỉ: số 2A Hàng Nón, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại: 0243.828.8361.

 

Bác Nguyễn Hữu Thịnh, 70 tuổi

Bác Nguyễn Hữu Thịnh, 70 tuổi

 

“Bác bắt đầu bị mất ngủ cách đây 5 năm, có lẽ do tuổi đã cao chứ cũng không có lí do đặc biệt nào. Mỗi đêm bác chỉ ngủ chập chờn được khoảng 1-2 tiếng. Bác bị mất ngủ nhiều thành ra huyết áp tăng vọt, có khi lên đến 200. Lo sợ nguy cơ tai biến nên bác đi khám và được kê cho thuốc seduxen. Nhưng uống thuốc này bác cũng chỉ ngủ được 2-3 tiếng, thức dậy lại mệt mỏi vô cùng. Rồi bác chuyển sang dùng thuốc rotunda nhưng hầu như vẫn không ngủ được. Thế mà từ ngày được người bạn giới thiệu cho sản phẩm Bonihappy, cuộc sống của bác thay đổi hẳn. Lúc đầu, bác uống BoniHappy với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần sáng tối, cùng 2 viên rotunda. Sau 10 ngày, bác đã bỏ được rotunda. Sau 2 tháng sử dụng, giấc ngủ tăng lên 4 tiếng, và sau 4 tháng, bác  đã ngủ trọn giấc cả đêm 6-7 tiếng.”

 

Anh Châu Ngươn, 40 tuổi. Địa chỉ: số 279/11, ấp Mằng Rò, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Số điện thoại: 0382640925.

 

Anh Châu Ngươn, 40 tuổi

Anh Châu Ngươn, 40 tuổi

 

“Anh bị trằn trọc khó ngủ, nhiều đêm đến 3 giờ sáng mới ngủ được và rất dễ tỉnh giấc. Anh đã đi khám ở nhiều nơi và được bác sĩ kê cho dùng nhiều loại thuốc: olanzapin, mirtazapin, sulpirid. Anh uống các loại thuốc này cũng ngủ được khoảng 3-4 tiếng, nhưng mệt mỏi rã rời, đầu đau như búa bổ, cả ngày không làm được việc gì cả. May sao anh biết đến sản phẩm BoniHappy của Mỹ và Canada khi xem tivi nên anh mua dùng thử với liều 4 viên/ngày kết hợp với thuốc tây. Sau khi sử dụng 2 lọ BoniHappy anh đã ngủ liền được khoảng 6 tiếng 1 đêm, ngủ ngon và sâu giấc. Anh bắt đầu giảm liều thuốc tây, sau 5 tháng, anh chỉ cần uống ½ viên olanzapin nữa thôi, bác sĩ bảo thế là tốt quá rồi, anh sẽ sớm không cần dùng thuốc tây nữa.”

 

Chị Đào Thị Thanh Thủy, 42 tuổi. Địa chỉ: số 13, Phạm Ngũ Lão, Sơn Tây, Hà Nội. Số điện thoại: 02433833023.

 

Chị Đào Thị Thanh Thủy, 42 tuổi

Chị Đào Thị Thanh Thủy, 42 tuổi

 

“Từ năm 2002, khi mang thai đến tháng thứ 7 thì chị bị mất ngủ do trầm cảm, gần như thức trắng đêm. Sau khi sinh con, chị cai sữa sớm cho con để chữa bệnh. Chị đi khám khắp nơi từ viện 108, viện Bạch Mai đến viện 103. Sau 3 tháng liên tục dùng 6,7 loại thuốc tây chị mới ngủ lại được. Nhưng vì tính hay suy nghĩ nên đến năm 2016 chị bị mất ngủ trở lại. Chị dùng lại thuốc tây thì cũng ngủ được nhưng mệt lắm, đau đầu và còn bị táo bón nữa. Sau đó chị tình cờ biết đến sản phẩm BoniHappy của Mỹ và Canada nên mua về dùng thử, kết hợp với thuốc tây, chị ngủ một mạch từ đêm đến sáng. Sau 3 tháng sử dụng, chị đã bỏ hoàn toàn thuốc tây mà giấc ngủ vẫn duy trì tốt như vậy.”

 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng khó ngủ vì suy nghĩ nhiều hiệu quả và phù hợp. Nếu còn thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn!

 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

405.000đ

BoniHappy+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc