Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Triệu chứng mất ngủ ban đêm là gì? Làm sao để lấy lại giấc ngủ sâu, ngon, trọn vẹn?

Thứ tư, 30-09-2020 15:08 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Mất ngủ ban đêm là điều chẳng ai muốn mắc phải. Bởi tình trạng này sẽ khiến toàn bộ sức khỏe, tinh thần của bạn sẽ bị sụt giảm, cuộc sống hàng ngày sẽ bị đảo lộn. Khi hiểu rõ về bệnh, bạn sẽ có cho mình hướng giải quyết hiệu quả. Nhưng bạn đã thực sự hiểu về căn bệnh này chưa? Nguyên nhân, triệu chứng mất ngủ ban đêm là gì?  Làm sao để lấy lại giấc ngủ sâu, ngon, trọn vẹn? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất.

 

 Triệu chứng mất ngủ ban đêm là gì?

Triệu chứng mất ngủ ban đêm là gì?

 

Mất ngủ là gì?

    Mất ngủ là khi giấc ngủ của bạn không được đảm bảo về chất lượng hoặc thời lượng hoặc cả hai. Tùy vào các triệu chứng mất ngủ ban đêm mà bệnh được chia thành nhiều dạng như: Khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, giấc ngủ ngắn...

    Dựa trên thời gian mất ngủ, bệnh được phân loại thành mất ngủ tức thời (mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng) và mất ngủ mãn tính (người bệnh bị mất ngủ nhiều hơn 3 đêm trong 1 tuần và kéo dài trên 1 tháng).

    Nhiều người dù bản thân đã có các triệu chứng mất ngủ ban đêm rõ ràng nhưng không nghĩ đó là vấn đề nghiêm trọng. Cho đến khi bệnh trở nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và đời sống thì cũng là lúc bệnh đã bước vào giai đoạn rất khó điều trị. Vì vậy, khi có các dấu hiệu dưới đây, bạn nên tìm cho mình giải pháp tối ưu nhất.

 

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là gì?

 

Có những triệu chứng mất ngủ ban đêm nào?

Mất ngủ là khi bạn gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:

Thời lượng giấc ngủ bị suy giảm

- Khó ngủ về đêm: Dù đã loại bỏ tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ như tiếng ồn, ánh sáng, thiết bị điện tử… nhưng người bệnh vẫn khó hoặc không thể đi vào giấc ngủ.

- Thời lượng ngủ ngắn: Tổng thời gian ngủ của người bệnh ít hơn so với thời gian ngủ trung bình của những người cùng độ tuổi. Thậm chí, không ít trường hợp bị mất ngủ trắng đêm.

Chất lượng giấc ngủ kém

  • Bị tỉnh dậy nhiều lần trong đêm: Chỉ cần một tác động nhỏ, ác mộng, thậm chí không có bất kỳ tác động nào, người bệnh cũng dễ dàng bị tỉnh giấc. Khi đã bị tỉnh giấc thì rất khó hoặc không thể ngủ lại được.
  • Giấc ngủ không sâu, hay mộng mị, chập chờn: Người bệnh thường xuyên trong trạng thái mơ màng, giấc ngủ không sâu, có thể ý thức được những sự việc bên ngoài một cách lơ mơ, hay mộng mị, có một vài ý nghĩ rời rạc trôi nổi trong đầu.

Tinh thần, sức khỏe giảm sút sau khi ngủ dậy

- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi ngủ dậy, cảm giác tay chân không còn sức lực,  giảm phối hợp hoạt động, buồn ngủ, chỉ muốn nằm nghỉ mà không muốn hoạt động.

- Giảm tập trung, giảm trí nhớ.

- Dễ cáu gắt, khó hài lòng, cảm thấy tất cả mọi thứ đều trở nên phiền toái hoặc quá thờ ơ với mọi việc, ngay cả với những người, vật và những hoạt động đã từng mang lại niềm vui trước đây.

- Luôn lo lắng về giấc ngủ: Trong đầu người bệnh luôn thường trực mối lo về giấc ngủ, suy nghĩ làm sao để tối có thể ngủ được, tự nhủ tối sẽ cố gắng để ngủ nhiều hơn nhưng cũng tự biết rằng điều đó là rất khó.

    Khi gặp một hoặc nhiều các triệu chứng trên, bạn nên nhanh chóng tìm phương pháp để cải thiện sớm. Bởi tình trạng mất ngủ trong thời gian dài sẽ khiến khó điều trị hơn rất nhiều lần.

 

 Người bệnh bị mệt mỏi, uể oải sau khi tỉnh dậy

Người bệnh bị mệt mỏi, uể oải sau khi tỉnh dậy

 

Nguyên nhân mất ngủ là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ như:

Có thói quen sinh hoạt  thiếu lành mạnh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

- Thói quen sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi đánh lừa cơ thể rằng chưa đến giờ đi ngủ. Ngoài ra, khi dùng đồ điện tử, thần kinh bị kích thích, tâm trí con người tập trung vào nội dung từ các thiết bị đó. Vì vậy, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ và ngủ không được ngon giấc.

- Thói quen dùng đồ kích thích: Thường xuyên hút thuốc lá, cà phê hay nước trà, đặc biệt là vào buổi tối sẽ gây kích thích thần kinh, khiến bạn tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ.

- Thói quen ăn đêm: Ăn đêm trước khi ngủ khiến hệ tiêu hóa hoạt động, cơ thể không được nghỉ ngơi mà phải tiến hành chuyển hóa lượng thức ăn mới nạp vào cơ thể gây mất ngủ.

- Thói quen thức khuya: Thói quen chỉ đi ngủ khi thực sự buồn ngủ và thức dậy khi bị bắt buộc khiến nhịp thức ngủ không ổn định, lâu dần dẫn đến mất ngủ.

- Điều kiện phòng ngủ không thích hợp: Phòng ngủ quá nóng, quá sáng hoặc có những ánh sáng nhấp nháy, quá ồn, quá khô hoặc quá ẩm, lộn xộn, đều gây ra ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của bạn.

Stress, căng thẳng lo âu

    Stress là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng mất ngủ ban đêm. Sự bức bách, áp lực trên thần kinh sẽ khiến cơ thể phản ứng lại để thoát khỏi tình trạng đó.

    Khi stress kéo dài, cơ thể sẽ mệt mỏi và rơi vào tình trạng suy sụp, mất ngủ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến stress như:

- Một cú sốc tinh thần: Mất người thân, bị bỏ rơi, phản bội…

- Áp lực trong công việc hay căng thẳng trong học hành, thi cử.

- Áp lực trong cuộc sống: Chi phí sinh hoạt, chăm sóc gia đình, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, ly thân, ly dị,...

- Bệnh tật và sự thay đổi sinh lý: Những bệnh lý gây đau đớn (thoái hóa khớp, gút, sỏi thận…), bệnh lý mạn tính, bệnh hiểm nghèo khiến con người lo lắng, sợ hãi và lâm vào tình trạng stress. Một số giai đoạn thay đổi về tâm sinh lý như dậy thì, tiền mãn kinh và mãn kinh… cũng dễ khiến con người bị stress.

- Những thay đổi: Những thay đổi về công việc, nơi ở, khí hậu, tiếng ồn, giao thông, bụi bẩn, văn hóa… hay sự lo lắng về dịch bệnh (ví dụ: dịch covid -19), kinh tế thoái hóa cũng gây ra căng thẳng tâm lý.

 

Căng thẳng, stress là nguyên nhân mất ngủ phổ biến nhất

Căng thẳng, stress là nguyên nhân mất ngủ phổ biến nhất

 

    Không phải ai bị mất ngủ cũng có nguyên nhân bắt nguồn từ căng thẳng stress. Tuy nhiên, một khi đã bị mất ngủ, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, tinh thần căng thẳng và dễ bị lâm vào tình trạng trầm cảm lo âu. Tình trạng đó sẽ khiến mất ngủ ngày một nặng hơn. Cứ như vậy tạo thành vòng xoắn bệnh lý: Mất ngủ - căng thẳng - mất ngủ, khiến bệnh rất khó cải thiện.

    Vì lý do trên, dù các triệu chứng mất ngủ ban đêm của bạn bắt nguồn từ bất kỳ nguyên nhân nào thì bạn cũng cần có biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng stress. Khi đó, giấc ngủ ngon mới có thể quay trở lại.

 

Hậu quả của mất ngủ

    Khi bị mất ngủ, ngoài những biểu hiện có thể nhận thấy rõ ràng ngay vào sáng hôm sau thì người bệnh còn phải đối mặt với những nguy cơ:

- Dễ mắc những bệnh lý nguy hiểm: Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, các hoạt động bình thường của cơ thể sẽ bị rối loạn. Dần dần, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác. Ngoài ra, mất ngủ còn ảnh hưởng trầm trọng đến hệ thần kinh, gây trầm cảm rối loạn tâm lý và gây suy giảm trí nhớ.

- Ảnh hưởng đến công việc, đời sống: Người bị mất ngủ sẽ bị suy giảm khả năng tập trung, nhận thức, tư duy và giảm hiệu suất công việc. Ngoài ra, mất ngủ sẽ làm suy giảm khả năng phản ứng, xử lý tình huống, từ đó làm tăng nguy cơ bị tai nạn giao thông và tai nạn nghề nghiệp.

 

 Mất ngủ ảnh hưởng đến khả năng xử lý tình huống, có thể gây tai nạn

Mất ngủ ảnh hưởng đến khả năng xử lý tình huống, có thể gây tai nạn

 

- Mất ngủ gây tăng cân, sạm da, thâm nám, lão hóa sớm: Ban đêm là thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi, làn da được tái tạo. Vì vậy, khi bị mất ngủ, làn da sẽ bị hủy hoại: Hình thành nếp nhăn, sạm da, thâm nám, khô và thiếu sức sống.

 

Có nên dùng thuốc ngủ tây y để lấy lại giấc ngủ ngon?

    Các loại thuốc ngủ tây y chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ, là biện pháp cuối cùng khi các phương pháp khác không hiệu quả. Nguyên nhân là do những tác hại mà nó gây ra là rất lớn và nghiêm trọng, những tác hại đó là:

  • Ảnh hưởng trầm trọng đến thần kinh: Thần kinh trung ương sẽ bị ức chế trong thời gian dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của não bộ. Từ đó khiến tình trạng mất ngủ ngày càng nặng hơn, đồng thời người bệnh dễ rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, lo âu, căng thẳng kéo dài và trầm cảm.
  • Tăng tác dụng phụ khi phải tăng liều hoặc đổi thuốc mạnh hơn: Sau một thời gian dài sử dụng thuốc tây, người bệnh dễ bị nhờn thuốc. Khi đó, để ngủ được, họ buộc phải tăng liều hoặc đổi sang thuốc khác có tác dụng mạnh hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc nguy cơ gặp tác dụng phụ cũng tăng cao hơn.
  • Gặp phải hội chứng cai thuốc: Khi lệ thuộc vào thuốc ngủ quá lâu, nếu ngừng thuốc đột ngột sẽ khiến người bệnh gặp phải tình trạng mất ngủ trắng đêm cùng với các triệu chứng: Mệt mỏi, hoảng loạn, đánh trống ngực, rối loạn nhận thức, hoang tưởng…

    Vì những tác dụng bất lợi mà thuốc an thần gây ra mà chúng rất ít khi được bệnh nhân sử dụng. Y học ngày nay luôn ưu tiên sử dụng các biện pháp giúp lấy lại giấc ngủ ngon an toàn, không gây tác dụng phụ.

 

 Thuốc ngủ tây y gây ra rất nhiều tác dụng không mong muốn

Thuốc ngủ tây y gây ra rất nhiều tác dụng không mong muốn

 

Làm sao để lấy lại giấc ngủ chất lượng một cách an toàn nhất?

    Để có thể ngủ ngon trở lại, nguyên tắc bất di bất dịch đó là loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào những nguyên nhân đã trình bày ở trên, chúng ta rút ra phương pháp giúp lấy lại giấc ngủ ngon đó là kết hợp giữa việc tạo thói quen tốt cho giấc ngủ đồng thời giải tỏa căng thẳng, lo âu cho người bệnh.

Tạo các thói quen tốt cho giấc ngủ

- Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ. Không để bất kỳ thiết bị nào như ti vi, máy tính, loa đài trong phòng ngủ.

- Không uống rượu bia, không hút thuốc, không uống trà cà phê vào buổi tối, không ăn đêm, đặc biệt là những món ăn khó tiêu.

- Tập thói quen đi ngủ đúng giờ cho dù chưa buồn ngủ và tập thức dậy đúng giờ.

- Tạo không gian phòng ngủ tốt nhất: Ánh sáng hài hòa, không gian yên tĩnh, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, phòng ngủ gọn gàng, chăn ga sạch sẽ và thoáng khí.

Giải tỏa căng thẳng stress

Để giải tỏa căng thẳng, stress hiệu quả, bạn nên:

- Bình tĩnh và nhận ra vấn đề của mình, nhìn nhận một cách tích cực hơn và tìm cách giải quyết nó, giải tỏa áp lực từ nó. Ví dụ:  Bạn nên chia sẻ thẳng thắn với cấp trên khi áp lực công việc quá lớn, tâm sự với người thân khi áp lực từ phía gia đình quá lớn...

- Tìm niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống: Trồng một chậu hoa nhỏ, nuôi một thú cưng, đọc những cuốn sách hay chính là một trong những cách giải tỏa căng thẳng tốt nhất.

 

Nuôi thú cưng sẽ giúp tinh thần của bạn được thư giãn hơn

Nuôi thú cưng sẽ giúp tinh thần của bạn được thư giãn hơn

 

- Tập lối sống lành mạnh: Hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, tăng cường tập thể dục. Đừng suốt ngày ở trong nhà mà hãy ra ngoài, gặp gỡ bạn bè, làm quen thêm bạn mới… Bạn sẽ cảm thấy tâm trạng trở nên tốt hơn khi thấy bản thân đang ngày càng hoàn thiện.

- Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý: Khi cảm thấy cơ thể không thể tự mình vượt qua căng thẳng, bạn hãy mạnh dạn tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý để nhận được những lời khuyên tốt nhất.

- Dùng sản phẩm giúp giải tỏa căng thẳng, stress hiệu quả chiết xuất từ tự nhiên: Các sản phẩm đó cần có tác dụng giúp giải tỏa lo âu, thư giãn tinh thần, nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm tăng chất lượng giấc ngủ cho bạn.  Một trong những sản phẩm thảo dược đang được rất nhiều bệnh nhân mất ngủ tin tưởng sử dụng hiện nay là BoniSleep + .

 

BoniSleep + - Giải pháp vàng giúp đưa hành trình tìm giấc ngủ ngon về đích

    Để giải quyết mất ngủ do căng thẳng, lo âu, stress, sản phẩm BoniSleep + của Mỹ là giải pháp tối ưu. BoniSleep + có công thức toàn diện, giúp đem lại giấc ngủ ngon, sâu, chất lượng nhờ các thành phần:

- Lactium từ đạm sữa giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh trung ương, giải tỏa lo âu, thư giãn tinh thần hiệu quả.

 

Lactium giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, giải tỏa căng thẳng stress

Lactium giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, giải tỏa căng thẳng stress

 

- Melatonin (hormon tuyến tùng) giúp điều hòa nhịp thức ngủ ngày đêm, giúp chất lượng giấc ngủ tăng lên, hạn chế được tình trạng tỉnh giấc giữa đêm.

- Các thảo dược như cây nữ lang, hoa cúc, lạc tiên, hoa bia giúp trấn tĩnh, an thần, giúp bạn dễ vào giấc ngủ hơn.

- 5-HTP giúp tăng tổng hợp serotonin (serotonin được gọi là hormone hạnh phúc của cơ thể, giúp giảm lo âu, loại bỏ tâm trạng bi quan, chán nản của người mất ngủ).

- GABA giúp làm tăng đáng kể sóng alpha và giảm sóng Beta trên não, có tác dụng thư giãn tinh thần, giảm lo lắng, tăng khả năng miễn dịch, gây ngủ và chống trầm cảm.

- L-theanin giúp tạo ra trạng thái thư giãn sâu và tinh thần tỉnh táo, làm dịu tình trạng căng thẳng.

  Với các thành phần trên, BoniSleep + chính là giải pháp tối ưu giúp bạn lấy lại giấc ngủ ngon, sâu, chất lượng một cách an toàn, không gây tác dụng phụ.

 

Cơ chế tác dụng toàn diện của BoniSleep +

Cơ chế tác dụng toàn diện của BoniSleep +

 

BoniSleep + - Chất lượng được đảm bảo đến tận tay người dùng

   BoniSleep + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới.

    BoniSleep + được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP là j&E International (Mỹ). Nhà máy này áp dụng công nghệ bào chế microfluidizer trong sản xuất. Đây là công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới giúp loại bỏ được nguồn ô nhiễm, tăng độ ổn định của sản phẩm, kéo dài hạn sử dụng và tăng khả năng hấp thu sản phẩm, hiệu quả thu được là cao nhất.

 

BoniSleep +  đã giúp hàng vạn người tìm lại giấc ngủ ngon

  BoniSleep + đã mang lại niềm vui cho hàng vạn người khi đem giấc ngủ ngon quay trở lại với họ.

Bác Đặng Thế Tiều, 70 tuổi, ở Tổ 2, TT Việt Lâm, Thụy Xuyên, Hà Giang, số điện thoại: 033.902.4050

 

Bác Tiều giờ đã yêu đời trở lại khi tối nào cũng ngủ ngon giấc

Bác Tiều giờ đã yêu đời trở lại khi tối nào cũng ngủ ngon giấc

 

    Bác Tiều chia sẻ: “10 năm trước bác bắt đầu bị mất ngủ nặng. Dần dần, bác bị mất ngủ trắng đêm, không chợp mắt được chút nào. Cho dù bác đã nỗ lực chạy chữa nhiều nơi nhưng tình trạng mất ngủ vẫn ngày càng trầm trọng thêm. Về sau, bác còn bi quan đến mức tự chấm dứt cuộc sống của mình vì không thể chịu được nữa, may mà bác được con cháu phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời.”

    “Về sau, bác được một người bạn đưa cho tờ báo đọc. Nhờ đó bác mới biết đến sản phẩm BoniSleep +. Thế là bác mua về uống với liều 4 viên trước khi đi ngủ 30 phút. Không ngờ cả đêm bác đã ngủ được khoảng 5,6 tiếng, giấc ngủ ngon sâu, sáng ngủ dậy thì thấy người vô cùng khoan khoái. Vì ngủ được nên bác đã yêu đời, vui vẻ hơn rất nhiều. Nhìn bác bây giờ chắc không ai tin được là bác đã từng tìm đến cái chết vì mất ngủ đâu”.

 

Chị Lưu Thị Như Ý, 37 tuổi ở số 97 Lê Ngô Các, kp5, phường Tân Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai, điện thoại: 0909.300.996.

 

 Chị Lưu Thị Như Ý, 37 tuổi

Chị Lưu Thị Như Ý, 37 tuổi

 

    Chị Như Ý chia sẻ: “Công việc của chị nhiều áp lực lắm, vì thế mà chị bị mất ngủ triền miên, nhiều đêm chị còn thức trắng. Các triệu chứng mất ngủ ban đêm lặp đi lặp lại khiến chị cảm thấy cái chết có khi còn thoải mái hơn nhiều. Đi khám thì chị được kết luận bị trầm cảm nặng và được kê thuốc tây. Thế nhưng, uống thuốc chị thấy người mệt mỏi lắm, không còn hứng thú, không còn cảm xúc gì với cuộc sống xung quanh cả. Vì thế nên chị quyết tâm bỏ cho dù chỉ cần ngưng là chị bị mất ngủ trắng đêm luôn”.

    “Tình cờ, chị biết đến sản phẩm BoniSleep +, thấy thành phần hoàn toàn từ tự nhiên rất an toàn nên chị mua về dùng thử. Thật không ngờ, sau 2 tuần chị đã ngủ được cả đêm, tuy rằng giấc ngủ chưa ổn định nhưng chị vẫn thấy mừng lắm. Chị dùng thêm thì dần dần giấc ngủ của chị đã sâu hơn, chị ngủ một mạch từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng. Khi tỉnh dậy, chị thấy người rất khỏe khoắn, không hề mệt mỏi như khi dùng thuốc tây y. Vì ngủ được nên cuộc sống của chị đã dần quay trở lại bình thường rồi, chị cảm ơn BoniSleep + nhiều lắm.

   Trên đây là toàn bộ những thông tin về triệu chứng mất ngủ ban đêm và các phương pháp tối ưu giúp giấc ngủ quay trở lại. Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm ra hướng đi cho bệnh mất ngủ của mình. Chúc bạn sớm thành công trong công cuộc tìm lại giấc ngủ ngon sâu và chất lượng.

 

 

XEM THÊM:

 

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

405.000đ

BoniHappy+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc