Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Stress ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào? Cách giảm stress nhanh chóng và hiệu quả

Thứ hai, 26-12-2022 16:37 PM

Mục lục [Ẩn]

 

  Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, cứ 8 người sẽ có 1 người đang “sống chung” với bệnh rối loạn tâm thần. Tại Việt Nam, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng có khoảng 15 triệu người mắc các rối loạn tâm thần thường gặp, trong đó phổ biến nhất là rối loạn lo âu, trầm cảm. Nguyên nhân của vấn đề này phần lớn là do tình trạng stress kéo dài gây ra. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm thần, các chuyên gia còn nhận thấy rằng stress có thể hủy hoại con người nhiều hơn thế nữa. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể về tình trạng này cũng như cách giảm stress nhanh chóng trong bài viết dưới đây nhé!

 

Stress là gì và do nguyên nhân nào gây ra?

   Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng, bao gồm nhiều yếu tố như vật lý, hóa học và phản ứng của cá thể đang cố gắng thích nghi với một sự thay đổi hay áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong.

   Các nguyên nhân gây stress bao gồm:

- Yếu tố từ bên trong:

+ Sức khỏe: Người bệnh gặp vấn đề về sức khỏe như ốm đau, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo khó chữa…

+ Tâm lý: Thường xuyên suy nghĩ những điều tiêu cực, đặt quá nhiều kỳ vọng không thực tế, tự tạo áp lực cho bản thân…

- Yếu tố từ bên ngoài:

+ Sống trong môi trường có nhiều tiếng ồn.

+ Môi trường ô nhiễm khói bụi, giao thông tắc nghẽn…

+ Bất hòa với bố mẹ, người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…

+ Gặp vấn đề về tài chính, công việc hay học tập…

 

Stress có thể gây ra từ bất hòa trong gia đình

Stress có thể gây ra từ bất hòa trong gia đình

 

Stress ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

   Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, stress kéo dài, cơ thể bạn sẽ phải gánh chịu rất nhiều hậu quả, cụ thể:

Stress gây mất ngủ, ảnh hưởng đến não bộ

   Căng thẳng, stress khiến não bộ của bạn phải làm việc, suy nghĩ liên tục, không được nghỉ ngơi, kể cả khi bạn đã ngả lưng. Và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ. Mất ngủ thường xuyên do căng thẳng, stress sẽ làm cho não bộ trở nên kém linh hoạt và minh mẫn, thậm chí có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng.

   Ngược lại, tình trạng mất ngủ cũng khiến căng thẳng, stress trở nên tồi tệ hơn. Chúng như một vòng luẩn quẩn, làm cả 2 trở nên trầm trọng và tiến triển xấu hơn.

 

Stress kéo dài gây mất ngủ và ảnh hưởng đến não bộ

Stress kéo dài gây mất ngủ và ảnh hưởng đến não bộ 

 

Stress gây ảnh hưởng đến tim mạch

   Khi bị căng thẳng, stress, tuyến thượng thận sẽ giải phóng một lượng lớn hormone cortisol, adrenalin và norepinephrine. Những hormone này theo dòng máu đi khắp cơ thể, dễ dàng tới các mạch máu và tim, trong đó:

- Adrenalin khiến tim bạn đập nhanh hơn và tăng huyết áp, nếu kéo dài có thể gây bệnh cao huyết áp.

- Cortisol cũng có thể khiến lớp nội mô hay màng trong của mạch máu hoạt động một cách bất thường. Đây là những bước đầu tiên gây ra chứng xơ vữa động mạch, hình thành huyết khối, gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến các bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim…

Stress gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

   Khi não bộ của bạn nhận được tín hiệu căng thẳng, stress, nó sẽ kích hoạt hệ thần kinh tự chủ. Đây là một hệ thống kiểm soát hoạt động vô thức và điều chỉnh các chức năng của cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Thông qua mạng lưới dây thần kinh này, não của bạn sẽ chuyển thông tin về sự căng thẳng xuống ruột hay hệ thần kinh ruột.

   Lúc này, căng thẳng, stress sẽ ảnh hưởng tới nhịp điệu co bóp tự nhiên của nhu động ruột nhằm tiêu hóa thức ăn trong bụng, thậm chí có thể dẫn tới hội chứng ruột kích thích và khiến ruột của bạn nhạy cảm hơn với acid gây ợ nóng.

   Bên cạnh đó, căng thẳng, stress cũng có thể thay đổi cấu tạo và chức năng của hệ vi sinh đường ruột trong cơ thể.

 

 Căng thẳng, stress làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích

Căng thẳng, stress làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích

 

Stress gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

   Các hormone được tiết ra khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, stress sẽ ảnh hưởng tới tế bào qua nhiều cách. Lúc đầu chúng giúp tế bào chuẩn bị chống lại “kẻ xâm nhập” và chữa lành vết thương. Nhưng khi stress kéo dài, nó lại làm giảm khả năng của một số tế bào miễn dịch, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng và các vết thương lâu lành hơn.

Stress ảnh hưởng đến tinh thần

   Ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần của con người chính là tác hại nghiêm trọng và dai dẳng do stress gây ra. Nếu không có biện pháp chế ngự kịp thời, stress sẽ từng bước làm thui chột khả năng tư duy, trí nhớ, khả năng tự kiểm soát, khiến con người mất niềm tin vào cuộc sống, thậm chí là có nguy cơ trầm cảm.

Stress làm rút ngắn tuổi thọ

   Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng căng thẳng, stress có thể ảnh hưởng tới các telomere- những trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể, trong đó đầu mút của các nhiễm sắc thể có thể đo tuổi thọ của tế bào.

   Telomere bao bọc ở đầu nhiễm sắc thể để DNA có thể sao chép mỗi khi có sự phân bào mà không làm ảnh hưởng đến bộ gen của tế bào và chúng sẽ ngắn đi sau mỗi lần phân bào. Khi telomere trở nên quá ngắn, tế bào không thể phân chia nữa và sẽ chết, từ đó tuổi thọ của con người sẽ giảm sút.

   Ngoài ra, stress còn là thủ phạm gây ra hàng loạt các vấn đề khác như mụn, rụng tóc, rối loạn chức năng tình dục, đau đầu, dễ cáu kỉnh,…

 

Stress là thủ phạm gây ảnh hưởng đến ngoại hình

Stress là thủ phạm gây ảnh hưởng đến ngoại hình

 

   Có thể thấy, stress gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, thường gặp nhất là tình trạng mất ngủ. Do đó, nếu đang bị căng thẳng, stress trong công việc, cuộc sống, các bạn cần tìm giải pháp giải tỏa, xua tan chúng càng sớm càng tốt.

 

Giải pháp giúp giảm stress đơn giản và nhanh chóng

   Để giúp giảm stress, giải tỏa căng thẳng, các bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

- Tập thể dục: Mỗi ngày bạn nên bỏ ra ít nhất 30 phút cho việc tập luyện thể dục (đi bộ, hít thở không khí trong lành, chơi thể thao…) để giúp tinh thần thư thái, thoải mái hơn.

- Phơi nắng: Phơi nắng cũng giúp giải tỏa căng thẳng, stress rất tốt do nó kích thích cơ thể tăng tiết hormon hạnh phúc là serotonin.

 

Phơi nắng vào buổi sáng sớm giúp giảm stress

Phơi nắng vào buổi sáng sớm giúp giảm stress

 

- Bổ sung lợi khuẩn như nấm sữa kefir, sữa chua, dưa cải bắp…: Hệ vi sinh đường ruột là nơi sản sinh 90% lượng serotonin cho cơ thể, serotonin sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, lo lắng, giúp giấc ngủ sâu ngon hơn.

- Đi du lịch: Những thắng cảnh đẹp cùng con người, phong tục, tập quán mới sẽ kích thích trí tò mò và óc quan sát của bạn. Nó là giải pháp tốt nhất để thay đổi tâm trạng chán chường và mệt mỏi sau những ngày tháng stress, căng thẳng.

- Đừng ngần ngại dựa dẫm vào người khác: Khi cảm thấy stress, bạn cần có một chỗ dựa và một người để chia sẻ. Bạn hãy tìm đến những người thân thương nhất để được sẻ chia và nhận lời khuyên của họ. Họ sẽ vỗ về và là “liều thuốc” tốt nhất với bạn.

- Lưu lại những hình ảnh khiến bạn cảm thấy thích thú, những câu nói yêu thương của người thân: Khi căng thẳng, việc xem lại chúng sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần, thoải mái hơn.

 

Lưu lại hình ảnh đẹp khiến bạn cảm thấy thích thú

Lưu lại hình ảnh đẹp khiến bạn cảm thấy thích thú

 

- Sử dụng sản phẩm BoniSleep +: Với những người vừa gặp tình trạng căng thẳng, stress, vừa bị mất ngủ thì ngoài những biện pháp trên, người bệnh cần kết hợp thêm sản phẩm BoniSleep + của Mỹ để có được giấc ngủ sâu, ngon trọn giấc.

 

BoniSleep là gì?

   BoniSleep + tự hào là giải pháp tối ưu giúp cải thiện tình trạng căng thẳng, stress, mang đến giấc ngủ sâu ngon, trọn vẹn nhờ công thức vô cùng toàn diện, bao gồm:

- Lactium: Lactium tác động lên các thụ thể GABA-A của não bộ, giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm dịu những căng thẳng, lo âu, mang đến tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng. Ngoài ra, lactium còn giúp mang đến một giấc ngủ sinh lý tự nhiên, cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ do căng thẳng, stress gây ra.

- 5- Hydroxytryptophan, L- Theanine, GABA: Giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh và não bộ, giảm căng thẳng, lo âu, trầm cảm, khắc phục được vấn đề stress ở người mất ngủ.

- Hormone melatonin, nhân sâm Ấn độ, Rhodiola rosea, cây nữ lang, lạc tiên và hoa bia: Giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc, điều chỉnh lại giấc ngủ sinh lý theo nhịp ngày đêm.

 

Công thức toàn diện của BoniSleep +

Công thức toàn diện của BoniSleep +

 

BoniSleep + - Sản phẩm được ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới

    BoniSleep +  là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, được sản xuất tại hệ thống nhà máy đạt chuẩn GMP cùng công nghệ bào chế microfluidizer – công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới, giúp loại bỏ được nguồn ô nhiễm, sản phẩm ổn định, hạn sử dụng kéo dài và khả năng hấp thu có thể lên tới 100%.

  Đồng thời, Mỹ là thị trường kiểm duyệt thực phẩm chức năng rất gắt gao, nghiêm ngặt, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng tuyệt đối mới được đưa ra thị trường và xuất khẩu ra nước ngoài.

 

Liều dùng BoniSleep ?

   Liều dùng của  BoniSleep + là từ 2-4 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút.

  Sau 10-15 ngày sử dụng, tình trạng mất ngủ sẽ dần được cải thiện. Người bệnh nên dùng đủ liệu trình khoảng 2- 4 tháng để có được giấc ngủ sâu ngon, trọn giấc mỗi đêm.

   Hy vọng qua bài viết trên, quý bạn đọc đã nắm rõ được các tác hại khủng khiếp do căng thẳng, stress gây ra, đồng thời biết thêm những giải pháp giúp giảm stress nhanh chóng và hiệu quả. Mọi thắc mắc khác xin vui lòng liên hệ theo số tổng đài miễn phí 18001044 để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

405.000đ

BoniHappy+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc