Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Olanzapin là thuốc gì? Cách dùng, tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng

Thứ tư, 19-10-2022 15:36 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi bị mất ngủ hoặc gặp các vấn đề khác về tâm thần, người bệnh có thể được bác sĩ kê thuốc olanzapin. Trước khi sử dụng thuốc này, bạn cần nắm được cách dùng, tác dụng phụ, những thông tin cơ bản khác và lưu ý khi sử dụng để thu được hiệu quả cũng như giảm thiểu những tác hại của thuốc. Ở bài viết sau đây, chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả những gì cần biết về loại thuốc này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Olanzapin là thuốc gì?

Olanzapin là thuốc gì?

 

Olanzapin là thuốc gì?

   Olanzapin là một chất chống loạn thần, chống hưng cảm và ổn định tâm trạng được dùng trong điều trị những bệnh lý tâm thần như rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt,... Ngoài ra, thuốc này cũng được kết hợp với các thuốc khác dùng trong điều trị bệnh trầm cảm, mất ngủ. Trong một số trường hợp, olanzapin cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa buồn nôn và nôn do hóa trị.

   Thuốc này có thể làm giảm ảo giác, giúp bạn suy nghĩ rõ ràng và tích cực hơn về bản thân. Bạn sẽ cảm thấy ít bị kích động đồng thời trở nên hoạt bát, vui vẻ hơn trong cuộc sống hàng ngày.

   Olanzapin có dạng viên nén dùng đường uống hoặc bột pha tiêm, dùng đường tiêm bắp.

 

Olanzapin là thuốc gì?

Olanzapin là thuốc gì?

 

Liều dùng olanzapin

Với người lớn:

- Điều trị tâm thần phân liệt: Liều khởi đầu được khuyến cáo cho olanzapin là 10 mg/ngày.

- Giai đoạn hưng cảm: Liều khởi đầu là 15 mg khi dùng đơn độc hoặc 10mg/ngày khi kết hợp với các thuốc khác.

- Rối loạn lưỡng cực: Liều khởi đầu khuyến cáo là 10 mg/ngày.

   Trong thời gian điều trị, dựa trên tình trạng của người bệnh mà liều dùng hàng ngày có thể thay đổi trong khoảng 5 - 20mg/ngày.

 

Liều dùng olanzapin là gì?

Liều dùng olanzapin là gì?

Với trẻ em

   Olanzapin không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi do thiếu dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả.

Với người suy thận và/hoặc gan

   Liều khởi đầu thấp hơn 5 mg được cân nhắc cho bệnh nhân suy gan và/hoặc suy thận. Trong trường hợp người bệnh bị xơ gan (Child-Pugh Class A hoặc B), liều khởi đầu nên là 5 mg và nếu tăng liều thì cần rất cẩn trọng.

 

Cách dùng olanzapin

   Với olanzapin ở dạng tiêm bắp, nhân viên y tế sẽ hòa tan thuốc Olanzapin 10mg bằng nước cất pha tiêm. Thuốc sẽ được sử dụng trong 1 giờ sau khi hòa tan.

   Với olanzapin ở dạng viên nén: người bệnh có thể uống trong bữa ăn hoặc cách xa bữa ăn. Trong trường hợp dùng một nửa viên nén, phải bỏ ngay phần viên còn lại, tuyệt đối không để lại trong vỉ thiếc để sử dụng tiếp.

 

Cách dùng olanzapin là gì?

Cách dùng olanzapin là gì?

 

Tác dụng không mong muốn của olanzapin

   Những tác dụng phụ của olanzapin đã được báo cáo và thống kê về tỷ lệ gặp phải. Nguy cơ được phân theo các mức như sau:

- Rất phổ biến (≥ 1/10)

- Phổ biến (≥ 1/100 đến <1/10)

- Không phổ biến (≥ 1 / 1.000 đến <1/100)

- Hiếm gặp (≥ 1 / 10.000 đến <1 / 1.000).

Các tác dụng phụ cụ thể đó là:

Rất phổ biến: Tăng cân, tình trạng mơ màng, không tỉnh táo, lú lẫn, hạ huyết áp tư thế đứng, làm tăng nồng độ prolactin huyết tương.

Phổ biến: Tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu trung tính, tăng cholesterol, tăng đường huyết, chóng mặt, gặp triệu chứng Akathisia (ngồi không yên), táo bón, khô miệng, tăng men gan, phát ban, đau khớp, rối loạn cương dương và giảm ham muốn tình dục, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, phù nề.

Không phổ biến: Gặp tình trạng quá mẫn, tăng nguy cơ gặp biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, động kinh, giảm trí nhớ, nói lắp, hội chứng chân không yên, huyết khối tĩnh mạch sâu, huyết khối gây thuyên tắc phổi, chảy máu cam, chướng bụng, tăng tiết nước bọt, rụng tóc từng mảng, bí tiểu, tiểu không tự chủ, trễ hoặc mất kinh nguyệt ở phụ nữ.

Hiếm gặp: Giảm tiểu cầu, nhịp tim nhanh, rung thất, đột tử, viêm tụy, viêm gan, tiêu cơ vân.

 

Triệu chứng và cách xử trí khi bị quá liều

Các dấu hiệu và triệu chứng khi quá liều olanzapin

   Có nhiều hơn 10% người dùng quá liều olanzapin gặp phải tình trạng nhịp tim nhanh, kích động/hung hăng, rối loạn nhịp tim, các triệu chứng ngoại tháp khác nhau, và giảm mức độ ý thức từ an thần đến hôn mê.

   Ngoài ra, có <2% người dùng quá liều olanzapin gặp phải tình trạng mê sảng, co giật, ức chế hô hấp, tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp tim, ngừng tim phổi.

   Đã có những báo cáo về tình trạng tử vong khi dùng olanzapin liều 450mg. Nhưng cũng có trường hợp uống với liều 2g đã được cứu sống khi được phát hiện và có biện pháp xử trí kịp thời.

Cách xử trí khi quá liều olanzapin

   Người uống quá liều olanzapin cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được xử trí kịp thời. Không có thuốc điều trị cụ thể cho trường hợp bị quá liều thuốc này. Đồng thời, gây nôn để tống thuốc ra ngoài cũng không được khuyến khích.

   Quy trình xử lý quá liều thuốc olanzapin đó là rửa dạ dày và cho người bệnh uống than hoạt. Than hoạt tính sẽ giúp giảm sinh khả dụng đường uống của olanzapin từ 50 đến 60%. Sau đó, người bệnh sẽ tiếp tục được điều trị triệu chứng và theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe cho đến khi hồi phục hoàn toàn.

 

Các cảnh báo đặc biệt khi sử dụng olanzapin

- Cần cẩn trọng khi sử dụng olanzapin cho những đối tượng sau: Người bị rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ và / hoặc rối loạn hành vi, người bệnh tiểu đường, người có men gan ALT và / hoặc AST tăng cao hoặc có dấu hiệu và triệu chứng của suy gan, người bị giảm bạch cầu trung tính, có tiền sử co giật..

- Khi ngừng olanzapin đột ngột, người bệnh có thể gặp phải tình trạng đổ mồ hôi, mất ngủ, run, lo lắng, buồn nôn hoặc nôn.

- Vì olanzapin có thể gây buồn ngủ và chóng mặt nên bệnh nhân cần thận trọng khi vận hành máy móc, bao gồm cả phương tiện cơ giới.

- Olanzapin được bài tiết qua sữa mẹ. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú không được khuyến khích sử dụng thuốc này. Nếu dùng, người bệnh cần tránh cho con bú trong suốt quá trình điều trị.

- Bệnh nhân chỉ sử dụng olanzapin khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng liều, giảm liều, cũng không ngừng đột ngột thuốc này để tránh những tác dụng phụ.

 

Có nên dùng olanzapin không?

   Có thể thấy, olanzapin gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng. Tuy nhiên, uống thuốc này là cần thiết trong những trường hợp rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt. Khi kê đơn, bác sĩ đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ cho người dùng, người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

   Ngoài ra, khi bệnh nhân có các tình trạng liên quan đến rối loạn thần kinh khác, điển hình là mất ngủ thì họ cần kết hợp thêm các biện pháp thích hợp để bệnh được cải thiện tốt nhất.

   Như trường hợp của anh Châu Ngươn (40 tuổi)  ở 279/11 ấp Mằng Rò, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, anh bị mất ngủ từ năm 2015, bệnh khiến anh luôn trong tình trạng lo lắng, bất an, sợ hãi mọi thứ, nhiều khi anh không kiểm soát được những hành vi của mình. Đi khám, anh được kết luận bị rối loạn lo âu và kê đơn thuốc tây, có cả olanzapin, mirtazapin và sulpirid. Anh uống thì cũng ngủ được khoảng 3- 4 tiếng nhưng toàn thân mệt mỏi, tim đập nhanh, chân tay rã rời, đầu đau như búa bổ, nhiều lúc còn bị quay cuồng chóng mặt đến mức đứng không vững, cả ngày chỉ nằm ở nhà không đi làm được.

 

Anh Châu Ngươn (40 tuổi)

Anh Châu Ngươn (40 tuổi)

 

   Cho đến khi anh kết hợp thêm sản phẩm BoniHappy + của Mỹ, sau 2 lọ anh đã có thể ngủ ngon trở lại, mỗi đêm anh đã ngủ được 6 tiếng ngon sâu, sáng dậy người khỏe khoắn, tinh thần thoải mái. Khi giấc ngủ ổn định được 2-3 tháng thì anh đã giảm được liều thuốc tây. Đầu tiên, anh giảm thuốc sulpirid, sau đến thuốc mirtazapin, 5 tháng sau  anh chỉ còn phải uống ½ viên olanzapin nữa thôi. Bác sĩ bảo cứ tiến triển tốt như vậy thì về sau anh sẽ không cần phải dùng olanzapin nữa”.

 

BoniHappy + mang đến giấc ngủ sâu ngon

BoniHappy + mang đến giấc ngủ sâu ngon

 

BoniHappy + là gì?

   BoniHappy + là sản phẩm giúp ngủ ngon được nhập khẩu từ Mỹ có các thành phần toàn diện như sau:

- Các thành phần giúp an dịu thần kinh, tạo giấc ngủ ngon: Gồm các thảo dược dây tơ hồng, rau diếp khô, cây trinh nữ, hoa lạc tiên, châu mẫu bối, lá đậu phộng.

- Các thành phần giúp phòng ngừa suy nhược thần kinh: GABA, acid L-glutamic. Trong đó, Acid glutamic giúp phòng ngừa và loại bỏ các triệu chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt axit glutamic, gồm mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt. Còn GABA giúp ngăn cản các dẫn truyền căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương.

- Thành phần giúp giảm lo âu, căng thẳng, stress: Vitamin B6 và các nguyên tố vi lượng: Chúng có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh,  giúp ổn định nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, giúp giảm lo âu, stress, căng thẳng.

- L-Arginine, GHRP-2, Shilajit P.E sẽ giúp kích thích tuyến yên trong não tăng tiết hormon tăng trưởng HGH. HGH là hormon chịu trách nhiệm thiết lập lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên của cơ thể.

  Hiệu quả của BoniHappy + đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả nghiên cứu cho thấy: BoniHappy + có tác dụng hỗ trợ cải thiện mất ngủ, tạo giấc ngủ sâu, ngon, phục hồi sức khỏe, hiệu quả tốt và khá rất cao là 86.7% sau 2 tháng sử dụng.

 

Thành phần toàn diện của BoniHappy +

Thành phần toàn diện của BoniHappy +

 

   Đến đây, hy vọng bạn đã biết olanzapin là gì và nắm được cách dùng, tác dụng không mong muốn, những lưu ý khi sử dụng thuốc. Nếu có băn khoăn gì khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

405.000đ

BoniHappy+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc