Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Ngủ hay giật mình do đâu? Cách khắc phục ra sao?

Thứ sáu, 25-11-2022 14:01 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Đôi khi đang ngủ, chúng ta bị giật mình tỉnh giấc mà không rõ nguyên nhân vì sao. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại, không chỉ giấc ngủ bị rối loạn mà còn gây tâm lý lo lắng sợ hãi. Vậy ngủ hay giật mình là do đâu? Cách khắc phục ra sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

 

Ngủ hay giật mình do đâu?

Ngủ hay giật mình do đâu?

 

Ngủ hay giật mình do đâu?

   Ngủ hay giật mình không phải triệu chứng của tình trạng rối loạn hệ thần kinh hay một bệnh lý nào đó mà là sự co giật cơ đột ngột xuất hiện trong vài giờ đầu tiên của giấc ngủ. Nghiên cứu cho thấy, hơn 70% dân số thế giới bị hiện tượng này.

   Ở giai đoạn đầu của giấc ngủ, thông thường các bộ phận trong cơ thể sẽ dần giảm hoạt động, bao gồm cả nhịp tim và hơi thở. Tuy nhiên nếu có yếu tố nào đó làm bạn mệt mỏi thì não bộ sẽ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Nhịp tim và nhịp thở cũng giảm đột ngột, khiến não bộ phản ứng lại bằng một cú giật hóa học dẫn đến hiện tượng tự nhiên bị giật mình khi ngủ.

   Nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ hay giật mình đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Các nhà khoa học cho rằng, nó liên quan đến các yếu tố như:

Tâm lý căng thẳng, stress

   Những áp lực từ công việc, gia đình, tiền bạc khiến bạn rơi vào trạng thái lo lắng, stress. Chính tâm lý này tác động đến hệ thần kinh giải phóng hàng loạt các chất hóa học (adrenalin, cortisol…) để giúp cơ thể thích ứng. Nhưng chính những chất này lại gây rối loạn giấc ngủ, ngủ hay mơ, giật mình tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.

 

 Tâm lý căng thẳng, stress dễ gây giật mình khi ngủ

Tâm lý căng thẳng, stress dễ gây giật mình khi ngủ

 

Thiếu canxi

   Canxi không chỉ giúp xương và răng phát triển tốt mà còn đóng vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh cơ. Chúng hỗ trợ duy trì cân bằng giữa trạng thái ức chế và hưng phấn của vỏ não. Nếu cơ thể thiếu canxi, hoạt động của hệ thần kinh – cơ sẽ bị rối loạn, gây ra hiện tượng ngủ hay giật mình. Ngoài canxi, tình trạng thiếu hụt magie, vitamin B12 cũng dẫn đến hiện tượng đó.

Nằm sai tư thế

   Một tư thế ngủ thoải mái sẽ giúp bạn chìm vào giấc dễ dàng và ngủ sâu ngon hơn. Do vậy, nếu bạn ngủ sai tư thế, não bộ sẽ nhận thức rằng đang có mối nguy hiểm gần kề, khiến bạn ngủ không sâu, hay giật mình và tỉnh giấc.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học

- Sử dụng các chất kích thích vào buổi tối: Các loại rượu bia, trà, cà phê, thuốc lá… đều kích thích não bộ. Do đó, nếu bạn sử dụng chúng vào buổi tối, giấc ngủ sẽ bị rối loạn, khiến bạn khó ngủ, ngủ hay giật mình.

 

Sử dụng các chất kích thích vào buổi tối khiến bạn khó ngủ, ngủ hay giật mình

Sử dụng các chất kích thích vào buổi tối khiến bạn khó ngủ, ngủ hay giật mình

 

- Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Việc xem phim hay đọc chuyện có nội dung ấn tượng mạnh mẽ bằng thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ cũng khiến bạn suy nghĩ, ám ảnh kể cả trong lúc ngủ. Hơn nữa, ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính, tivi… sẽ đánh lừa não bộ, làm thay đổi nhịp sinh học thức- ngủ, khiến nhiều bạn trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc và hay giật mình tỉnh giấc.

- Ăn quá no vào buổi tối: Thói quen ăn quá no vào buổi tối gây cảm giác khó chịu, bí bách,... dẫn đến tình trạng khó ngủ, hay giật mình. 

   Khi có những yếu tố như trên, nguy cơ bạn ngủ hay giật mình sẽ cao hơn so với bình thường. Vậy tình trạng này kéo dài có sao không?

 

Ngủ hay giật mình liên tục mỗi ngày có sao không?

   Nếu chỉ thỉnh thoảng, bạn ngủ bị giật mình và ngủ lại được ngay thì không cần quá lo lắng bởi hiện tượng này là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn ngủ hay giật mình tỉnh giấc, sau đó lại khó ngủ tiếp thì chứng tỏ, bạn đang bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

   Ngủ sâu ngon và đủ giấc là nhu cầu thiết yếu của cơ thể để đảm bảo các bộ phận hoạt động tốt. Vì vậy, khi giấc ngủ bị rối loạn, không chỉ sức khỏe thể chất mà cả tinh thần của bạn cũng bị ảnh hưởng xấu, cụ thể là:

- Cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, giảm sự nhanh nhạy và khả năng giải quyết vấn đề, suy giảm trí nhớ. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và hiệu suất làm việc của bạn. Nếu tiếp tục thiếu ngủ trong thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer.

 

 Ngủ hay giật mình tỉnh giấc, mất ngủ làm giảm khả năng tập trung của não bộ

Ngủ hay giật mình tỉnh giấc, mất ngủ làm giảm khả năng tập trung của não bộ

 

- Suy giảm chức năng hệ miễn dịch và khả năng thanh lọc các chất độc hại ra khỏi cơ thể, khiến bạn dễ bị ốm vặt.

- Gây căng thẳng, hình thành tâm lý chán nản, dễ cáu gắt,... Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tâm thần nghiêm trọng như trầm cảm.

- Đẩy nhanh quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, da dẻ trở nên nhăn nheo, sạm màu, khô và bong tróc, quầng mắt thâm và xuất hiện dấu chân chim sau nhiều đêm ngủ giật mình, không ngon giấc.

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,... các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường.

   Có thể thấy, tình trạng ngủ hay giật mình sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu nó diễn ra liên tục mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể hạn chế tình trạng đó bằng những biện pháp ở phần tiếp theo.

 

Cách khắc phục ngủ hay giật mình

   Để hạn chế tình trạng ngủ hay giật mình, bạn nên:

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

- Bổ sung đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày, nhất là các chất canxi, magie, vitamin B12.

 

Bổ sung đầy đủ canxi sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng ngủ hay giật mình do thiếu khoáng chất này

Bổ sung đầy đủ canxi sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng ngủ hay giật mình do thiếu khoáng chất này

 

- Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường và muối, tăng cường bổ sung chất xơ từ rau xanh, hoa quả.

- Thay đổi những thói quen xấu như: Không ăn quá no và sử dụng chất kích thích vào buổi tối, tắt hết các thiết bị điện tử khi lên giường ngủ, hạn chế thức khuya… 

Giải tỏa căng thẳng, stress

   Để giải tỏa căng thẳng, stress, bạn có thể áp dụng những cách như: Nghe nhạc, đi dạo, ngồi thiền, tắm nước ấm, đọc sách, viết nhật ký… Đồng thời, bạn nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

 

Đọc sách sẽ giúp bạn giải tỏa stress, tinh thần thư giãn hơn

Đọc sách sẽ giúp bạn giải tỏa stress, tinh thần thư giãn hơn

 

   Trong trường hợp tâm lý căng thẳng, stress gây mất ngủ, khiến bạn ngủ hay giật mình, không sâu giấc, dễ tỉnh giấc, bạn cần áp dụng giải pháp như sản phẩm BoniSleep + của Mỹ để tác động đến cả 2 vấn đề đó.

 

BoniSleep + - Giải pháp dành cho người mất ngủ, ngủ hay giật mình do stress

   BoniSleep + là giải pháp tối ưu nhất cho những người bị stress - mất ngủ, ngủ hay giật mình bởi tác dụng đồng thời lên cả hai tình trạng này: Vừa giúp nuôi dưỡng thần kinh não bộ, giải tỏa căng thẳng stress, vừa giúp lấy lại giấc ngủ sâu ngon. Cụ thể:

Cách thành phần giúp giải tỏa căng thẳng, stress

- Lactium (chiết xuất từ đạm sữa) giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh và tái tạo sức sống não bộ, làm dịu những căng thẳng, lo âu. Từ đó, chất này giúp mang đến giấc ngủ sâu ngon tự nhiên, tinh thần thoải mái tràn đầy năng lượng. Hiệu quả của lactium đã được chứng minh ở rất nhiều nghiên cứu, ví dụ như nghiên cứu của nhà khoa học Soken tại Nhật năm 2006 trên 44 người tình nguyện với liều 150mg Lactium/ngày. Kết quả: Sau 4 tuần lactium cho hiệu quả giúp cải thiện 66% giấc ngủ.

- Các vi chất và chất dẫn truyền thần kinh cần thiết cho hoạt động não bộ: Magie giúp giãn cơ, mang lại cảm giác thư thái cùng với GABA, vitamin B6, 5-HTP, L-theanin làm tăng giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh, giúp an dịu thần kinh, giảm căng thẳng, stress, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái.

Các thành phần giúp mang lại giấc ngủ sâu ngon

- Melatonin: Melatonin là hormon tự nhiên trong cơ thể do tuyến tùng tiết ra, có vai trò quan trọng trong việc giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ, điều hòa nhịp sinh học, mang lại cảm giác buồn ngủ vào ban đêm, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ.

- Các loại thảo dược giúp an thần nổi tiếng: Cây nữ lang, hoa bia, hoa cúc, trinh nữ, ngọc trai,… giúp làm an dịu thần kinh, từ đó người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu ngon hơn.

 

Thành phần và tác dụng của BoniSleep + 

Thành phần và tác dụng của BoniSleep +

 

   Nhờ những thành phần ưu việt trên, chỉ cần uống BoniSleep + với liều 2-4 viên trước khi đi ngủ 30 phút, người bệnh sẽ thấy tinh thần thoải mái, cơ thể thư giãn và dễ ngủ, chất lượng giấc ngủ được cải thiện một cách rõ rệt.

   Sau khi bệnh mất ngủ do stress đã ổn định, bạn hoàn toàn có thể giảm liều dần BoniSleep +  mà vẫn duy trì được giấc ngủ ngon và sâu, cơ thể sảng khoái, tràn đầy năng lượng.

 

Cách dùng BoniSleep

   Người bị mất ngủ, ngủ trằn trọc, không sâu giấc, hay giật mình trong đêm chỉ cần uống 2-4 viên BoniSleep + trước khi đi ngủ nửa tiếng, sau 1-2 tuần sẽ thấy giấc ngủ được cải thiện một cách rõ rệt. Khi giấc ngủ được cải thiện, bạn có thể giảm dần liều và ngừng sử dụng BoniSleep + mà giấc ngủ vẫn được duy trì.

   Đến đây, hy vọng bạn đã biết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng ngủ hay giật mình. Nếu tình trạng này do stress - mất ngủ gây ra, sử dụng BoniSleep + của Mỹ là giải pháp hữu hiệu nhất giúp đẩy lùi cả hai vấn đề đó, mang giấc ngủ sâu ngon trở lại với bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

405.000đ

BoniHappy+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc