Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Để hết mất ngủ, bạn cần nắm được những điều này

Thứ ba, 24-03-2020 15:15 PM

Mục lục [Ẩn]

 

Ăn được ngủ được là tiên! Bạn sẽ thấm thía điều này hơn bao giờ hết khi trải qua chuỗi ngày mất ngủ dai dẳng. Bởi chỉ cần không ngủ được một đêm, bạn đã cảm nhận rõ cảm giác “thèm ngủ” là như thế nào. Còn khi không ngủ được dài ngày, trong đầu bạn sẽ luôn ám ảnh với câu hỏi làm thế nào để có thể ngủ lại được? Tất cả câu trả lời có trong bài viết sau đây, đọc để tìm cho mình một hướng đi tốt nhất nhé!

 

Làm thế nào để ngủ được?

Làm thế nào để ngủ được?

 

Tình trạng mất ngủ của bạn đang ở mức độ nào?

Khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ bị tỉnh giấc, ngủ dậy thấy người mệt mỏi, uể oải là những biểu hiện của bệnh mất ngủ. Bệnh được đánh giá nặng nhẹ dựa trên:

  • Thời gian ngủ ngắn (1-2 tiếng) hay mất ngủ trắng đêm?
  • Thời gian từ khi đi ngủ đến khi ngủ được dài hay ngắn?
  • Dễ bị thức giấc hay không?
  • Ngủ có bị mộng mị hay không?
  • Tỉnh dậy người mệt mỏi như thế nào?

Dựa trên thời gian bị mất ngủ, bệnh được chia thành:

  • Mất ngủ thoáng qua: người bệnh bị mất ngủ dưới 1 tháng
  • Mất ngủ mạn tính: người bệnh bị mất ngủ nhiều hơn 3 đêm/1 tuần, tình trạng đó kéo dài hơn 1 tháng.

Mất ngủ thoáng qua thường không cần điều trị mà chỉ cần thay đổi lối sống. Mất ngủ mạn tính cần có phương pháp thích hợp, loại bỏ nguyên nhân kết hợp với nuôi dưỡng não bộ, nuôi dưỡng hệ thần kinh thì mới lấy lại được giấc ngủ bình thường. 

 

Mất ngủ thoáng qua dễ bị chuyển thành mất ngủ mạn tính

Mất ngủ thoáng qua dễ bị chuyển thành mất ngủ mạn tính

 

Nguyên nhân mất ngủ

Một người mất ngủ, khó ngủ có thể do gặp 1 hoặc nhiều nguyên nhân sau đây:

  • Do mắc một số bệnh ảnh hưởng đến giấc ngủ: Các bệnh nội tiết (cường giáp, tiểu đường, ...), bệnh gây đau dai dẳng (sỏi thận, gút, thoái hóa khớp…), bệnh thần kinh (rối loạn lo âu, loạn thần, hưng cảm, trầm cảm…), bệnh tiêu hóa (rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, loét dạ dày…), rối loạn tiểu tiện (tiểu đêm, bí tiểu, són tiểu…)
  • Do những biến đổi tự nhiên của cơ thể như tuổi già (giảm tiết hormon quan trọng của giấc ngủ là HGH), dậy thì, mãn kinh, mang thai…
  • Do tác động từ môi trường: ánh sáng quá mạnh hoặc tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi ngủ, không khí quá khô hoặc quá ẩm, môi  trường xung quanh ồn ào, phòng ngủ quá bí, quá nóng hoặc quá lạnh,
  • Do thói quen sinh hoạt: dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ, thường xuyên ăn đêm, không tập thói quen ngủ đúng giờ....
  • Stress kết hợp với việc thức khuya chăm con là nguyên nhân mất ngủ ở phụ nữ có thai.

 

Dùng thiết bị điện tử ảnh trước khi ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ

Dùng thiết bị điện tử ảnh trước khi ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ

 

Mất ngủ nguy hiểm như thế nào?

Tác hại của mất ngủ có thể được cảm nhận rõ ràng chỉ sau một đêm mất ngủ. Khi mất ngủ kéo dài người bệnh sẽ gặp thêm rất nhiều nguy cơ về sức khỏe, tâm lý và sắc đẹp.

Mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe

  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Ngủ không đủ giấc làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim và các bệnh mạch vành, đột quỵ do tim phải làm việc với cường độ cao liên tục, dần dần trở nên mệt mỏi.
  • Khiến người bệnh đối mặt ung thư: mất ngủ gây tổn thương ADN và khả năng tự sửa chữa gen của cơ thể, làm thay đổi cấu trúc căn bản của gen, ảnh hưởng đến quá trình nhân lên và hoạt động của tế bào. Ngoài ra, ở người bệnh mất ngủ, lượng melatonin được tiết ra bị sụt giảm rõ rệt, hormon này ngoài tác dụng điều chỉnh giấc ngủ theo nhịp sinh lý còn có liên quan đến sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.
  • Tỷ lệ tiểu đường tuýp 2 tăng cao ở người bệnh mất ngủ: mất ngủ làm ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng chuyển hóa của cơ thể, trong đó có chuyển hóa đường, gây tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường lại tác động ngược lại, gây mất ngủ. Cứ như vậy tạo thành vòng xoáy bệnh lý khiến cả 2 bệnh đều khó được cải thiện

 

Mất ngủ làm tăng nguy cơ gây ung thư

Mất ngủ làm tăng nguy cơ gây ung thư

 

Mất ngủ tác động tiêu cực đến tâm lý

Mất ngủ gây thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều chỉnh tâm trạng khiến người bệnh khó kiềm chế được cảm xúc, giảm cảm giác hạnh phúc, giảm tin tưởng vào mọi thứ, tăng tình trạng lo lắng, suy nghĩ tiêu cực. Lâu dần dẫn đến nguy cơ bị hoang tưởng, thần kinh bị suy nhược, rối loạn lo âu, trầm cảm.

Ngược lại, trầm cảm cũng gây mất ngủ, khiến bệnh mất ngủ trở nên trầm trọng hơn. Hai bệnh này tác động qua lại tạo thành một vòng xoáy bệnh lý khiến việc chữa bệnh lâm vào ngõ cụt.

Mất ngủ ảnh hưởng đến sắc đẹp

Người bệnh dễ bị tăng cân do mất ngủ gây tăng hormon kích thích sự thèm ăn là Ghrelin và Leptin. Ăn đêm nhiều hơn trong khi lượng calo không thể tiêu hao làm tăng tích mỡ thừa. Mất ngủ làm thúc đẩy quá trình lão hóa, làm nếp nhăn hình thành sớm hơn, da tiết nhiều bã nhờn hơn, làm giảm thần sắc, cơ thể thiếu sức sống và có các quầng thâm ở mắt.

 

Mất ngủ đẩy nhanh tốc độ lão hóa

Mất ngủ đẩy nhanh tốc độ lão hóa

 

Bệnh mất ngủ có chữa được không?

Bệnh mất ngủ có thể được cải thiện hoàn toàn nếu người bệnh có phương pháp phù hợp và kịp thời. Trước hết là giải quyết các nguyên nhân liên quan đến thói quen và môi trường ngủ. Với những nguyên nhân bệnh lý, cần kết hợp điều trị mất ngủ và điều trị các bệnh đó, đặc biệt là các bệnh liên quan đến tâm lý. Với những nguyên nhân khách quan như tuổi già, cần tác động bổ sung hormon tăng trưởng bị thiếu hụt, cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh...

Các thuốc an thần gây ngủ và tác hại khôn lường

Khi bị mất ngủ, người ta thường nghĩ đến việc dùng thuốc an thần gây ngủ để nhanh chóng ngủ lại được. Tuy nhiên, bạn có thể thấy, để mua được những loại thuốc này khá khó bởi chúng đều thuộc danh mục các thuốc độc bảng A, bảng B, phải được kê đơn bởi bác sĩ, không được tự ý dùng. Nguyên nhân là do chúng có rất nhiều các tác dụng không mong muốn như:

  • Gây “nghiện”: khi dừng đột ngột sẽ dẫn gây các triệu chứng của hội chứng cai thuốc: “nôn nao, thức trắng đêm, tâm thần rối loạn”. Vì thế thường phải giảm liều từ từ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, nếu không  sẽ có những hậu quả rất nặng nề.
  • Gây nhờn thuốc: Càng về sau, tác dụng càng giảm khiến người bệnh phải tăng liều hoặc đổi sang thuốc có tác dụng mạnh hơn, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn.
  • Thuốc tây làm ức chế thần kinh, khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải, không tỉnh táo, đau nặng đầu sau khi thức dậy. Khi dùng một thời gian dài, thần kinh bị suy nhược có thể dẫn đến loạn thần, trầm cảm.
  • Suy giảm chức năng gan thận, đặc biệt khi dùng với một số thuốc và đồ uống có cồn.
  • Rất nguy hiểm khi quá liều: khi bị quá liều, người bệnh sẽ bị mất điều hòa vận động, buồn ngủ, khó thở, yếu cơ, ngủ sâu, hạ huyết áp, loạn nhịp tim. Nặng có thể dẫn đến hôn mê, ức chế tuần hoàn, ức chế hô hấp và ngưng thở, hôn mê và cuối cùng là tử vong.

 

Thuốc ngủ gây giấc ngủ ép, nhiều tác dụng phụ

Thuốc ngủ gây giấc ngủ ép, nhiều tác dụng phụ

 

Cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

Để lấy lại giấc ngủ mà không phải đối mặt với các tác dụng phụ của thuốc tây, người bệnh cần kết hợp các biện pháp sau:

  • Điều trị các bệnh lý gây mất ngủ.
  • Tập đi ngủ đúng giờ, thức dậy vào cùng một thời điểm trong ngày. Không ngủ ngày quá nhiều. Ngủ trưa nên giới hạn trong khoảng 30 -45 phút.
  • Không dùng các chất kích thích thần kinh trung ương (rượu, chè đặc, cà phê,... ) vào buổi chiều tối.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp.
  • Không ăn quá no, hoặc ăn nhiều chất quá mặn, quá ngọt, thức ăn khó tiêu vào bữa tối. Không nên ăn trước khi đi ngủ.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh tạo áp lực cho bản thân, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện, ăn uống,… hợp lý.
  • Tập thể dục đều đặn hàng ngày, nên tập các môn làm giải tỏa căng thẳng như yoga, ngồi thiền, luyện khí công, đi bộ…
  • Không sử dụng điện thoại hay máy tính, tivi trước khi đi ngủ. Không đọc truyện, xem phim hay các chương trình kích thích mạnh vào buổi tối.

 

Cafe với bạn bè giúp tinh thần thoải mái, từ đó góp phần cải thiện giấc ngủ

Cafe với bạn bè giúp tinh thần thoải mái, từ đó góp phần cải thiện giấc ngủ

 

  • Dùng thảo dược tự nhiên: Trước những tác dụng bất lợi mà thuốc tây mang lại thì thảo dược tự nhiên là giải pháp tối ưu cho người mất ngủ. Có nhiều loại thảo dược có tác dụng trấn tĩnh, gây ngủ, nuôi dưỡng thần kinh được áp dụng trong y học từ xưa như lạc tiên, cúc hoa, dây tơ hồng, bối mẫu…Những thảo dược này có ưu điểm không gây nhờn, không gây lệ thuộc, không gây hại gan thận, giúp giảm giảm căng thẳng thần kinh, giảm lo âu trầm cảm, giảm stress, từ đó giúp con người vào giấc ngủ nhẹ nhàng nhất

 

Để có giấc ngủ trọn vẹn nhất, cần biết những điều này

Giải quyết mất ngủ mạn tính - không đơn giản chỉ là thay đổi lối sống và môi trường

Yếu tố then chốt gây nên tình trạng mất ngủ dai dẳng ở người già, người mất ngủ mạn tính đó là sự thiếu hụt hormon tăng trưởng (HGH). Đây là hormon có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơ quan và chức năng trong cơ thể, cải thiện chức năng não và thiết lập lại giấc ngủ sinh lý.

Càng lớn tuổi, khả năng tiết hormon này của cơ thể càng kém (Giảm đến 80% ở tuổi 61 so với ngày còn 21 tuổi). Mất ngủ cũng làm hormon này bị suy giảm do quá trình tiết HGH diễn ra khi cơ thể ở trạng thái ngủ say trong khoảng từ 10h đêm đến 2h sáng. Người bệnh mất ngủ không ngủ say trong khoảng thời gian đó nên giảm tiết hormon này. Thiếu hormon HGH, tình trạng mất ngủ ngày càng trầm trọng hơn, tạo thành vòng xoáy bệnh lý rất khó điều trị.

Ngày nay, có rất nhiều chiết xuất từ thảo dược tự nhiên có tác dụng kích thích cơ thể tiết HGH, từ đó bổ sung lượng hormon bị thiếu hụt, mang giấc ngủ sâu ngon quay trở lại.

 

Người già thiếu hụt hormon tăng trưởng GH gây mất ngủ

Người già thiếu hụt hormon tăng trưởng GH gây mất ngủ

 

Nuôi dưỡng hệ thần kinh - nguyên tắc trong giải quyết mất ngủ do stress

 

Khi bị stress, một giấc ngủ ép bằng những thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương sẽ có chất lượng kém, gây hại nghiêm trọng cho tế bào thần kinh. Thay vào đó,  cần có phương pháp giúp nuôi dưỡng não bộ , giúp thư giãn, giải tỏa stress, tái tạo sức sống của não bộ, từ đó đem giấc ngủ sinh lý tự nhiên quay trở lại.

Lactium là một chất được tinh chế từ đạm sữa, được chứng minh bằng các thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn với tác dụng nuôi dưỡng hệ thần kinh, tái tạo sức sống não bộ, làm dịu những căng thẳng, lo âu, mang đến một giấc ngủ sinh lý, tự nhiên, tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng.

Trong đó, nghiên cứu của nhà khoa học Soken ở Nhật Bản tiến hành trên 44 người tình nguyện, sử dụng lactium với liều 150mg trong 4 tuần, kết quả cho thấy giấc ngủ được cải thiện đến 66%.

 

Lactium chiết xuất từ đạm sữa giúp nuôi dưỡng não bộ, giải tỏa căng thẳng, stress

Lactium chiết xuất từ đạm sữa giúp nuôi dưỡng não bộ, giải tỏa căng thẳng, stress

 

BoniHappy - Trợ thủ đắc lực giúp tìm lại giấc ngủ trọn vẹn

BoniHappy được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ, là giải pháp tuyệt vời cho người bệnh mất ngủ mạn tính.

Sản phẩm chứa L-Arginine và GHRP-2 (Growth hormone-releasing peptide-2), là các acid amin được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, kích thích tuyến yên tăng tiết hormon tăng trưởng (HGH), từ đó bổ sung hormon bị thiếu hụt do tuổi tác hoặc do mất ngủ lâu ngày. Ngoài ra, BoniHappy còn có sự kết hợp của các thành phần:

  • Bột ngọc trai, lạc tiên, cây xấu hổ, hạt cây tơ hồng, rau diếp khô, lá đậu phộng có tác dụng an dịu thần kinh, giúp người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • GABA đảm bảo duy trì sự hoạt động bình thường của não bộ đặc biệt là các neuron thần kinh, ngăn cản các dẫn truyền căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương.
  • Acid glutamic giúp cải thiện hiệu quả chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt acid glutamic, trong đó có chứng mất ngủ.
  • Magie và kẽm: giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh, ổn định nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, giảm stress, căng thẳng.

 

BoniHappy - trợ thủ đắc lực để tìm lại giấc ngủ ngon

BoniHappy - trợ thủ đắc lực để tìm lại giấc ngủ ngon

 

Tác dụng của BoniHappy đã được kiểm chứng lâm sàng tại tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội. Kết quả cho thấy, BoniHappy có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, tạo giấc ngủ sâu và ngon, cải thiện và phục hồi sức khỏe. Hiệu quả sau kiểm chứng lâm sàng đạt 86.7%.

Kết quả kiểm chứng lâm sàng của sản phẩm BoniHappy

Kết quả kiểm chứng lâm sàng của sản phẩm BoniHappy

 

BoniSleep - hết căng thẳng mệt mỏi, nuôi dưỡng não bộ, giấc ngủ ngon tự động quay trở lại

 

BoniSleep cũng được sản xuất tại Canada và Mỹ, dành cho bệnh nhân mất ngủ do căng thẳng, stress. Sản phẩm giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, tinh thần thư thái, thoải mái hơn nhờ thành phần: Lactium từ đạm sữa và L- theanin chiết xuất từ lá trà xanh. Hai chất này giúp người bệnh đi vào giấc ngủ không phải theo cơ chế ức chế thần kinh trung ương như thuốc tây mà tác động  giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh trung ương, giải tỏa lo âu, từ đó loại bỏ được nguyên nhân gây mất ngủ, đem lại giấc ngủ sinh lý. Ngoài ra, BoniSleep còn chứa:

  • Melatonin: Làm tăng chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ sâu ngon và hạn chế tình trạng tỉnh giấc giữa đêm.
  • Các vị thuốc đông y như cây nữ lang, hoa cúc, lạc tiên, hoa bia, ngọc trai giúp trấn tĩnh, an thần.
  • 5-HTP giúp tăng tổng hợp serotonin; GABA làm tăng đáng kể sóng alpha và giảm sóng Beta trên não, có tác dụng thư giãn tinh thần, giảm lo lắng, tăng khả năng miễn dịch, gây ngủ và chống trầm cảm.

Các thành phần kết hợp với nhau đem đến giấc ngủ trọn vẹn nhất cho người bệnh.

BoniSleep mang giấc ngủ tự nhiên quay trở lại

BoniSleep mang giấc ngủ tự nhiên quay trở lại

 

BoniHappy - mở ra lối thoát trước ngõ cụt mang tên mất ngủ mạn tính

Khi mất bị bệnh mất ngủ đeo bám, người bệnh như bị dồn vào ngõ cụt khi càng cố gắng tìm cách càng cảm thấy vô ích vì chưa giải quyết được nguyên nhân then chốt là thiếu hụt hormon tăng trưởng. Từ ngày dùng BoniHappy, giấc ngủ đã quay trở lại một cách tự nhiên nhất với những người mất ngủ lâu năm

Cô Phạm Thị Ngọc, 56 tuổi ở khu 1, Xuân Quang, Tam Nông, Phú Thọ, số điện thoại: 0379.027.163

 

Cô Ngọc đã chấm dứt 6 năm dài mất ngủ nhờ BoniHappy

Cô Ngọc đã chấm dứt 6 năm dài mất ngủ nhờ BoniHappy

 

Cô bị mất ngủ do trông người nhà ốm từ hơn 6 năm trước, không ngày nào cô ngủ được trọn vẹn cả đêm, thậm chí có khi trắng đêm không chợp mắt được phút nào khiến cô rất mệt mỏi. Cô dùng Bonihappy đến lọ thứ 4 thì thời lượng tăng lên được từ 10h tới 2 giờ sáng, tới lọ thứ 6 cô ngủ được 6 tiếng. Hài lòng vì giấc ngủ của mình, cô bắt đầu giảm liều từ 4 viên xuống còn 2 viên/ngày và duy trì tới giờ để ổn định giấc ngủ và tăng cường sức khỏe.

 

Cô Phạm Thị Sứ, 58 tuổi, chủ quán café Việt  ở thị trấn An Lão, Thôn Phú Xá, Cầu Vàng 1, huyện An Lão, Hải Phòng, số điện thoại: 0919.221.458

Cô Sứ đã ngủ ngon, sâu, không mộng mị nhờ BoniHappy

Cô Sứ đã ngủ ngon, sâu, không mộng mị nhờ BoniHappy

 

Cô bị mất ngủ từ năm 2015,  ngày nào cô cũng chỉ ngủ mơ màng, không sâu và hay bị tỉnh giấc, có khi còn trắng đêm không ngủ, dùng thuốc tây bác sĩ kê thì da của cô bị xám hết lại, người quắt đi chỉ còn da bọc xương nên cô không dùng nữa. Dùng BoniHappy được 3 lọ với liều 4 viên/ngày, mặc dù giấc ngủ chưa được trọn vẹn nhưng cô đã ngủ được khoảng 4-5 tiếng mỗi đêm. Được 6 lọ cô đã ngủ được trọn vẹn 7 tiếng, giấc ngủ sâu, ngon, không mộng mị, không bị thức giấc lần nào, sáng dậy thấy người khỏe khoắn, thoải mái. Không chỉ vậy, cô thấy da dẻ hồng hào, thấy người khỏe hơn rất nhiều. Sau khi đã ngủ ngon, cô giảm liều dần và tới giờ không cần dùng nữa mà cô vẫn ngủ ngon cả đêm.

BoniSleep - giải tỏa stress, đem giấc ngủ tự nhiên quay trở lại

Nhiều người bệnh đã thành công và chia sẻ quá trình thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn giữa stress và mất ngủ, lấy lại được giấc ngủ tự nhiên.

Chị Đinh Thị Thu Thủy, 41 tuổi ở Thôn Ngọc Trúc, xã Minh Hoàng, huyện Phù Cừ, Hưng Yên, số điện thoại: 0984.673.011

 

Chị Thủy đã từng có ý định tự tự khi bị mất ngủ và stress hành hạ

Chị Thủy đã từng có ý định tự tự khi bị mất ngủ và stress hành hạ

 

Chị bị mất ngủ tử năm 2014 do bệnh đại tràng trở nặng. Chị mất ngủ trắng đêm, không chợp mắt được dù chỉ là một phút. Vì mất ngủ rất khổ sở nên chị đã chạy chữa khắp nơi. Thế nhưng, dùng thuốc đông y thì không có tác dụng, dùng thuốc tây ngủ được nhưng chị rất mệt, đầu óc mụ mẫm, tới mức chị có ý định tự tử. Biết đến và dùng BoniSleep như một phép màu với chị. Thời gian đầu chị dùng cùng thuốc tây, sau 5 tháng chị bỏ hoàn toàn thuốc tây mà vẫn ngủ được từ 10 giờ tối tới 5 giờ sáng, giấc ngủ sâu, ngon, không mộng mị, không tỉnh giấc giữa đêm, sáng dậy thấy người khỏe khoắn, tinh thần thoải mái.

Chú Nguyễn Đại Phong, 63 tuổi, ở thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, số điện thoại: 0942.043.345

 

Sau 10 năm mất ngủ, chú Phong đã tìm lại được giấc ngủ ngon sâu nhờ BoniSleep

Sau 10 năm mất ngủ, chú Phong đã tìm lại được giấc ngủ ngon sâu nhờ BoniSleep

 

Chú bị mất ngủ cách đây hơn 10 năm, do nhiều bệnh trong người từ thoái hóa cột sống cổ, gai cột sống, đau vai gáy… Hôm nào chú ngủ nhiều thì được 1 tiếng, không thì trắng đêm. Vì vậy nên lúc nào chú cũng thấy người vô cùng mệt mỏi. Vì thế nên chú tìm đủ mọi cách để lấy lại giấc ngủ, từ các cách trị mất ngủ dân gian đến thuốc ngủ tây y, tất cả đều không đem lại kết quả gì. Chú chuyển sang dùng BoniSleep, chỉ sau hộp thứ 2, chú ngủ được tầm 3-4 tiếng, dùng được hơn 3 tháng chú ngủ được 6-7 tiếng mỗi đêm. Chú ngủ ngon và sâu, sáng dậy thoải mái, nhẹ nhàng, buổi trưa chú cũng ngủ được 30 phút tới 1 tiếng, điều mà 10 năm liền chú không làm được.

BoniSleep và BoniHappy được nhiều bác sĩ đầu ngành khuyên dùng

GS.TS Bác sĩ CK II Phạm Hưng Củng, nguyên vụ trưởng vụ y học cổ truyền – Bộ Y tế – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội TPCN Việt Nam cho biết: “Để giải quyết tình trạng mất ngủ, điều quan trọng nhất đó là giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Như vậy, giấc ngủ đem lại mới được trọn vẹn nhất.

Gần đây, nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân gây mất ngủ mạn tính là do thiếu hụt hormon tăng trưởng (HGH) . Trước đây, vì không biết điều này nên việc bệnh mất ngủ mạn tính, mất ngủ ở người cao tuổi không được cải thiện triệt để dù đã loại bỏ tất cả các nguyên nhân khác như môi trường, lối sống, bệnh lý, stress…

Vì vậy, tôi luôn lựa chọn những sản phẩm có tác dụng kích thích cơ thể tăng tiết hormon HGH cho bệnh nhân mất ngủ lâu ngày và bệnh nhân cao tuổi bị mất ngủ. Chính vì vậy mà tất cả các bệnh nhân đều tìm lại được giấc ngủ của mình một cách đơn giản và nhẹ nhàng nhất.

Còn với mất ngủ do stress, tôi lựa chọn BoniSleep bởi công thức toàn diện, giúp nuôi dưỡng não bộ, hệ thần kinh, giúp giải tỏa căng thẳng lo âu, đem lại cảm giác thư thái cho người bệnh, từ đó giấc ngủ tự động quay trở lại mà không phải ép ngủ như thuốc an thần tây y. Ngoài ra, tôi thấy sản phẩm này kết hợp rất nhiều các thảo dược khác,bổ trợ tác dụng cho nhau, làm tăng cường tác dụng an dịu thần kinh của sản phẩm. Thực tế, bệnh nhân thường đến khám với tâm trạng lo âu, tinh thần rối loạn, sau khi dùng BoniSleep, tất cả bệnh nhân đều có tinh thần rất tốt, thần sắc tốt hơn và vui vẻ hơn rất nhiều”.

 

Bài viết trên đã đưa ra các những thông tin cần biết về bệnh mất ngủ, đưa ra giải pháp tối ưu cho người bệnh. Hy vọng bài viết là những gì bạn đang tìm kiếm, chúc bạn sớm tìm lại được giấc ngủ sâu ngon, chất lượng.

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

405.000đ

BoniHappy+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc