Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh tiểu đường type 2 khác tiểu đường type 1 như thế nào? Bí quyết cải thiện bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả

Thứ tư, 11-11-2020 10:37 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Nhiều người bệnh khi được chẩn đoán tiểu đường type 2 thường rất lo lắng về bệnh tình của mình vì nghĩ rằng tiểu đường type 2 nặng hơn tiểu đường type 1. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết bệnh tiểu đường type 2 khác tiểu đường type 1 như thế nào và bỏ túi ngay bí quyết giúp cải thiện bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả nhé.

 

Bệnh tiểu đường type 2 khác tiểu đường type 1 như thế nào?

Bệnh tiểu đường type 2 khác tiểu đường type 1 như thế nào?

 

Bệnh tiểu đường có mấy type?

  Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm là tăng glucose huyết cao hơn mức bình thường, xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh hoặc sản sinh rất ít insulin hoặc khi cơ thể giảm nhạy cảm với insulin (hay còn gọi là đề kháng insulin). Bệnh tiểu đường được phân loại thành 3 dạng chính, bao gồm:

- Tiểu đường type 1: Do tế bào beta tụy bị phá hủy, dẫn đến thiếu hụt insulin tuyệt đối, chiếm khoảng 10% số người mắc bệnh.

- Tiểu đường type 2: Do giảm chức năng của tế bào beta đảo tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin, chiếm khoảng 90%  số người mắc bệnh.

- Tiểu đường thai kỳ: Là bệnh tiểu đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về bệnh tiểu đường type 1 và type 2 trước đó.

 

Bệnh tiểu đường type 2 khác tiểu đường type 1 như thế nào?

   Thực tế có nhiều bệnh nhân lầm tưởng tiểu đường type 2 nặng hơn tiểu đường type 1 và có những lo lắng quá mức khi được các bác sĩ chẩn đoán mắc tiểu đường type 2. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 chỉ là cách phân loại theo nguyên nhân và có những điểm khác biệt như sau:

  

Đặc điểm

Tiểu đường type 1

Tiểu đường type  2

Nguyên nhân gây bệnh

Do tế bào beta đảo tụy bị phá hủy dẫn đến thiếu hụt insulin tuyệt đối

Liên quan đến đề kháng insulin và rối loạn tiết insulin

Đặc điểm khởi phát bệnh

Khởi phát bệnh đột ngột, cấp tính với các triệu chứng rầm rộ như tiểu nhiều, khát nhiều, gầy nhiều...

Bệnh khởi phát từ từ, phát hiện bệnh thường có tính tình cờ

Tuổi mắc bệnh

Thường xuất hiện ở người trẻ, thanh thiếu niên (<30 tuổi)

Thường gặp ở người >30 tuổi

Thể trạng người bệnh

Thể trạng trung bình hoặc gầy

Thể trạng thường béo

Nhiễm ceton

Dễ có nhiễm toan ceton

Ít có nhiễm toan ceton

Điều trị

Bắt buộc dùng insulin

Thay đổi lối sống, thuốc uống và/ hoặc insulin

Yếu tố gia đình

Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường và/hoặc các bệnh tự miễn khác

Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường

 

 

   Trên đây là những khác biệt cơ bản của bệnh tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Cả bệnh tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 đều nguy hiểm nếu người bệnh không kiểm soát được đường huyết ổn định ở mức an toàn. Nếu đường huyết thường xuyên tăng cao kéo dài hoặc dao động lên xuống thất thường có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh như tê bì chân tay, bệnh võng mạc mắt, bệnh lý bàn chân, suy thận, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,...

 

Điều trị bệnh tiểu đường type 2 như thế nào?

 

Điều trị bệnh tiểu đường type 2 như thế nào?

Điều trị bệnh tiểu đường type 2 như thế nào?

 

   Theo các chuyên gia, điều trị bệnh tiểu đường type 2 cần kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp không dùng thuốc và các biện pháp dùng thuốc, cụ thể như sau:

Biện pháp không dùng thuốc

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

- Giảm lượng đường, tinh bột bằng cách hạn chế ăn các loại thức ăn như bánh, kẹo, nước ngọt, gạo, phở, miến,...

- Hạn chế ăn các loại chất béo bão hòa như mỡ động vật, nên ăn các loại dầu thực vật có chứa các chất béo chưa bão hoà như dầu olive, dầu đậu nành, dầu hướng dương...

- Tăng cường chất đạm từ các loại cá, thịt nạc trắng,... hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt chó, thịt bò,... do trong thịt đỏ có chứa nhiều cholesterol không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

- Tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả ít ngọt như cải bắp, súp lơ, bơ, táo, cam, bưởi, thanh long, ổi…

 

Hoa quả ít ngọt tốt cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Hoa quả ít ngọt tốt cho bệnh nhân tiểu đường type 2

 

Thay đổi lối sống

- Vận động thể chất đều đặn hàng ngày: Nên luyện tập thường xuyên những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như: Đi bộ, chạy bộ, tập yoga, đạp xe,… khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần, không nên nghỉ luyện tập 2 ngày liên tiếp.

- Giảm cân 5 % trọng lượng cơ thể nếu thừa cân, kiểm soát số đo vòng bụng hợp lý là dưới 80cm với nữ và dưới 90cm với nam.

Biện pháp dùng thuốc

  Tại Việt Nam, một số nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường hiện nay là:

- Nhóm biguanid: Metformin

- Nhóm Sulfonylurea:

+ Thế hệ I: Tolbutamid, Acetohexamide, Chlorpropamide....

+ Thế hệ II: Glyburide/glibenclamide, Gliclazide, Glimepiride, Glipizide được ưa dùng hơn các thuốc thế hệ I.

- Nhóm ức chế enzym alpha-glucosidase: Acarbose

- Nhóm Glinides: Repaglinide

- Nhóm ức chế enzyme DPP-4 (Dipeptidyl peptidase-4): Sitagliptin, Saxagliptin, Vildagliptin,...

- Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1: Liraglutide

- Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2: Dapagliflozin

- Insulin: gồm 4 loại tác dụng nhanh, tác dụng chậm, tác dụng bán chậm, loại phối hợp.

Tùy thuộc vào mức đường huyết cũng như nguy cơ mắc biến chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân.

 

Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị tiểu đường phù hợp cho từng bệnh nhân

Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị tiểu đường phù hợp cho từng bệnh nhân

 

  Các thuốc tây y điều trị tiểu đường có thể giúp hạ đường huyết nhanh nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, hạ đường huyết quá mức, tăng cân, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, hại gan thận,...

   Đặc biệt tiểu đường là bệnh mãn tính nên khi bệnh nhân phải sử dụng thuốc tây để điều trị tiểu đường lâu dài sẽ kích thích tuyến tụy tiết insulin liên tục, dần dần tuyến tụy làm việc mệt mỏi sẽ giảm đáp ứng với thuốc dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc. Khi đó, người bệnh phải tăng liều, phối hợp thuốc hoặc tiêm insulin gây gia tăng chi phí điều trị và tăng tác dụng phụ với cơ thể.

   Theo PGS.TS Trần Quốc Bình, nguyên giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương chia sẻ “Với nhiều rủi ro do thuốc tây điều trị tiểu đường có thể gây ra cho sức khỏe, người bệnh sử dụng thuốc tây y cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng thêm những chế phẩm giúp hạ đường huyết từ thảo dược thiên nhiên để tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y với cơ thể.”

   Một trong các sản phẩm thảo dược dành cho bệnh nhân tiểu đường được các chuyên gia đầu ngành đánh giá rất cao về hiệu quả, chất lượng và độ an toàn là viên uống thảo dược BoniDiabet + của Mỹ.

 

BoniDiabet + - Bí quyết cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả

 

Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ

Sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ

 

   BoniDiabet + là sản phẩm được sản xuất tại nhà máy J&E International thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals - Tập đoàn sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín hàng đầu thế giới. Trong mỗi viên nang BoniDiabet + là sự kết hợp hoàn hảo của 2 nhóm thành phần chính như sau:

- Nhóm nguyên tố vi lượng: Kẽm, magie, selen, chrom. Đây là nhóm thành phần tạo nên sự khác biệt vượt trội của BoniDiabet + với các sản phẩm khác trên thị trường hiện nay. Các nguyên tố vi lượng này là thành phần của các enzyme tham gia chuyển hóa đường trong cơ thể, được chứng minh có tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa và giảm nhẹ các biến chứng của bệnh tiểu đường.

- Nhóm các thảo dược: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội. Đây là những thảo dược kinh điển được sử dụng lâu đời cho bệnh nhân tiểu đường do có tác dụng giúp làm hạ đường huyết hiệu quả. Ngoài ra còn giúp hạ mỡ máu, làm vết thương, vết loét chóng lành, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.

    Các thành phần trong BoniDiabet + đều được chiết xuất từ thiên nhiên, được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến hàm lượng từng thành phần trong công thức nên rất an toàn, không gây ra các tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc tây nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng lâu dài.

   Hơn nữa, hiệu quả của BoniDiabet +  đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông cho kết quả giúp hạ và ổn định đường huyết, giúp giảm nhẹ các biến chứng của bệnh tiểu đường, tỷ lệ bệnh nhân có cải thiện tốt và khá rất cao lên đến 96,67%, đồng thời không xuất hiện bất cứ tác dụng phụ nào cho người sử dụng.

 

Đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet +

   Dưới đây là những chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet +, mời bạn đọc cùng lắng nghe.

   Chú Hoàng Văn Mạnh, 61 tuổi ở số 38, thôn 6, (đường Ngô Quyền), xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông, điện thoại 0935723523/ 0334133643

 

Chú Hoàng Văn Mạnh - 61 tuổi

Chú Hoàng Văn Mạnh - 61 tuổi

  

   “Cách đây khoảng 5-6 năm chú thường xuyên bị tê bì chân tay, lòng bàn chân đau rát, chuột rút co quắp về đêm, đau đớn không cựa quậy nổi, cân nặng sụt từ 60kg xuống chỉ còn 54kg. Chú đi khám được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường type 2, đường huyết lúc đó rất cao khoảng 13.6 mmol/l và được kê mấy loại thuốc tây. Chú uống thuốc tây đều đặn và ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt mà đường huyết cứ lên xuống thất thường, lúc thì 9 mmol/l, có lúc lên đến 13mmol/l. Có hôm chú bị tụt đường huyết do tác dụng phụ của thuốc tây làm chú chóng mặt, vã mồ hôi, vừa mệt vừa đói, chân tay run rẩy phải uống thêm nước đường mới đỡ.”

   “Chú tình cờ biết tới sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ khi xem tivi nên mua về dùng. Chú dùng được khoảng 4 lọ BoniDiabet +, đi kiểm tra lại đường huyết chỉ còn 6.5 mmol/l thôi. Sau khoảng 4 tháng, đường huyết vẫn cứ ổn định như thế nên bác sĩ đã giảm bớt liều thuốc tây cho chú. Đặc biệt, chú không còn bị tụt đường huyết quá mức hay mệt mỏi nữa, người chú khỏe khoắn hơn hẳn, tinh thần thoải mái tràn đầy năng lượng. Biến chứng tê bì chân tay, chuột rút, đau rát chân cũng giảm dần, sau khoảng 6 tháng thì chấm dứt hẳn. Chú dùng BoniDiabet + đến giờ đã được hơn 3 năm, đường huyết vẫn luôn duy trì ở mức an toàn như vậy nên chú yên tâm lắm.”

 

   Cô Nguyễn Thị Tuyết Liên 53 tuổi, ở số 60, đường Hàm Nghi, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng.

 

Cô Nguyễn Thị Tuyết Liên - 53 tuổi

Cô Nguyễn Thị Tuyết Liên - 53 tuổi

 

   “Cuối năm 2016, cô phát hiện mình bị tiểu đường type 2, đường huyết lúc đó là hơn 10 mmol/L. Cô dùng thuốc tây đường huyết giảm về được mức 7-8 mmol/l nhưng người vẫn rất mệt, sụt mất 4-5kg. 1 năm sau cô còn bị biến chứng mờ mắt, tê bì chân tay, đường huyết lúc nào cũng ở mức 9-10 chấm, cô lo lắm. Cô còn uống thêm cả thuốc lá sắc ngày 4 chén mà đường huyết cũng không giảm hơn được.”

   “Tình cờ xem tivi cô biết đến sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về dùng thử. Cô uống đều đặn ngày 6 viên BoniDiabet + kết hợp với 2 viên thuốc tây. Sau 2 tháng, cô đi khám đường huyết đã về được mức 7 mmol/l. Đặc biệt, cô thấy người khỏe khoắn hơn nhiều, triệu chứng tê bì chân tay đỡ hẳn, mắt cũng sáng rõ hơn. Sau 4 tháng, đường huyết của cô đã giảm về mức an toàn, chỉ còn 5.2 đến 5.4 mmol/l nên bác sĩ giảm cho cô nửa liều thuốc tây. Công nhận BoniDiabet + hiệu quả thật.”

   Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích để giải đáp thắc mắc “Bệnh tiểu đường type 2 khác tiểu đường type 1 như thế nào?” và nắm được bí quyết  BoniDiabet + giúp cải thiện bệnh tiểu đường an toàn, hiệu quả. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ theo số tổng đài miễn phí 18001044 để được tư vấn cụ thể.

 

 

XEM THÊM:

BoniDiabet giá bao nhiêu? Sản phẩm có thực sự tốt không?

Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30 v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc