Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

5 loại thực phẩm thay thế cơm cho người bệnh tiểu đường

Thứ hai, 13-09-2021 14:37 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Cơm là một thực phẩm chủ đạo trong mỗi bữa ăn của tất cả người dân Việt Nam. Tuy nhiên, thực phẩm này lại rất dễ làm tăng đường huyết sau ăn ở bệnh nhân tiểu đường – một bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Có những loại thực phẩm nào thay thế cho cơm ? Làm sao để người bệnh có thể thay đổi được thói quen ăn cơm - loại thực phẩm đã gần như gắn liền với họ suốt bấy lâu nay? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này!

 

Cơm là thực phẩm vô cùng quen thuộc trong mỗi bữa ăn.

Cơm là thực phẩm vô cùng quen thuộc trong mỗi bữa ăn.

 

Tại sao người bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng cơm sử dụng mỗi ngày?

   Đối với tất cả người dân Việt nam, cơm là một nguồn cung cấp carbohydrate (carb) chính cho cơ thể. Carb giúp cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể từ những việc đơn giản nhất như thở.

   Glycaemic Index (GI)  là một chỉ số cho biết tốc độ làm tăng đường huyết sau ăn của 1 thực phẩm chứa bột đường. Người tiểu đường cần đặc biệt lưu ý tới chỉ số này nếu không muốn đường huyết tăng quá cao.

  Người mắc tiểu đường được khuyến cáo chỉ nên sử dụng những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp (≤ 55), hạn chế loại có GI trung bình (56-69) và tránh những loại có GI cao (>69) để tránh mất kiểm soát đường huyết.

  Chỉ số GI của cơm rơi vào khoảng 77, thuộc vào nhóm thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên tránh sử dụng thường xuyên để đảm bảo sức khỏe.

  Vậy, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm nào để thay thế cơm mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động?

 

Một số thực phẩm thay thế cơm cho người bệnh tiểu đường

Một số thực phẩm thay thế cơm cho người bệnh tiểu đường

 

Một số thực phẩm thay thế cơm cho người bệnh tiểu đường

   Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn:

Gạo lứt

   Gạo lứt hay gạo nguyên cám là loại thực phẩm thường xuyên được lựa chọn trong những chế độ ăn lành mạnh. Gạo lứt có chỉ số GI vào khoảng 60 – thuộc vào nhóm thực phẩm có GI trung bình.

   Tuy nhiên, lớp cám bên ngoài của gạo lứt chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường sẽ không gặp phải tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột sau mỗi bữa ăn.

   Ngoài ra, gạo lứt còn là nguồn cung cấp vitamin B1 giúp ngăn tê, phù ở chi và vitamin B12 thích hợp cho người phải dùng metformin dài ngày.

 

Gạo lứt có thể thay thế cơm trong bữa ăn hàng ngày.

Gạo lứt có thể thay thế cơm trong bữa ăn hàng ngày.

 

Yến mạch

   Yến mạch là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường với chỉ số GI là khoảng 53 – thuộc nhóm GI thấp.

   Bệnh nhân nên lựa chọn sử dụng yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng tránh sử dụng những loại cháo yến mạch ăn liền vì chúng thường được bổ sung thêm đường.

  Yến mạch mang lại hàm lượng chất xơ hòa tan cao và có thể áp dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trộn cùng hoa quả, sữa chua để làm bữa sáng.

 

Yến mạch rất giàu chất xơ hòa tan.

Yến mạch rất giàu chất xơ hòa tan.

 

Khoai lang

   Chỉ số GI trong khoai lang là khoảng 57 – một con số an toàn với người bệnh tiểu đường. Không những vậy, tinh bột trong khoai lang là loại tinh bột đề kháng nên không làm tăng đường huyết nhiều sau khi ăn.

   Tinh bột đề kháng (RS) không thể tiêu hóa được trong ruột non và được coi là một loại chất xơ. Tinh bột đề kháng được lên men trong ruột già, tạo ra các acid béo chuỗi ngắn (SCFA) cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột kết và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào bất thường trong ruột.

   Bên cạnh đó, khoai lang còn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, các loại khoáng chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa, cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể.

 

Khoai lang có chứa tinh bột đề kháng.

Khoai lang có chứa tinh bột đề kháng.

 

Đậu đỗ

   Đậu đỗ là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho người bị tiểu đường muốn kiểm soát mức đường huyết và cân nặng. Chỉ số GI của đậu đỗ rất thấp vào khoảng 16 – 28 tùy vào từng loại. Người bệnh có thể trộn chung đậu đỗ, đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ tương nguyên vỏ cùng với gạo lứt... để làm thành món ăn tốt cho sức khỏe.

 

Các loại đậu đỗ có dinh dưỡng cao.

Các loại đậu đỗ có dinh dưỡng cao.

 

Lúa mạch

   Lúa mạch cũng là một lựa chọn không tệ với người bệnh tiểu đường với chỉ số GI thấp vào khoảng 26. Ngoài ra, lúc mạch cũng có rất nhiều loại vitamin và khoáng chất.

   Khi được sử dụng dưới dạng ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch là một nguồn bổ sung chất xơ, molybdenum, mangan và selen đặc biệt phong phú. Đồng thời, nó cũng chứa một lượng lớn đồng, vitamin B1, crom, phốt pho, magie và niacin.

   Ngoài ra, lúa mạch chứa lignans, một nhóm chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.

 

 Lúa mạch rất giàu dinh dưỡng.

Lúa mạch rất giàu dinh dưỡng.

 

  Những loại thực phẩm trên đều có thể thay thế được cho cơm, giúp người bệnh tiểu đường có thể dễ dàng kiểm soát mức độ đường huyết hơn. Tuy nhiên, tiểu đường là bệnh lý mạn tính, để chung sống hòa bình với bệnh này, bạn cần một giải pháp toàn diện hơn không chỉ để kiểm soát đường huyết mà còn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. 

  BoniDiabet+ chính là sản phẩm đáp ứng được toàn bộ những yêu cầu này!

 

BoniDiabet+ - sản phẩm giúp kiểm soát bệnh tiểu đường toàn diện

  BoniDiabet + là sản phẩm từ Mỹ với nhiều tác dụng ưu việt đã được nghiên cứu và công nhận bởi nhiều chuyên gia đầu ngành và vô số khách hàng.

  Hai công dụng chính của BoniDiabet+ là:

Hạ, ổn định đường huyết, hạ mỡ máu:

   Các loại thảo dược có trong BoniDiabet+ đều vô cùng quen thuộc nhưng đều có tác dụng hạ, ổn định đường huyết và hạ mỡ máu. Khi được kết hợp với nhau trong một công thức toàn diện, những công dụng này lại được bộc lộ hiệu quả rõ ràng hơn.

   Các loại thảo dược này gồm có:

  • Dây thìa canh giúp giảm mỡ máu, điều hòa huyết áp.
  • Mướp đắng và quế chi có tác dụng hạ đường huyết và giảm mỡ máu.
  • Lô hội làm giảm tổn thương các tế bào beta tuyến tụy, tăng cường khả năng tiết insulin và giảm kháng insulin của cơ thể.
  • Hạt methi làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu và kích thích quá trình tự tiết insulin của tuyến tụy.

Phòng ngừa và giảm nhẹ biến chứng

   BoniDiabet+ còn được bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng đặc biệt cần thiết với người bệnh tiểu đường giúp phòng ngừa và giảm nhẹ các biến chứng trên tim, gan, thận, mắt và thần kinh.

   Các nguyên tố vi lượng này gồm có:

  • Acid Alpha Lipoic (ALA) giúp cải thiện chức năng dẫn truyền, ngăn chặn sự suy thoái của tế bào thần kinh và bảo vệ não bộ.
  • Vitamin C giúp tăng cường miễn dịch, tăng sản xuất collagen, giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc.
  • Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.
  • Magie tham gia vào quá trình tạo glycogen của cơ và gan, tổng hợp lipid và protein giúp quá trình tạo xương, đàm bảo tính bền vững trong dẫn truyền và sự co cơ, giữ hàm lượng đường trong máu ổn định.
  • Kẽm, crom có tác dụng giảm đường huyết, tăng độ nhạy insulin, ở bệnh nhân tiểu đường, hạn chế các biến chứng trên tim mạch, võng mạc.
  • Selen giúp kiểm soát đường huyết và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là biến chứng trên tim, thận và tiểu cầu.

 

Thành phần của BoniDiabet+

Thành phần của BoniDiabet+

 

   BoniDiabet+ đã được nghiên cứu trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông từ tháng 5/2016 bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác. Kết quả cho thấy có tới 96,67% bệnh nhân có cải thiện tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet+ trên 3 phương diện là: triệu chứng của tiểu đường, chỉ số đường huyết và chỉ số HBA1c.

 

Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet+

   Sau hơn 10 năm lưu hành trên thị trường, BoniDiabet+ đã nhận được sự quan tâm và tin tưởng của vô số khách hàng. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của họ nhé!

   Cô Nguyễn Thị Hồng, 56 tuổi, ở thôn Hiệp Đồng, xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tình Thái Nguyên, số điện thoại: 0356.394.354.

   Cô chia sẻ: “Cô bị tiểu đường type 2 cũng đến 5, 6 năm rồi. Lúc đó, đường huyết đã lên tới 18,1 mmol/L. Cô sụt cân nhanh chóng, người lúc nào cũng mệt mỏi, chân tay tê buốt. Cô được chỉ định tiêm insulin kèm thuốc uống thì đường huyết về được 7,2 mmol/L nhưng một thời gian sau đường huyết lại tăng lên 9-10 mmol/L, HBA1c cũng trên 9%. Cô còn phải hạn chế ăn ít cơm đi nhưng bệnh tình cũng không cải thiện được là mấy.”

   “Tình cờ, cô được biết đến sản phẩm BoniDiabet+ của Mỹ có chứa nhiều loại thảo dược tốt, nên cô mua dùng thử. Sau 1 tháng sử dụng, đường huyết của cô đã giảm và ổn định quanh mức 7 chấm. Sau khoảng 3 tháng, cô đi đo lại HBA1c thì chỉ còn 6%, đường huyết về mức an toàn 5,6 mm/L. Người cô khỏe hẳn ra, triệu chứng tê buốt chân tay cũng không còn. Cô tin tưởng lắm, nên cô tiếp tục dùng lâu dài để kiểm soát đường huyết và hạn chế biến chứng của bệnh.”

 

Cô Nguyễn Thị Hồng, 56 tuổi.

Cô Nguyễn Thị Hồng, 56 tuổi.

 

  Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi, ở tại Trại mới, Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang, số điện thoại: 0983.090.165.

   Chú Hải chia sẻ: “Chú bị tiểu đường 4 năm rồi, đường huyết lúc phát hiện ra bệnh là 12 mmol/l. Chú được bác sĩ kê cho dùng 2 viên thuốc tây mỗi ngày. Chú uống thuốc đều đặn nhưng cơ thể vẫn thường xuyên mệt mỏi và sau 1 năm dùng thuốc tây, chú thấy xuất hiện các biến chứng tiểu đường như tay chân tê bì, châm chích như kiến đốt, mắt mờ hẳn đi, đọc báo chú cũng chịu vì chẳng nhìn rõ chữ gì cả.”

   “Thật may mắn, chú nghe được về sản phẩm BoniDiabet+ của Mỹ nên mua về dùng với liều 4 viên/ngày, kết hợp với dùng thuốc tây và chế độ ăn lành mạnh. Sau 2 tháng, chú thấy người khỏe hẳn ra, đường huyết của chú đã về mức an toàn là 6mmol/l. Sau 4 tháng, triệu chứng tê bì chân tay đã giảm, mắt cũng nhìn rõ hơn, chú chẳng cần đeo kính khi làm việc nữa. Thấy vậy, bác sĩ đã giảm liều thuốc tây cho chú rồi. Bây giờ, chú chỉ dùng 2 viên BoniDiabet+ mỗi ngày mà đường huyết vẫn ổn định như vậy. Chú hài lòng lắm.”

 

Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi.

Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi.

 

    Hy vọng, bài viết này đã cũng cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn trong việc lựa chọn những thực phẩm lành mạnh hơn để thay thế cơm cho bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng những sản phẩm có tác dụng kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như BoniDiabet+. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30 v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc