Mục lục [Ẩn]
Biến chứng bàn chân tiểu đường là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất của các bệnh nhân tiểu đường và cả người thân của họ. Bởi lẽ, người bệnh tiểu đường rất dễ bị viêm loét bàn chân, những vết loét này không chỉ khó lành, mà còn có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm hơn. Vậy, người bệnh nên làm gì để phòng ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!
Cảnh giác với sự nguy hiểm từ biến chứng bàn chân tiểu đường
Điều gì khiến người bệnh dễ gặp phải biến chứng bàn chân tiểu đường?
Chúng ta đều biết rằng, tiểu đường là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên hầu hết các cơ quan khác nhau. Trong đó, biến chứng bàn chân tiểu đường nhận được sự quan tâm đặc biệt của đa số người bệnh. Một phần vì nó dễ dàng quan sát được, phần còn lại là do nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của họ.
Những yếu tố khiến người bệnh dễ gặp phải biến chứng bàn chân tiểu đường có thể kể đến như:
Tổn thương thần kinh
Tình trạng tổn thương thần kinh được bắt gặp ở khoảng 40% người bệnh tiểu đường. Các dây thần kinh bị hư hại sẽ làm giảm khả năng cảm nhận đau, nóng hay lạnh. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ không hề hay biết khi họ vô tình bị thương. Chúng sẽ dễ bị nhiễm trùng dẫn đến lở loét.
Bệnh mạch máu ngoại vi
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp phải tình trạng xơ vữa khiến lòng mạch máu bị thu hẹp, lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể bị giảm đi. Điều này sẽ kéo theo việc thiếu oxy và dưỡng chất đến nuôi các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là những nơi ở xa tim như bàn chân.
Việc thiếu dưỡng chất, oxy và tổn thương mạch máu tại bàn chân sẽ khiến các mô ở đây bị hoại tử dần dần, thường thấy nhất là ở đầu ngón chân. Khi bị hoại tử, vùng da tại đây sẽ bị teo lại, chuyển dần sang màu đen rồi bong ra, kèm theo cảm giác tê lạnh. Trường hợp này được gọi là hoại tử khô hay hoại thư.
Các mảng xơ vữa làm tắc nghẽn lòng mạch máu
Suy giảm sức đề kháng
Người bệnh tiểu đường sẽ bị suy giảm sức đề kháng do các tế bào miễn dịch không có đủ số lượng và hoạt động của chúng cũng bị hạn chế. Do đó, người bệnh thường dễ mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng như: Cúm, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu,...
Vì miễn dịch kém nên các vết thương ở người bệnh rất dễ nhiễm trùng và lở loét, khiến họ thường dễ gặp phải biến chứng bàn chân tiểu đường hơn so với người không mắc tiểu đường.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng làm gia tăng nguy cơ mắc phải biến chứng bàn chân tiểu đường có thể kể đến là:
- Giảm thị lực, nhìn mờ, khiến người bệnh dễ bị vấp ngã hay khó phát hiện các vết thương.
- Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên đôi chân.
- Bệnh thận mạn làm mất protein, khiến các vết thương khó lành.
- Đi giày hoặc tất quá chật, cọ xát làm xước da.
Thừa cân sẽ làm tăng áp lực lên đôi chân
Biến chứng bàn chân tiểu đường được đánh giá là một tình trạng đáng báo động. Nó sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và cả gia đình họ. Vậy, biến chứng này nguy hiểm như thế nào?
Biến chứng bàn chân tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Do giảm hoặc mất cảm giác, người bệnh tiểu đường thường phát hiện các vết thương chậm trễ. Khi phát hiện ra, các vết thương này có thể đã bị nhiễm trùng và lở loét. Cùng với đó, việc thiếu oxy, dinh dưỡng và giảm miễn dịch sẽ khiến các vết loét này khó lành lại, thậm chí là trở nên nghiêm trọng hơn. Khi các vết loét ăn sâu và lan rộng, những vi khuẩn có thể đi vào máu, gây nhiễm trùng huyết, đe dọa trực tiếp đến tình mạng của người bệnh.
Để ngăn chặn sự tiến triển của các vết loét, nhiều người bệnh tiểu đường đã phải cắt cụt chi. Theo một số thống kê, cứ mỗi 30 giây lại có 1 người bệnh bị cắt cụt chi do biến chứng bàn chân tiểu đường.
Mặc dù việc cắt cụt chi sẽ giúp bảo toàn tính mạng cho người bệnh, nhưng nó sẽ để lại di chứng tàn phế. Người bệnh sẽ gặp vô số khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào người thân của họ.
Không chỉ có vậy, trong một số trường hợp, cho dù vết loét đã được trị lành, nhưng khả năng chúng tái phát trở lại vẫn rất cao. Theo các công bố, tỉ lệ loét tái phát lên đến 40% trong vòng 1 năm sau khi đã lành hẳn, 60% trong 3 năm và khoảng 65% trong vòng 5 năm.
Điều này sẽ khiến chi phí cho việc điều trị bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó trở thành gánh nặng với gia đình người bệnh. Vậy, người bệnh cần làm gì để phòng ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường?
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ phải cắt cụt chi
Các biện pháp phòng ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường
Để phòng ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường, người bệnh cần thực hiện những việc sau đây:
- Giữ vệ sinh cơ thể, thường xuyên dưỡng ẩm cho da, hạn chế tắm bằng nước nóng. Vùng da giữa các kẽ ngón chân cần được giữ khô ráo.
- Vùng da ở chân cần được chăm sóc và kiểm tra mỗi ngày để kịp thời phát hiện các vết thương (nếu có). Móng chân cần được cắt tỉa thường xuyên, hạn chế ngâm chân nước nóng, thường xuyên cử động cẳng chân, bàn chân để máu lưu thông tốt hơn.
- Những vết xước trên da cần được vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc cồn và xử lý ngay từ khi mới phát hiện. Nếu người bệnh gặp những vết thương hở, có dấu hiệu nhiễm trùng, thì cần đến cơ sở y tế để được xử lý.
- Không mặc đồ bó sát, đi tất hay giày dép quá chật để tránh cọ xát vào chân.
Người bệnh tiểu đường cần chăm soc vết thương đúng cách
Bên cạnh đó, tất cả những yếu tố dẫn đến biến chứng bàn chân tiểu đường đều là kết quả chung của tình trạng tăng đường huyết, đường huyết không ổn định. Do đó, biện pháp tốt nhất để phòng ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường là kiểm soát đường huyết.
Những biện pháp giúp kiểm soát đường huyết gồm có:
Lựa chọn thực phẩm phù hợp
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột như: Cơm trắng, hoa quả ngọt, bánh kẹo ngọt,... Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các thực phẩm ít làm tăng đường huyết sau ăn như: Gạo lứt, hạt nguyên cám, hạt ngũ cốc,...
- Sử dụng thịt nạc bỏ da, cá sông, tôm cua, dầu thực vật,... thay cho các loại thịt mỡ, bơ động vật,...
- Ăn nhiều chất xơ, bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau củ, trái cây tươi.
- Uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Chế biến đồ ăn bằng cách luộc hoặc hấp thay vì chiên xào.
- Không uống rượu, bia, thuốc lá.
Người bệnh tiểu đường nên ăn gạo lứt
Tập thể dục đều đặn
Mỗi ngày, người bệnh tiểu đường nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục, chơi thể thao và duy trì nó ít nhất 5 buổi/tuần. Điều này không chỉ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn, mà còn giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, tăng cường sức khỏe tim mạch.
Bạn nên lựa chọn những hoạt động như: Đạp xe, đi bộ, bơi lội, yoga, dưỡng sinh,... Người bệnh cũng cần kiểm tra đường huyết trước khi tập luyện.
Bơi lội là môn thể thao phù hợp với người bệnh tiểu đường
Sử dụng sản phẩm BoniDiabet +
Hiện nay, BoniDiabet + của Mỹ được nhiều người tin tưởng sử dụng để giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả. Từ đó, BoniDiabet + giúp người bệnh giảm được các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường, cũng như các biến chứng khác. Vậy, BoniDiabet + có những thành phần gì?
Thành phần của BoniDiabet +
BoniDiabet + là sự kết hợp của nhiều nhóm thành phần khác nhau như:
- Mướp đắng, dây thìa canh, hạt methi giúp hạ đường huyết về mức an toàn.
- Kẽm, crom, magie, selen, alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic, quế, lô hội giúp giảm và phòng ngừa các biến chứng tiểu đường, trong đó:
+ Kẽm, crom, magie, selen giúp làm giảm tình trạng kháng insulin, giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó giúp hạ và ổn định đường huyết ở mức an toàn.
+ Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mạch máu, phòng ngừa biến chứng tim mạch, mắt, thận, thần kinh.
+ Quế giúp hạ mỡ máu, giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa trong mạch máu. Lô hội giúp các vết thương ở người bệnh tiểu đường mau lành.
Thành phần và công dụng của BoniDiabet +
Tác dụng của sản phẩm BoniDiabet + đã được chứng minh trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.
Kết quả cho thấy, 96,67% người bệnh có cải thiện tốt và khá trên 3 phương diện là: Chỉ số đường huyết, giảm HbA1c và những triệu chứng của bệnh tiểu đường.
BoniDiabet + dưới góc nhìn của chuyên gia
TS.BS Nguyễn Trí Bình – Bệnh viện lão khoa Trung Ương cho biết: “Kiểm soát đường huyết ở mức an toàn là mục tiêu hàng đầu với người bệnh tiểu đường. Để thực hiện được điều này, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với ăn kiêng và vận động thể lực thường xuyên.
Đồng thời, người bệnh nên sử dụng thêm những sản phẩm có chứa thảo dược và các nguyên tố vi lượng như BoniDiabet +. Tôi đánh giá rất cao sản phẩm BoniDiabet + trong việc kiểm soát đường huyết vì hiệu quả đã được kiểm chứng trên lâm sàng và cho kết quả vô cùng khả quan. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân cũng phản hồi rất tốt sau khi sử dụng BoniDiabet +.”
TS.BS Nguyễn Trí Bình tư vấn về giải pháp hạ và ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Hy vọng, qua bài viết trên đây, quý độc giả đã có được những thông tin hữu ích về biến chứng bàn chân tiểu đường và cách phòng ngừa hiệu quả. Để giúp đường huyết luôn ổn định ở mức an toàn, BoniDiabet + chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM:
- Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường là gì?
- Những loại thuốc chống biến chứng tiểu đường bạn nên biết