Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tụt đường huyết có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách giải quyết

Thứ bảy, 22-08-2020 09:37 AM

Mục lục [Ẩn]

 

    Với những bệnh nhân tiểu đường, mọi người chỉ quan tâm tới việc làm sao để kéo đường huyết đang cao của mình hạ xuống mà không quan tâm tới việc đường huyết của mình có thể bị tụt quá mức. Vậy việc tụt đường huyết có nguy hiểm không? nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng này là gì? Mời các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời chính xác nhất.

 

Tụt đường huyết có nguy hiểm không?

Tụt đường huyết có nguy hiểm không?

 

Thế nào là tụt đường huyết?

Bình thường trong cơ thể, đường huyết của con người luôn ở ngưỡng hằng định, chỉ dao động trong khoảng :

  • Chỉ số đường huyết bình thường khi đói ở mức từ 90 – 130mg/dl ( tương ứng với 5,0 – 7,2mmol/l).
  • Chỉ số đường huyết bình thường sau ăn ở mức thấp hơn 180mg/dl (10mmol/l).
  • Chỉ số đường huyết bình thường trước lúc đi ngủ thường dao động 110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l).

Tuy nhiên khi gặp phải tình trạng tụt đường huyết thì đường huyết đo được sẽ hạ xuống dưới mức độ 60md/dl (3,7mmol/l).

 

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tụt đường huyết

    Tụt đường huyết thường liên quan tới bệnh tiểu đường, nghĩa là những người bị tụt đường huyết đa phần là những người mắc bệnh tiểu đường. Khi những người bị tiểu đường tức là những người có lượng đường trong máu luôn ở mức cao mà gặp phải tình trạng tụt đường huyết thì có thể là những nguyên nhân sau đây:

  • Không tuân thủ điều trị, dùng thuốc quá liều của bác sĩ hoặc tự ý thêm thuốc, đặc biệt là quá liều insulin.
  • Tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố khác có thể gây hạ đường huyết ở cả bệnh nhân đái tháo đường như nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết, thuốc/rượu, các khối u, hoặc suy dinh dưỡng…
  • Trì hoãn việc ăn uống ngay sau khi tiêm insulin, suy dinh dưỡng, kém hấp thu do buồn nôn và nôn hoặc liệt ruột.
  • Chế độ ăn uống kiêng khem quá hà khắc cùng với sử dụng thuốc tây hạ đường huyết cũng là nguyên nhân dẫn tới tụt đường huyết

 

Sử dụng thuốc đường huyết không đúng chỉ định cũng gây tụt đường huyết

Sử dụng thuốc đường huyết không đúng chỉ định cũng gây tụt đường huyết

 

    Việc tụt đường huyết cũng có thể gặp ở những người không mắc bệnh tiểu đường, tuy rằng đây là những trường hợp có thể xảy ra nhưng không  nhiều, nguyên nhân có thể là:

  • Do thuốc: Dùng thuốc của người khác, vô tình uống thuốc tiểu đường là một nguyên nhân có thể có của hạ đường huyết. Các thuốc khác có thể gây hạ đường huyết, đặc biệt là ở trẻ em hoặc ở những người bị suy thận.
  • Tiêu thụ quá nhiều rượu: Uống rượu nhiều mà không ăn có thể chặn gan phát hành glycogen được lưu trữ thành glucose vào máu, gây hạ đường huyết.
  • Một số loại bệnh gây tụt đường huyết:  Bệnh gan nặng, như viêm gan nặng, có thể gây hạ đường huyết. Các rối loạn về thận, có thể làm cho cơ thể không thải thuốc đúng, có thể ảnh hưởng đến nồng độ đường do sự tích tụ các loại thuốc.
  • Gặp tình trạng rối loạn ăn uống, chán ăn, nhịn đói thời gian dài, có thể dẫn đến sự suy giảm các chất cơ thể cần trong gluconeogenesis, gây hạ đường huyết.
  • Khiếm khuyết nội tiết: Một số rối loạn tuyến thượng thận và của tuyến yên có thể dẫn đến sự thiếu hụt các hormone quan trọng điều tiết sản xuất glucose. Trẻ em có các rối loạn này là dễ bị hạ đường huyết hơn là người lớn.

 

Tụt đường huyết có nguy hiểm không?

    Khi bị tụt đường huyết, người bệnh không được chủ quan bởi tụt đường huyết rất nguy hiểm. Người bệnh có thể gặp phải những vấn đề sau:

  • Khởi đầu, người bệnh cảm thấy mệt, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi lạnh, cảm giác cồn cào trong ruột, mạch nhanh, huyết áp tăng nhẹ, tim đập nhanh.
  • Nếu không được phát hiện kịp thời, người bệnh bắt đầu xuất hiện những cơn co giật và đi vào hôn mê ở các mức độ khác nhau.
  • Khi bệnh nhân hôn mê, các phản xạ nuốt và ho sặc rất kém hoặc mất dẫn đến tình trạng sặc dịch hầu họng, dịch vị, thức ăn… vào phổi gây viêm phổi suy hô hấp nặng, có trường hợp tử vong. –
  • Ngay cả khi đã được điều trị tích cực, các di chứng thần kinh sau hôn mê hoặc do thiếu o xy não quá lâu cũng thường gặp như chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, các cơn co giật kiểu động kinh thậm chí tổn thương não quá nặng nề khiến cho bệnh nhân tuy được cứu sống nhưng phải sống kiểu thực vật, không còn chất lượng cuộc sống.

    Như vậy câu hỏi “tụt đường huyết có nguy hiểm không?” đã có câu trả lời, người nhà bệnh nhân cũng như người bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu trên để nhận biết khi nào bệnh nhân bị tụt đường huyết để có những giải pháp cấp cứu kịp thời.

 

Cách xử lý khi bị tụt đường huyết và khi nào người bệnh cần tới bệnh viện

Khi có dấu hiệu của tụt đường huyết, người bệnh cần lưu ý thực hiện ngay những vấn đề sau:

  • Nên dùng ngay một ly nước cam, một viên kẹo, miếng bánh bích quy hoặc uống ly nước pha đường để mang đường huyết trở lại mức bình thường.
  • Người bị bệnh tiểu đường nên luôn luôn mang theo vài cục kẹo, miếng bánh khô để dùng khi cần. Nhiều người bệnh tiểu đường thường rất sợ việc ăn thêm đường, chất ngọt nhưng trong trường hợp tụt đường huyết thì việc làm này là cực kỳ cần thiết. Việc dùng thêm chất ngọt này không gây ra rủi ro nếu đang bị tiểu đường, vì đường huyết chỉ lên cao một chút. Nhưng khi bị hạ đường huyết thì một chút đường dùng thêm là cần thiết và có thể cứu vãn sinh mệnh.
  • Sau khi đã ăn uống thêm thì người bệnh lưu ý nên đo lại chỉ số đường huyết bằng máy đo đường huyết để kiểm tra. Nếu triệu chứng tụt đường huyết vẫn còn thì làm lại các bước trên.
  • Nếu các dấu hiệu của hạ đường huyết thường xuyên xảy ra, cần đi bác sĩ để tìm nguyên nhân rồi điều trị tới nơi tới chốn.

 

Bị tụt đường huyết, khi nào người bệnh cần tới bác sĩ

Bị tụt đường huyết, khi nào người bệnh cần tới bác sĩ

 

Mọi người cần lưu ý khi gặp những dấu hiệu tụt đường huyết sau đây, không được chần chừ hãy ngay lập tức đưa người nhà tới bệnh viện:

  • Tụt đường huyết ở những người không có bệnh tiểu đường
  • Làm các biện pháp cấp cứu ở trên nhưng đường huyết vẫn không tăng lên.
  • Người bệnh có tiền sử hay bị tụt đường huyết tái phát, đặc biệt bắt đầu có triệu chứng mất ý thức, không nhận thức được các chuyện xung quanh.

 

Một số gợi ý giúp phòng ngừa hiệu quả việc tụt đường huyết

Để phòng ngừa việc tụt đường huyết, người bệnh có thể áp dụng một số gợi ý sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống điều độ, cân bằng giữa các bữa ăn.
  • Ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.
  • Ăn các bữa ăn nhẹ ngay khi lượng đường quá thấp hoặc khi gặp các triệu chứng của bệnh.
  • Trao đổi với bác sĩ để có được lịch kiểm tra lượng đường huyết cụ thể tại các cơ sở y tế hoặc tại nhà.
  • Luôn mang theo một vài viên đường glucose.

Với những người bệnh tiểu đường, để đề phòng tụt đường huyết thì ngoài những điều trên người bệnh nên lưu ý:

  • Tuân thủ việc sử dụng thuốc tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ
  • Hãy tham khảo chế độ ăn kiêng của các chuyên gia, nên ăn theo chế độ khoa học, không nên tự ý ăn kiêng quá mức
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia
  • Nên lựa chọn sử dụng các sản phẩm hạ đường huyết thông minh tức là sản phẩm đó không những giúp hạ đường huyết mà còn phải ổn định ở ngưỡng an toàn, không tác dụng phụ.

​​​​​​​

Phòng ngừa tụt đường huyết, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý

Phòng ngừa tụt đường huyết, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý

 

BoniDiabet – Giải pháp giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa tụt đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

BoniDiabet là một sản phẩm mà người bị bệnh tiểu đường có thể lựa chọn để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường của mình, phòng ngừa được tình trạng tụt đường huyết, nhờ những tác dụng sau:

  • Giúp hạ và ổn định đường huyết, chỉ số HBA1C ở ngưỡng an toàn: Chỉ số HBA1C là chỉ số đường huyết trung bình trong khoảng 3 tháng – là chỉ số rất quan trọng để đánh giá sự ổn định của đường huyết trong máu, phòng ngừa tình trạng tụt đường huyết quá mức.
  • Giúp phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh..
  • An toàn, không tác dụng phụ

Để có được những tác dụng trên của BoniDiabet là nhờ sự phối hợp của những thành phần sau:

  • Nhóm thảo dược: gồm có dây thìa canh, mướp đắng, lô hội, hạt methi phối hợp với nhau theo đúng tỉ lệ giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa tụt đường huyết, làm giảm những triệu chứng của tiểu đường như tiểu nhiều, mệt mỏi, khát nước…
  • Nhóm nguyên tố vi lượng gồm magie, kẽm, selen, crom:  BoniDiabet cũng là sản phẩm duy nhất trên thị trường có chứa thành phần nguyên tố vi lượng không những giúp hạ, ổn định đường huyết, chỉ số HBA1C mà còn phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
  • Acid alpha lipoic: là một hợp chất hữu cơ được tìm thấy ở trong tất cả các tế bào của con người và có tác dụng cực mạnh trong đẩy lui bệnh tiểu đường, giúp hạ và ổn định đường huyết cũng như chỉ số HBA1C và phòng ngừa biến chứng tiểu đường

​​​​​​​

Thành phần của BoniDiabet

Thành phần của BoniDiabet

 

    Những tác dụng trên của BoniDiabet đã được kiểm chứng lâm sàng bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông.

    Kết quả kiểm nghiệm đã cho thấy: Những bệnh nhân tham gia nhóm nghiên cứu đều có chỉ số HBA1C đều vượt ngưỡng (6.4%), sau khi dùng BoniDiabet đã có những cải thiện rõ rệt hơn so với nhóm chứng (chỉ số HBA1C được đánh giá dựa trên Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ ADA năm 2010). Đồng thời BoniDiabet có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp giảm Glucose máu, làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường. Kết quả tốt và khá chiếm tới 96.67% đồng thời không xuất hiện những triệu chứng không mong muốn trong quá trình hỗ trợ điều trị.

    Nhờ những hiệu quả trên mà năm 2014 và 2017, BoniDiabet vinh dự được lựa chọn là một trong những sản phẩm tiêu biểu nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do PGs.Ts Trần Đáng – chủ tịch VAFF trao tặng. Giải thưởng nhằm tôn vinh những sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn với cộng đồng.

 

Cảm nhận của người bệnh sau khi sử dụng BoniDiabet:

Cô Nguyễn Thị Tuyết Liên (53 tuổi ở số 60, đường Hàm Nghi, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng), điện thoại: 0987936784

 

Cô Nguyễn Thị Tuyết Liên

 

    Cô bị tiểu đường với mức đường huyết lên tới 13,6. Cô dùng cả thuốc tây, cả thuốc lá nhưng đường huyết vẫn luôn ở ngưỡng 9-10, không những thế cô còn bị biến chứng ngứa toàn thân, mắt mờ cô phải đeo cái kiếng hơn 4 độ, chân tay tê bì, mất cảm giác và thường xuyên bị tụt đường huyết, xây xẩm mặt mày và thậm chí bị xỉu phải đi cấp cứu. May mà biết tới và sư dụng BoniDiabet , măt cô sáng hẳn lên, không cần đeo kính mà vẫn nhìn rõ, người khỏe hết hẳn biến chứng, đồng thời đường huyết hạ xuống chỉ còn 5.2 – 5.4 và luôn ổn định ở mức đó, không bị tụt đường huyết quá mức nữa khiến cô rất mừng.

    ​​​​​​​Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn có được câu trả lời cho câu hỏi “Tụt đường huyết có nguy hiểm không?” cũng như mang tới những giải pháp đơn giản để phòng ngừa tình trạng này, nếu vẫn còn những thắc mắc về bệnh tiểu đường hay sản phẩm BoniDiabet, mời các bạn gọi tới số 1800 1044 hoặc 0984 464 844 giờ hành chính để được các dược sỹ tư vấn cụ thể.

 

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30 v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc