Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Thứ ba, 15-09-2020 15:23 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh tiểu đường có lây không, bệnh tiểu đường có nguy hiểm không - đây chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc trước tình trạng bệnh tiểu đường đang ngày càng trở nên phổ biến như hiện nay. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc, cũng như đưa ra các lời khuyên bổ ích dành cho người bệnh tiểu đường.

 

Bệnh tiểu đường là gì?

   Tiểu đường là bệnh liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, thường do các ảnh hưởng của insulin khiến cơ thể bị tăng đường huyết.

   Tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường không ngừng gia tăng ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2017, có tới 3.5 triệu người Việt Nam đang phải chung sống với bệnh tiểu đường.

   Bệnh tiểu đường được chia làm 3 thể: Tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.

 

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là gì?

 

Tiểu đường tuýp 1

   Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi người bệnh bị thiếu hụt Insulin, bệnh nhân cần phải tiêm Insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Bệnh có thể mắc phải ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên.

   Bệnh thường được phát hiện khi các triệu chứng rầm rộ, người bệnh bị sút cân nhanh chóng đi kèm tiểu nhiều, uống nước nhiều.

Tiểu đường tuýp 2

   Tiểu đường tuýp 2, vẫn thường được gọi bằng những cái tên khác như tiểu đường của người lớn tuổi hay tiểu đường không phụ thuộc Insulin. 90-95% các ca tiểu đường là tiểu đường tuýp 2.

   Lúc này, cơ thể người bệnh không còn sản xuất đủ Insulin hoặc Insulin hoạt động không hiệu quả hoặc cả 2. Khi mới mắc bệnh, người bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt, vì thế mà bệnh cứ diễn tiến âm ỉ và ngày càng trầm trọng hơn.

   Những người có thể trạng béo, thừa cân, có tiền sử người trong gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, hay hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ cao mắc bệnh. Bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc,  tiêm insulin và thay đổi chế độ ăn uống cũng như lối sống.

Tiểu đường thai kỳ

   Tiểu đường thai kỳ thường được chẩn đoán từ tuần 24- 28 của thai kỳ mà không có bằng chứng về tiểu đường tuýp 1 và 2 trước đó. Nguyên nhân chủ yếu do sự thay đổi nồng độ hormone khi mang thai.

 

Bệnh tiểu đường có lây không?

   Bệnh tiểu đường không phải là bệnh truyền nhiễm, và không thể lây lan từ người này cho người khác qua tiếp xúc, máu hay quan hệ tình dục.

   Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh này có thể di truyền. Trong gia đình, nếu như bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường, con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Theo một nghiên cứu ở Harvard, nguy cơ này nằm trong khoảng từ 4-10%. Đồng thời, khi mẹ bị mắc tiểu đường thai kỳ, nguy cơ con bị mắc bệnh tiểu đường bẩm sinh cũng tăng lên.

   Ngoài ra, bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn uống cũng như lối sống. Người bệnh mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường do sử dụng đồ ăn không lành mạnh, có các thói quen không tốt cho sức khỏe. Các thành viên của một gia đình thì thường có thói quen sinh hoạt tương tự nhau, nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.

   Bệnh tiểu đường không lây nhiễm, nhưng chúng ta vẫn không nên chủ quan. Chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa căn bệnh này ngay từ bây giờ, bởi khi đã mắc bệnh, người bệnh sẽ phải chung sống với bệnh suốt đời, đồng thời tình trạng bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu không được điều trị từ sớm với phương pháp thích hợp.

 

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

   Với bệnh tiểu đường, việc tăng đường huyết trong một thời gian dài  sẽ gây ra những biến chứng trên nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là ở tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

 

Biến chứng tiểu đường

Biến chứng tiểu đường

 

Các biến chứng hay gặp của bệnh tiểu đường gồm:

  1. Biến chứng thần kinh: Thường xuyên có cảm giác tê, kiến bò, bỏng rát, mất cảm giác.  Nguy hiểm hơn cả là tình trạng mất cảm giác trên bàn chân. Do đặc điểm về giải phẫu và sinh lý nên chân dễ bị tổn thương hơn ở tay, người bệnh dễ bị các vết thương mà không biết. Các vết thương nhỏ này nếu không phát hiện kịp thời sẽ khiến chân bị loét, lâu lành, dễ nhiễm khuẩn, nếu hoại tử có nguy cơ sẽ phải cắt cụt chi. Người tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi gấp 25 lần so với người không bị tiểu đường.
  2. Trên tim mạch: Bệnh động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người bệnh tiểu đường.
  3. Trên mắt: Tổn thương võng mạc khiến suy giảm thị lực, có thể dẫn đến mù lòa.
  4. Trên thận: Tiểu ra Protein, tăng huyết áp, suy thận, thiếu máu, xơ cầu thận, hội chứng thận hư, viêm đài bể thận, hoại tử nhú thận, suy thận.
  5.  Đối với tiểu đường thai kỳ, nếu trong thời kỳ mang thai người bệnh không được theo dõi cẩn thận và kiểm soát tình trạng bệnh, nguy cơ gặp biến chứng sẽ rất cao. Đường huyết cao khi mang thai có thể khiến thai nhi bị quá cân, dẫn đến khó khăn trong sinh nở, gây chấn thương cho trẻ và mẹ. Trẻ bị phơi nhiễm trong thời gian dài với đường huyết cao trong tử cung cũng có nguy cơ cao mắc tiểu đường trong tương lai.

 

Người bệnh tiểu đường cần làm gì?

Tuân thủ việc sử dụng thuốc tây của bác sĩ

   Cũng như mọi căn bệnh khác, khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp. Hiện nay bệnh chủ yếu được điều trị bằng thuốc tây đường uống hoặc tiêm Insulin. Đây là bệnh mãn tính, thời gian sử dụng thuốc kéo dài, các thuốc lại thường có nhiều tác dụng phụ như gây hạ đường huyết đột ngột, nhờn thuốc, rối loạn tiêu hóa,.. nên bác sĩ sẽ phải cân nhắc các loại thuốc khi chỉ định và bệnh nhân cần tuân thủ việc dùng thuốc. Việc tự ý dừng thuốc, giảm liều có thể khiến đường huyết tăng đột ngột, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.

Thay đổi chế độ ăn uống

 

Thức ăn cho người tiểu đường

Thức ăn cho người tiểu đường

 

   Thực phẩm người bệnh tiểu đường nạp vào hàng ngày đóng một vai trò lớn trong việc kiểm soát đường huyết.

Người bệnh nên:

  • Ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, các loại đỗ, loại đậu chế biến dưới dạng hấp, luộc,..
  • Ăn thịt nạc, cá, các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như dầu vừng, dầu đậu nành, dầu cá, dầu oliu,..
  • Ăn nhiều rau xanh.
  • Ăn trái cây ít ngọt.
  • Uống các loại nước uống ít năng lượng, các loại sữa tách béo, sữa hạt như sữa hạnh nhân, sữa hạt mắc ca.

Người bệnh cần hạn chế:

  • Ăn các đồ chiên rán, xào,...nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường.
  • Ăn các loại thịt đỏ, thịt mỡ.
  • Ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, xoài chín, nhãn, nho, vải, hồng..
  • Uống sữa nhiều đường, sữa có vị như sữa dâu, sữa sô cô la.

Tập thể dục thường xuyên

     Tập thể dục làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin – hormone giúp vận chuyển đường vào trong tế bào và làm giảm đường máu. Đồng thời, tập thể dục sẽ kích thích cơ bắp của bạn cần phải hấp thụ và sử dụng đường làm năng lượng, thậm chí không cần tăng nhu cầu insulin.

   Chính vì thế, tập thể dục không chỉ làm giảm lượng đường trong máu trong thời gian ngắn mà nếu tuân thủ thói quen tập luyện lâu dài cũng góp phần làm giảm chỉ số HbA1C.

    Người bệnh tiểu đường nên tập các bài tập phù hợp với thể trạng ít nhất 5 ngày mỗi tuần, khoảng từ 30 đến 60 phút mỗi ngày. Các bài tập đơn giản dễ thực hiện thường là đi bộ, yoga.

   Tuy bệnh tiểu đường không lây nhiễm, nhưng đây là bệnh mãn tính, để kiểm soát được bệnh, người bệnh nên duy trì tốt song song cả việc điều trị bằng thuốc lẫn điều trị không sử dụng thuốc (chính là thói quen ăn uống và tập thể dục). Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cũng được khuyên dùng thêm viên uống BoniDiabet - là một sản phẩm có thành phần lành tính, tác dụng ưu việt nhằm hỗ trợ cho bệnh.

 

BoniDiabet - Sản phẩm được nhiều người bệnh tiểu đường tin tưởng

BoniDiabet đã phân phối ở Việt Nam hơn 10 năm qua, được xây dựng dựa trên công thức toàn diện, các thành phần phù hợp đối với người bệnh tiểu đường.

  • Nhóm thành phần thảo dược gồm chiết xuất dây thìa canh, mướp đắng, quế, hạt methi, lô hội giúp hạ đường huyết và mỡ máu rất hiệu quả.
  • Nhóm các nguyên tố vi lượng gồm Magie, Kẽm, Selen, Chrom - là thành phần của các enzyme chuyển hóa đường, giúp đường huyết được ổn định, từ đó ngăn ngừa được các biến chứng trên tim mạch, thận, võng mạc, thần kinh ngoại biên.
  • Acid alpha lipoic có tác dụng bảo vệ các vi mạch đáy mắt và cầu thận, giúp ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường, cũng như cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ, ngăn ngừa tai biến mạch máu não.
  • Vitamin C và Acid Folic hỗ trợ chức năng miễn dịch, giữ mao mạch và thành mạch máu vững chắc, giúp giảm nguy cơ biến chứng.

 

Thành phần của BoniDiabet

Thành phần của BoniDiabet

 

   Một ưu điểm nữa của BoniDiabet là sản phẩm được sản xuất bởi công nghệ microfluidizer - công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới, giúp tác dụng kéo dài và khả năng hấp thu có thể lên tới 100%. BoniDiabet được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Tại Việt Nam đã được Bệnh Viện Y học Cổ truyền Hà Đông kiểm nghiệm lâm sàng với kết quả tốt lên tới 96.7%.

   Có rất nhiều khách hàng sử dụng BoniDiabet và tin tưởng tuyệt đối vào sản phẩm.

 

Cảm nhận của khách hàng sử dụng BoniDiabet

   Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, BoniDiabet đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của khách hàng.

Chú Trần Văn Thạch, 55 tuổi ở phường Minh An, Tp Hội An, Quảng Nam.

 

Chú Trần Văn Thạch, SĐT 0779424837

Chú Trần Văn Thạch, SĐT 0779424837

 

   “Chú mắc tiểu đường mà không hề hay biết, đến lúc phát hiện thì biến chứng đã nặng lắm rồi. Mắt chú thì mờ hẳn, chân tay tê bì còn chân thì mất cảm giác, có nhiều vết loét. Bác sĩ kê cho chú Metformin nhưng chú không thấy cải thiện được biến chứng gì. Tình cờ chú biết đến BoniDiabet qua sóng truyền hình. Chỉ sau 1 tháng dùng với liều 4 viên/ngày, đường huyết chú giảm từ 10.8 còn 7.1 mmol/L. Sau khi dùng 2 tháng thì mắt chú sáng hơn, chân tay bớt hẳn tê buốt, các vết loét cũng lành lặn lại rồi. Chú mừng lắm!”

 

Chú Hà Văn Chờ, 64 tuổi. Địa chỉ xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

 

Chú Hà Văn Chờ, SĐT 08656865388

Chú Hà Văn Chờ, SĐT 08656865388

 

   “Hồi mới bị tiểu đường, bị nặng quá nên chú phải tiêm 30 đơn vị insulin một ngày, ăn uống kiêng khem cực kỳ, mà đường huyết lúc nào cũng ở mức cao 13-14mmol/L. Mắt chú mờ tịt đi, chân tay thường xuyên co quắp, người gầy sọp. Rồi mấy lần đi khám, có nhiều người cùng cảnh ngộ, họ tư vấn cho chú dùng thử BoniDiabet. Sau 2 tháng, đường huyết chú hạ xuống 8, người chú khoẻ hơn hẳn. Sau 4 tháng dùng, biến chứng của chú cũng giảm đi nhiều rồi, chú còn tăng được mấy cân, đường huyết đã ổn định chỉ còn 6.2 thôi.”

   Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi:Bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường là một bệnh không lây nhiễm, chúng ta không nên kỳ thị, xa lánh những người mắc bệnh này. Tuy nhiên, với những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải, bệnh nhân tiểu đường nên có phương pháp điều trị thích hợp để có thể kiểm soát tốt đường huyết. Nếu cần biết thêm về bệnh và sản phẩm BoniDiabet, mời các bạn hãy liên hệ về tổng đài 18001044 trong giờ hành chính để được tư vấn miễn phí.

 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30 v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc