Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tuyến tụy nằm ở đâu và có chức năng gì?

Thứ tư, 03-08-2022 15:48 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Tuyến tụy là một trong những bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Thế nhưng cấu tạo, vị trí cũng như chức năng của cơ quan này lại được rất ít người quan tâm trong khi đó các bệnh lý liên quan đến tuyến tụy như đái tháo đường, viêm tụy cấp, u tuyến tụy, ung thư tuyến tụy... lại đang ngày càng gia tăng. Vậy cụ thể tuyến tụy nằm ở đâu và có chức năng gì? Những bệnh lý liên quan đến tuyến tụy có nguy hiểm hay không? Mời các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây để có được lời giải đáp chính xác nhất nhé!

 

Tuyến tụy nằm ở đâu?

Tuyến tụy nằm ở đâu?

 

Tuyến tụy nằm ở đâu?

   Tụy là một cơ quan nằm sau phúc mạc, sau dạ dày, sát thành sau của ổ bụng, vắt ngang qua các đốt sống thắt lưng trên.

   Tuyến này có cấu tạo gồm 3 phần: Đầu tụy, thân tụy và đuôi tụy. Đầu tụy nằm sát đoạn tá tràng và đuôi tụy kéo dài đến sát lách. Ống tụy nằm dọc suốt chiều dài của tụy và dẫn lưu dịch tụy vào tá tràng. Tụy có khối lượng khoảng 80 gram, có màu trắng nhạt, ở một số loài động vật có thể có màu hồng nhạt, mỗi ngày trung bình tụy có thể tiết ra khoảng 0,8 lít dịch tiết.

 

Tuyến tụy có chức năng gì?

   Tuyến tụy đảm nhiệm 2 chức năng chính, đó là:

Chức năng ngoại tiết (tụy ngoại tiết)

   Tuyến tụy chứa các tuyến ngoại tiết sản xuất các enzyme quan trọng đối với hệ tiêu hóa như:

+ Trypsin và chymotrypsin để tiêu hóa protein.

+ Amylase tiêu hóa carbohydrate và lipase để phân huỷ chất béo.

   Khi thức ăn vào dạ dày, các dịch tụy này được giải phóng vào ống tụy chính. Tại đây chúng sẽ được kết hợp chung với mật và giải phóng vào tá tràng giúp cơ thể tiêu thụ các chất dinh dưỡng như protein, chất béo…

Chức năng nội tiết (tụy nội tiết)

   Tụy nội tiết bao gồm 3 loại tế bào chính là alpha, beta và delta giúp sản xuất ra nhiều hormone quan trọng:

- Glucagon có tác dụng làm tăng đường huyết và tăng cường phân giải glycogen thành glucose.

- Insulin làm giảm đường huyết.

- Somatostatin có tác dụng làm giảm nồng độ glucagon và insulin trong máu.

   Tụy nội tiết đảm nhiệm vai trò duy trì lượng đường trong máu. Khi mức đường quá cao, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin. Ngược lại khi mức đường huyết quá thấp thì tuyến tụy sẽ tiết ra glucagon.

 

Tuyến tụy nội tiết tiết ra nhiều loại hormone giúp điều hòa lượng đường trong máu

Tuyến tụy nội tiết tiết ra nhiều loại hormone giúp điều hòa lượng đường trong máu

 

Một số bệnh lý thường gặp liên quan đến tuyến tụy

   Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp liên quan đến tuyến tụy mà các bạn cần lưu ý:

Viêm tụy

   Viêm tụy là tình trạng viêm nhiễm các nhu mô tụy, có thể bao gồm cả tổn thương của các tổ chức lân cận.

  Theo chức năng sinh lý bình thường, tuyến tụy sẽ tiết ra các men amylase, lipase, trypsin... để góp phần vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Các men này được tiết ra dưới dạng không hoạt động và chúng chỉ được hoạt hóa trở thành có tác dụng ở tá tràng. Nhưng do một nguyên nhân nào đó (uống nhiều rượu bia, chấn thương dập vùng tụy, do rối loạn chuyển hóa…), các men này bị hoạt hóa trong lòng ống tụy chuyển thành dạng hoạt động gây phá hủy các mô tụy mà dẫn đến tình trạng viêm tụy.

   Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường bị đau bụng, buồn nôn, nôn, chướng bụng, trung tiện, rối loạn ý thức, huyết áp tụt, thiểu niệu....Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nhanh thành các biến chứng nặng, có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác, thậm chí là gây tử vong.

 

Bệnh viêm tụy

Bệnh viêm tụy

 

Ung thư tụy

   Ung thư tuyến tụy là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Theo thống kê của WHO, ung thư tụy đứng thứ 14 về tỷ lệ mắc nhưng lại đứng hàng thứ 7 về tỷ lệ tử vong. Tiên lượng của ung thư tụy rất xấu, thực tế tỷ lệ sống trung bình sau 5 năm của ung thư tụy chỉ khoảng 9,3%.

   Do đó, khi có các biểu hiện ban đầu của ung thư tụy như đau bụng dữ dội, kèm theo tình trạng vàng da, nước tiểu sẫm màu, cơ thể suy nhược, sụt cân, chán ăn… người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra sớm và điều trị kịp thời.

 

Bệnh ung thư tuyến tụy

Bệnh ung thư tuyến tụy

 

Bệnh đái tháo đường

   Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý liên quan đến tuyến tụy thường gặp nhất hiện nay. Đây là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm là glucose huyết cao hơn mức bình thường. Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh hoặc tiết rất ít insulin hoặc khi cơ thể không phản ứng với hormon này (hay còn gọi là đề kháng insulin). Bệnh đái tháo đường có 3 dạng:

- Bệnh đái tháo đường type 1: Tế bào beta đảo tụy bị phá hủy, mất khả năng tiết insulin, gây thiếu insulin tuyệt đối.

- Bệnh đái tháo đường type 2: Xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc có đủ nhưng chúng không hoạt động hiệu quả.

- Bệnh đái tháo đường thai kỳ: Là tình trạng tăng đường huyết chỉ xảy ra trong giai đoạn mang thai. Thông thường, đái tháo đường thai kỳ sẽ hết sau khi sinh.

 

Bệnh đái tháo đường 

Bệnh đái tháo đường 

 

   Trong đó, đái tháo đường type 2 là phổ biến nhất. Bệnh tiến triển âm thầm và có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, thận, mắt, thần kinh… và có thể cướp đi tính mạng của người bệnh bất kỳ lúc nào.

   Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường qua lời chia sẻ của Ths. Bs Nguyễn Thị Sơn- Giảng viên trường đại học Y dược thành phố HCM:

 

Video chia sẻ của Ths.Bs Nguyễn Thị Sơn về biến chứng bệnh tiểu đường

 

   Phần tiếp theo của bài viết chúng ta cùng tìm hiểu về giải pháp giúp kiểm soát hiệu quả bệnh đái tháo đường type 2, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm nhé!

 

Kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2 bằng cách nào?

   Trong video trên, Ths. Bs Nguyễn Thị Sơn khuyên người bệnh đái tháo đường type 2 nên kết hợp đồng thời các biện pháp sau đây:

Sử dụng thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ

   Các loại thuốc tây y điều trị bệnh tiểu đường bao gồm: Insulin, Metformin, Sulfonylurea, Glinides… Người bệnh lưu ý cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý tăng, giảm hay thay đổi thuốc tây y.

Thay đổi lối sống lành mạnh

 - Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, khoảng 5-6 bữa nhằm tránh làm tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và tụt đường huyết khi đói.

- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột như cơm, bánh mỳ, bánh kẹo, hoa quả ngọt …

 - Tăng cường bổ sung rau xanh và các loại hoa quả ít ngọt như táo, cam, bưởi, bơ, súp lơ,... 

 - Luyện tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như: Đi bộ, chạy bộ, tập yoga,… khoảng 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.

 - Đối với những bệnh nhân thừa cân, béo phì: Cần có chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, hợp lý để giảm và kiểm soát cân nặng tốt.

 

Bệnh nhân đái tháo đường nên tăng cường bổ sung rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày

Bệnh nhân đái tháo đường nên tăng cường bổ sung rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày

 

Sử dụng sản phẩm BoniDiabet +

   BoniDiabet + là sản phẩm của Mỹ công thức hoàn toàn từ thảo dược và các nguyên tố vi lượng, giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường hiệu quả và an toàn.

 

BoniDiabet + - Chìa khóa vàng giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường

    BoniDiabet + là sản phẩm được sản xuất tại nhà máy J&E International thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals - Tập đoàn sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín hàng đầu thế giới. Mỗi một viên nang BoniDiabet + là sự kết hợp hoàn hảo của các nhóm thành phần chính như sau:

- Nhóm nguyên tố vi lượng: Kẽm, magie, selen, chrom. Các nguyên tố vi lượng này là thành phần của các enzyme tham gia chuyển hóa đường trong cơ thể, được chứng minh có tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa và giảm nhẹ các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

- Nhóm các thảo dược: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi giúp làm hạ đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, BoniDiabet + còn được bổ sung quế giúp hạ mỡ máu, giúp phòng ngừa các biến chứng tim mạch; lô hội giúp các vết thương và vết loét chóng lành.

- Acid alpha lipoic, Vitamin C, Folic acid: Các thành phần này kết hợp với nhau giúp ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường trên tim mạch, thần kinh, phòng ngừa tai biến, bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận.

 

Công thức thành phần toàn diện của BoniDiabet +

Công thức thành phần toàn diện của BoniDiabet +

 

BoniDiabet + có tốt không?

   BoniDiabet + được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ bào chế Microfluidizer. Công nghệ này giúp tạo ra những phân tử hạt siêu nhỏ có kích thước nano (<70nm). Với kích thước siêu nhỏ như vậy, các tinh chất thảo dược trong BoniDiabet + sẽ được hấp thu tối đa vào cơ thể và phát huy hiệu quả cao nhất.

   Hiệu quả của BoniDiabet + đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +, đồng thời không xuất hiện các tác dụng không mong muốn với người dùng nên người bệnh hoàn toàn yên tâm sử dụng lâu dài.

 

Cách dùng BoniDiabet+

   Bạn nên dùng BoniDiabet + đều đặn hàng ngày với liều 4-6 viên/ngày, chia 2 lần, kết hợp thuốc tây theo đơn của bác sĩ:

- Sau 1-2 tháng, đường huyết sẽ hạ rõ rệt.

- Sau 3 tháng, đường huyết sẽ hạ và ổn định về mức an toàn hơn, chỉ số HbA1c (chỉ số đường huyết trung bình trong 3 tháng) giảm đáng kể.

   Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được lời giải đáp cho câu hỏi “Tuyến tụy nằm ở đâu?” và những bệnh lý liên quan đến tuyến tụy, đặc biệt là bệnh đái tháo đường. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì về sản phẩm, bạn vui lòng gọi điện đến tổng đài miễn cước 18001044 của công ty Botania để được giải đáp chi tiết nhất nhé.

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30 v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc