Mục lục [Ẩn]
“Có bệnh thì vái tứ phương” là tâm lý chung của những ai không may mắc phải một căn bệnh nào đó. Chữa được bệnh cũng luôn là điều mà tất cả người bệnh đều mong mỏi từng ngày. Hiện nay, bệnh tiểu đường không chỉ đem đến những triệu chứng vô cùng phiền phức, mà những biến chứng của nó cũng chẳng thể xem thường. Do đó, “Bệnh tiểu đường có chữa được không?” chính là vấn đề được tất cả người bệnh tiểu đường quan tâm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Người bệnh tiểu đường sẽ gặp phải những vấn đề gì?
Chúng ta đều biết rằng, tiểu đường vốn là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng đường huyết tăng cao hoặc lên xuống thất thường. Điều này xảy ra là do sự thiếu hụt hoặc cơ thể không thể sử dụng được insulin.
Đường huyết luôn cao hơn mức bình thường sẽ kéo theo vô vàn vấn đề khác nhau về sức khỏe và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh. Những vấn đề này có thể kể đến như:
Mắc kẹt với những triệu chứng khó chịu
Lượng đường trong máu quá cao sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, do các tế bào không có nguyên liệu để tổng hợp năng lượng. Những lúc bình thường, người bệnh có thể sẽ không nhận thấy quá nhiều khác biệt. Tuy nhiên, khi phải làm việc hay hoạt động, họ sẽ cảm thấy nhanh xuống sức và mệt hơn nhiều so với bình thường. Ngay đến cả những công việc bình thường như đi bộ, leo cầu thang,... cũng có thể dễ dàng làm khó người bệnh.
Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường còn gặp tình trạng tiểu nhiều lần do thận phải đào thải lượng đường dư thừa trong máu ra khỏi cơ thể. Vào ban ngày, đi tiểu nhiều có thể không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, đi tiểu nhiều vào ban đêm sẽ khiến người bệnh mất ngủ, kéo theo nhiều vấn đề về sức khỏe khác.
Ngoài ra, người bệnh sẽ còn phải đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu khác của tiểu đường như: Thèm ăn liên tục, khát nước, da khô ngứa, tê bì chân tay như có kiến bò bên trong,...
Người bệnh tiểu đường thường xuyên thấy tê bì tay chân
Bế tắc khi có những biến chứng quái ác
Đường huyết vẫn luôn ở mức cao sẽ làm tổn thương đến các mạch máu trong cơ thể, từ đó khiến tất cả các cơ quan đều bị ảnh hưởng. Các mạch máu tại đáy mắt bị hư hại sẽ dẫn đến biến chứng võng mạc tiểu đường. Mắt của người bệnh sẽ không còn nhìn rõ, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Mạch máu tại thận bị tổn thương sẽ làm giảm chức năng thận, dẫn đến bệnh thận mạn. Ở giai đoạn nặng, thận có thể mất hoàn toàn chức năng và người bệnh phải đi lọc máu, ghép thận để duy trì sự sống.
Một biến chứng nguy hiểm khác của tiểu đường là nhiễm trùng. Người bệnh sẽ thường xuyên mắc phải những bệnh đường hô hấp, đặc biệt là cúm mùa, từ đó làm gia tăng nguy cơ bị viêm phổi.
Đồng thời, các vết thương trên da của người bệnh cũng rất khó lành và dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến lở loét lan rộng. Trên thực tế, không ít người bệnh tiểu đường đã phải cắt cụt chi để tránh những hậu họa khôn lường từ những vết thương này.
Ngoài ra, người bệnh tiểu đường còn phải đối mặt với nhiều biến chứng khác như: Đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim,... đe dọa đến tính mạng của họ.
Các vết thương ở người bệnh tiểu đường rất dễ nhiễm trùng
Chính vì những điều này, chữa được bệnh luôn là mong muốn của tất cả người bệnh tiểu đường và cả người thân của họ. Vậy, bệnh tiểu đường có chữa được không?
Bệnh tiểu đường có chữa được không ?
Như đã nhắc đến ở trên, bệnh tiểu đường xuất hiện do tình trạng rối loạn chuyển hóa đường huyết. Với tình trạng này, bệnh tiểu đường được xếp vào nhóm các bệnh lý mãn tính. Do đó, căn bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu người bệnh kiểm soát tốt, thì sẽ giảm được những tác động tiêu cực từ các triệu chứng và biến chứng của tiểu đường. Theo đó, những mục tiêu mà người bệnh cần đạt được là:
- Chỉ số glucose máu lúc đói nên duy trì ở mức 4,4 – 7,0 mmol/l.
- Chỉ số glucose lúc no (sau khi ăn 2 giờ) nên duy trì ở mức < 10 mmol/l.
- Chỉ số HbA1c dưới 7%. HbA1c phản ánh mức đường huyết trung bình trong 3 tháng liên tiếp
- Chỉ số huyết áp tốt nhất nên duy trì ở mức 130/80 mmHg.
- Chỉ số cholesterol máu với mức LDL trong máu dưới 100 mg/dl và mức HDL trên 40 mg/dl để ngăn ngừa các mảng xơ vữa hình thành trong mạch máu.
Vậy, người bệnh tiểu đường sẽ cần làm những gì để thực hiện được những mục tiêu này?
Những biện pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Để kiểm soát tiểu đường một cách hiệu quả và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần thực hiện những biện pháp như:
Thường xuyên đi khám
Đi khám định kỳ là biện pháp để người bệnh biết được chỉ số đường huyết, HbA1c và cholesterol máu. Đồng thời, đi khám thường xuyên còn giúp các bác sĩ phát hiện sớm những thay đổi bất thường để điều chỉnh lại liệu trình điều trị cho phù hợp với người bệnh. Nếu người bệnh có các biến chứng, việc phát hiện ở giai đoạn đầu sẽ giúp cho quá trình điều trị dễ dàng và ít tốn kém hơn khi chúng đã nặng lên.
Người bệnh nên đi khám định kỳ
Theo dõi đường huyết thường xuyên
Theo khuyến cáo, người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết vào những thời điểm khác nhau như: Sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, trước và sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ buổi tối.
Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh được chế độ ăn hợp lý để tránh việc đường huyết bị tăng cao hay hạ xuống thấp.
Duy trì chế độ ăn kiêng và lối sống lành mạnh
Ăn kiêng là điều bắt buộc với những ai mắc tiểu đường. Theo đó, người bệnh nên hạn chế những thực phẩm như:
- Đồ ăn giàu tinh bột, đường để tránh làm đường huyết tăng cao sau ăn.
- Hạn chế ăn mỡ động vật, chất béo chuyển hóa để ngăn ngừa mỡ máu.
- Hạn chế muối, đồ ăn mặn để ổn định huyết áp và bảo vệ thận.
- Không uống rượu, bia, hút thuốc lá.
Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất béo có lợi từ các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc, cá béo,... Chúng sẽ giúp đường huyết không bị tăng cao, giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch.
Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần. Đồng thời, người bệnh nên nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, stress.
Rau củ, trái cây và ngũ cốc là thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường
Chăm sóc da thường xuyên
Da của người bệnh tiểu đường thường gặp nhiều vấn đề như: Khô ngứa, bong tróc, dễ bị nhiễm nấm hay khó lành khi bị thương. Do đó, người bệnh cần chú ý dưỡng ẩm cho da và kiểm tra thường xuyên để phát hiện các vết thương, tránh tình trạng nhiễm trùng.
Sử dụng sản phẩm giúp ổn định đường huyết
Đường huyết tăng cao hoặc lên xuống thất thường là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm của tiểu đường. Do đó, việc giữ đường huyết ổn định ở mức an toàn là điều vô cùng cần thiết với người bệnh tiểu đường.
Hiện nay, BoniDiabet + của Mỹ chính là sản phẩm giúp người bệnh thực hiện điều này một cách dễ dàng.
BoniDiabet + - Bí quyết giúp hạ và giữ đường huyết ổn định ở mức an toàn
BoniDiabet + được tạo thành bởi một công thức hoàn hảo với hai nhóm chính là:
- Nhóm thảo dược có tác dụng giúp hạ đường huyết đưa mức đường huyết của người bệnh về mức an toàn gồm Mướp đắng, dây thìa canh, hạt methi, quế
- Nhóm thành phần giúp phòng ngừa biến chứng:
+ Kẽm, crom, magie, selen giúp làm tăng hoạt tính của insulin, đưa glucose vào trong tế bào, nhờ đó giữ đường huyết ổn định, không lên xuống thất thường.
+ Alpha lipoic acid, vitamin C, acid folic giúp ngăn ngừa biến chứng trên tim mạch, mắt, thận, thần kinh.
+ Quế giúp hạ mỡ máu, lô hội giúp các vết thương mau lành.
Thành phần và công dụng của BoniDiabet +
Tác dụng của sản phẩm BoniDiabet + đã được chứng minh trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác.
Kết quả cho thấy, 96,67% người bệnh có cải thiện tốt và khá trên 3 phương diện là: Chỉ số đường huyết, giảm HbA1c và những triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Người bệnh nói gì về BoniDiabet + ?
Qua nhiều năm lưu hành, BoniDiabet + đã giúp cho hàng vạn người bệnh tiểu đường có lại cuộc sống bình yên và không còn phải lo lắng về những biến chứng của bệnh lý này. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của:
Cô Phan Thị Bông, 61 tuổi, ở số 2615/2B hẻm 252 đường Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12.
Cô Bông chia sẻ: “Cô bị tiểu đường đâu đó cũng trên dưới cả chục năm rồi. Lúc thấy mình thường xuyên mệt mỏi, uống nước nhiều, ăn nhiều mà lại sụt mất 8 ký, cô mới đi khám và biết được mình bị tiểu đường. Chân tay cô lúc nào cũng bị tê bì mất cảm giác. Đường huyết thì tăng đến 400 mg/dl. Cô uống không biết bao nhiêu thuốc mà đường huyết cũng chỉ giảm loanh quanh mức 395 mg/dl”
“Từ khi biết đến BoniDiabet +, sức khỏe của cô đã hồi phục rất nhiều rồi. Sau khi dùng BoniDiabet + khoảng 1 tháng, đường huyết đã về 254mg/dl. Sau khoảng 3 tháng, đường huyết đã ổn định quanh mức 110 mg/dl. Những triệu chứng như mệt mỏi, nhanh đói, khát nước, tê bì chân tay gần như không còn, cân nặng cũng về như trước rồi.”
Cô Phan Thị Bông, 61 tuổi
Hy vọng, bài viết trên đã giúp quý độc giả giải đáp được vấn đề: “Bệnh tiểu đường có chữa được không?”. BoniDiabet + chính là chìa khóa giúp người bệnh chung sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM: