Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Giải đáp thắc mắc: Làm sao để biết mình bị tiểu đường?

Thứ tư, 28-09-2022 15:35 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Theo thống kê từ Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), cứ mỗi giờ sẽ có thêm 1000 bệnh nhân tiểu đường mắc mới và cứ mỗi giây trôi qua sẽ có thêm một người tử vong do biến chứng của căn bệnh này. Do đó, việc phát hiện ra bệnh tiểu đường sớm và điều trị kịp thời là rất cần thiết. Vậy làm sao để biết mình bị tiểu đường? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

 

Làm sao để biết mình bị tiểu đường?

Làm sao để biết mình bị tiểu đường?

 

Bệnh tiểu đường là gì?

   Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose, dẫn tới lượng đường tăng cao trong máu và không thể vào các tế bào khiến tế bào bị thiếu năng lượng để hoạt động. Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh hoặc sản sinh rất ít insulin hoặc khi cơ thể không phản ứng với insulin (hay còn gọi là đề kháng insulin).

   Căn bệnh này thường tiến triển thầm lặng và nếu không phát hiện và kiểm soát bệnh tốt, đường huyết lên xuống thất thường có thể dẫn đến những rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là trên tim, mạch máu, thận, mắt, thần kinh, cụ thể như sau: 

- Trên thần kinh ngoại vi: Tê bì, dị cảm, mất cảm giác, kiến bò ở hai chân, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón…

- Trên mắt: Làm suy giảm thị lực, gây bệnh võng mạc mắt, đục thủy tinh thể…., thậm chí có thể dẫn tới mù lòa.

- Trên tim mạch: Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

- Trên thận: Suy thận cấp, suy thận mạn giai đoạn cuối….

 

Bệnh tiểu đường tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh tiểu đường tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

  

Những đối tượng cần thận trọng với bệnh tiểu đường?

   Có thể thấy, bệnh tiểu đường vô cùng nguy hiểm. Do đó, nếu thuộc một trong những đối tượng sau đây thì các bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sớm và định kỳ để có giải pháp điều trị kịp thời:

- Người béo phì, có chỉ số khối cơ thể BMI cao hơn 23.

- Những người trên 45 tuổi.

 

Những người trên 45 tuổi cần thận trọng với bệnh tiểu đường

Những người trên 45 tuổi cần thận trọng với bệnh tiểu đường

 

- Phụ nữ mang thai.

- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, tiền sử cá nhân về lượng đường trong máu bất thường hoặc có dấu hiệu kháng insulin.

- Người bệnh cao huyết áp hoặc có tiền sử bệnh tim mạch.

- Người có thói quen hút thuốc lá hoặc lối sống ít vận động.

- Những người có một số triệu chứng như:

+ Nhanh bị đói, thèm đồ ngọt và mệt mỏi.

+ Khát nước liên tục và đi tiểu thường xuyên.

+ Sụt cân nhanh chóng.

+ Vết thương lâu lành và dễ bị nhiễm trùng.

+ Thị lực kém dần đi.

 

Khi thấy bản thân nhanh đói và thèm đồ ngọt thì bạn nên đi tầm soát bệnh tiểu đường

Khi thấy bản thân nhanh đói và thèm đồ ngọt thì bạn nên đi tầm soát bệnh tiểu đường

 

Làm sao để biết mình bị tiểu đường?

   Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Làm sao để biết mình bị tiểu đường?”, các bạn cần đi khám sớm và làm các xét nghiệm tiểu đường cần thiết.  Bởi vì tiểu đường ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng cụ thể mà chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm với triệu chứng đường máu cao bất thường. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định các loại xét nghiệm tiểu đường tùy thuộc vào tình trạng của bạn:

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

   Glucose máu lúc đói là lượng glucose được định lượng sau khi nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Xét nghiệm này đòi hỏi người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi thực hiện, tốt nhất là người bệnh nên xét nghiệm vào buổi sáng sớm.

- Với mức đường huyết lúc đói < 100 mg/dL (5,6 mmol/L), thì người bệnh bình thường.

- Đường huyết lúc đói  ≥ 126mg/dL (hay 7 mmol/L) thì được chẩn đoán là bệnh tiểu đường.

- Đường huyết rơi vào khoảng từ 100 mg/dL đến 125 mg/dL thì được kết luận mắc chứng tiền tiểu đường hay rối loạn dung nạp đường huyết.

 

Xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói

Xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói

 

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

  Xét nghiệm này sẽ lấy máu tại một thời điểm ngẫu nhiên, không liên quan đến bữa ăn. Do đó, bệnh nhân không cần nhịn ăn trước khi thực hiện nó.

  Ở người bình thường, đường huyết ngẫu nhiên thường có giá trị < 140mg/dL (7,8 mmol/l). Còn đối với người bệnh tiểu đường, mức đường trong máu ngẫu nhiên sẽ ≥ 200mg/dL (11,1 mmol/L).

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống

   Khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, bệnh nhân sẽ được thực hiện xét nghiệm đường huyết ở hai thời điểm, 1 và 2 giờ sau khi uống 75g đường.

   Giá trị bình thường sau 2 giờ là < 140mg/dL. Khi trị số này ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L), bệnh nhân sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm định lượng HbA1c

   HbA1c là chỉ số phản ánh nồng độ đường máu trung bình trong khoảng 3 tháng. Chỉ số HbA1c thể hiện lượng đường trong máu gắn với Hemoglobin (Hb) của hồng cầu. Nếu lượng đường trong máu càng cao thì số lượng hồng cầu gắn đường càng nhiều.

  Ở người bình thường, giá trị HbA1c < 5,7%. Khi HbA1c ≥ 6,5%, người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

 

Xét nghiệm định lượng chỉ số HbA1c

Xét nghiệm định lượng chỉ số HbA1c

 

   Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bạn cần sớm áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời, kiểm soát thật tốt đường huyết, phòng ngừa nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm trên tim, thận, mắt, thần kinh...

 

Điều trị bệnh tiểu đường như thế nào?

   Tùy vào tình trạng bệnh tiểu đường của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau:

Phương pháp không dùng thuốc

   Đối với trường hợp bệnh nhân tiểu đường thai kỳ giai đoạn nhẹ hoặc tiền tiểu đường, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bằng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể là:

 - Xây dựng thực đơn khoa học

+ Cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày, tuy nhiên  giảm cung cấp tinh bột, chất béo, thức ăn ngọt, đồ dầu mỡ như: Gạo, mì, ngô, khoai, miến, bánh kẹo ngọt, nước sốt ngọt…

+ Tăng cường bổ sung rau xanh, nên ăn các loại hoa quả ít ngọt như: Thanh long, bưởi, cam , táo, ổi…

+ Tuyệt đối không uống rượu bia, nước ngọt, đồ uống có ga…

+ Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để không làm đường huyết tăng cao sau khi ăn và không bị hạ thấp khi đói.

- Vận động thể chất đều đặn hàng ngày

   Người bệnh nên luyện tập thường xuyên những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, chạy bộ, tập yoga, đạp xe,… khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần, không nên nghỉ luyện tập 2 ngày liên tiếp.

 

Người bệnh tiểu đường nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Người bệnh tiểu đường nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học

 

Phương pháp sử dụng thuốc

 Tùy tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng liều, đều đặn hàng ngày, không được tự ý ngừng, tăng hay giảm liều, không được tự ý đổi thuốc.

 Bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc thì người bệnh cũng cần kết hợp thêm các biện pháp không dùng thuốc ở trên để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

Sử dụng thêm sản phẩm thảo dược

   Riêng với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các chuyên gia khuyên người bệnh nên bổ sung thêm các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để kiểm soát đường huyết ổn định ở ngưỡng an toàn và phòng ngừa biến chứng hiệu quả.

  Một trong các sản phẩm thảo dược đã và đang được hàng vạn người bệnh tiểu đường tin dùng chính là BoniDiabet + của Mỹ.

 

BoniDiabet +- Giải pháp hiệu quả an toàn dành cho người bệnh tiểu đường

   BoniDiabet + là sản phẩm có công thức nổi bật so với các sản phẩm hạ đường huyết trên thị trường hiện nay. Mỗi một viên nang BoniDiabet + là sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược và nguyên tố vi lượng:

- Nhóm thảo dược: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi là những thảo dược kinh điển giúp hạ đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, BoniDiabet + còn được bổ sung quế giúp hạ mỡ máu, giúp phòng ngừa các biến chứng tim mạch; lô hội giúp các vết thương và vết loét chóng lành.

- Nhóm nguyên tố vi lượng: Kẽm, crom, magie, selen. Các thành phần này tham gia vào quá trình chuyển hóa glucose, giúp tăng độ nhạy và điều hòa hoạt động của insulin trong cơ thể, điều này giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh,...

- Nhóm vitamin và dưỡng chất: Acid alpha lipoic, Vitamin C, Folic acid có tác dụng giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên tim mạch, thần kinh, phòng ngừa tai biến, bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận.

 

Các thành phần tạo nên tác dụng toàn diện của BoniDiabet +

Các thành phần tạo nên tác dụng toàn diện của BoniDiabet +

 

   Hiệu quả và độ an toàn của BoniDiabet + đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 2 tháng sử dụng BoniDiabet +, đồng thời không xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào với người dùng.

 

BoniDiabet + đã mang niềm vui quay trở lại với hàng vạn người bệnh tiểu đường

   Nhờ dùng đều đặn BoniDiabet + hàng ngày, hàng vạn người trở lại cuộc sống vui khỏe nhờ kiểm soát tốt bệnh tiểu đường của mình.

   Bác Nguyễn Anh Tiến, 75 tuổi, ở số 55, đường Nguyễn Thái Học, phố Tân Văn, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình

 

Bác Tiến chia sẻ về hành trình kiểm soát bệnh tiểu đường nhờ BoniDiabet +

 

   “Bác biết mình bị tiểu đường năm 1994, đến giờ cũng gần 30 năm rồi. Thời gian đầu bác thấy người hay mệt mỏi, khát nước lắm. Mỗi lần bác đi tiểu thì kiến bu đầy quanh bồn cầu. Chỉ trong vòng 1 năm mà bác sụt mất 10kg, nhưng lúc đó bác vẫn chủ quan không đi khám xét gì. Mãi cho tới một lần bác bị tông xe dẫn tới rách chân, chảy máu nên mới vào bệnh viện điều trị, mặc dù đã dùng kháng sinh liều cao nhưng không hiểu sao vết thương khâu chỉ mãi không lành, vẫn liên tục chảy nước. Lúc này bác mới đi kiểm tra thì đường huyết lên tới 23.5. Bác uống thuốc nhưng đường huyết vẫn ở ngưỡng cao, toàn trên 10. Cũng vì thế mà bác bị biến chứng tê bì chân tay, mờ mắt, suy gan, suy thận”.

   “Cuộc đời bác thật may mắn khi gặp được sản phẩm BoniDiabet +của Mỹ. Từ ngày sử dụng sản phẩm này, sức khỏe của bác cải thiện đáng kể. 10 móng chân của bác, trước mềm nhũn, mủn hết ra thì giờ đã cứng và trở lại bình thường, không bị đau ở kẽ móng nữa. Đường huyết giảm dần, cho tới bây giờ chỉ còn có 5.6 hoặc 5.4 thậm chí có hôm xuống 5.2. Chỉ số HbA1c cũng thế, trước thấp nhất vẫn trên 7%, nhưng giờ chỉ 6.4% cho đến 6.6% là cùng.  Bác sĩ khen đường huyết gần 30 năm mà có thể về được ngưỡng này thì đúng là kỳ tích và giảm cho bác cả liều insulin và thuốc tây. Không những thế, các triệu chứng khát nước cũng không còn, chân tay bác hết hẳn tê bì, có cảm giác trở lại. Nhờ thế mà bác cũng vơi đi phần nào gánh nặng trên gan, thận”.

   Hy vọng những thông tin hữu ích từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc có được lời giải đáp cho câu hỏi “Làm sao để biết mình bị tiểu đường?”. Nếu mắc tiểu đường, sử dụng BoniDiabet + chính là sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Nếu có băn khoăn hay thắc mắc gì khác, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30 v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc