Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Biến chứng đái tháo đường type 2: Đã có lối thoát hiểm – hết lo khó kiểm soát

Thứ tư, 13-04-2022 14:28 PM

Mục lục [Ẩn]

 

“Tiểu đường biến chứng thật lo

Chân tay lở loét, thận tim bày trò

Nếu ai bệnh vẫn giày vò

Đọc ngay bài viết được kho an lòng.”

 

 

Tổng quan về đái tháo đường type 2

     Năm 2021 trên toàn thế giới có gần 500 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm dân số trưởng thành toàn cầu tăng gần gấp đôi tính từ năm 1980 đến năm 2014, từ 4,7% lên 8,4% tức là cứ khoảng 11 người lớn thì có 1 người bị đái tháo đường.

     Ở Việt Nam, đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ 3. Theo thống kê trong năm 2017, mỗi ngày có khoảng 80 ca tử vong vì căn bệnh này. Vì vậy việc mọi người đặc biệt là bệnh nhân ý thức được mức độ nguy hiểm của căn bệnh “kẻ giết người thầm lặng” này là vô cùng cần thiết.

     Sau đây là những kiến thức tổng quan về bệnh đái tháo đường mà bạn cần nằm lòng.

Đái tháo đường là gì?

     Đái tháo đường (hoặc tiểu đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa mãn tính, liên quan đến việc thiếu hụt sản xuất insulin của tuyến tụy hoặc cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin do tuyến tụy tạo ra dẫn đến tình trạng nồng độ glucose trong máu tăng kéo dài (tăng đường huyết).

     Để chẩn đoán đái tháo đường cần dựa vào một trong các tiêu chí:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói từ 125 mg/dL trở lên (> 6,9 mmol/L).
  • Chỉ số đường huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống trên 199mg/dL trở lên (> 11 mmol/L).
  • Chỉ số HbA1c (chỉ số thể hiện đường huyết trung bình 3 tháng) từ 6,5% trở lên.

 

Chỉ số đường huyết lúc đói của bệnh nhân đái tháo đường

Chỉ số đường huyết lúc đói của bệnh nhân đái tháo đường

 

     Bệnh được chia thành 3 loại chính đó là

  • Đái tháo đường type 1: đặc trưng bởi việc tuyến tụy sản xuất thiếu hụt insulin, thường liên quan đến yếu tố gen di truyền và có thể khởi phát ngay cả khi còn trẻ.
  • Đái tháo đường type 2: đặc trưng bởi cơ thể sinh đề kháng với insulin khiến insulin hoạt động không hiệu quả.
  • Đái tháo đường thai kì: tình trạng tăng đường huyết xảy ra trong giai đoạn 3 tháng giữa hoặc cuối thai kì mà không có chẩn đoán tiểu đường trước đó.

     Bài viết này sẽ đi cụ thể vào đái tháo đường type 2, vì đây là loại chiếm tỉ lệ 90% trong tổng số và nó còn có những yếu tố nguy cơ bạn có thể phòng tránh từ trước.

Yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường type 2?

    Tuy chưa xác định cụ thể nguyên nhân nào gây đái tháo đường type 2, nhưng có những yếu tố nguy cơ tăng khả năng một người mắc bệnh như sau:

  • Tuổi cao: người trên 45 tuổi
  • Người ít hoạt động thể lực và có tình trạng thừa cân (chỉ số khối BMI > 25)
  • Người bị tăng huyết áp, bị rối loạn chuyển hóa lipid máu (HDL cholesterol < 35mg/dL và/hoặc triglyceride >250mg/dL)
  • Người có tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
  • Tiền sử gia đình có người thân bị đái tháo đường đặc biệt là người thân cấp 1 (bố mẹ, anh chị em ruột)
  • Phụ nữ có tiền sử bị đái tháo đường thai kì hoặc đẻ con to >4kg
  • Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.

 

 Người ít hoạt động thể lực, thừa cân nguy cơ bị bệnh tăng

Người ít hoạt động thể lực, thừa cân nguy cơ bị bệnh tăng

 

     Nếu bạn có từ một trở lên các yếu tố nguy cơ trên thì việc khám tầm soát đái tháo đường type 2 là vô cùng cần thiết.

Triệu chứng của đái tháo đường type 2

     Khi bị đái tháo đường type 2, bệnh nhân sẽ thường gặp những triệu chứng sau đây:

  • Mệt mỏi, đói nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều, sụt cân: người bị tiểu đường sẽ thấy thường xuyên mệt mỏi, thèm ăn thèm uống nước liên tục trong khi cân nặng vẫn có thể bị sút đi trông thấy, đi tiểu nhiều lần.
  • Cảm giác đau đầu, chóng mặt thậm chí gây mất ngủ về đêm.
  • Mờ đục mắt, suy giảm thị lực; tê bì ngứa ran chân tay đặc biệt ở gan bàn chân, bàn tay.

 

Triệu chứng thường gặp của bệnh nhân tiểu đường

Triệu chứng thường gặp của bệnh nhân tiểu đường

 

     Ngoài các triệu chứng nêu trên nếu không điều trị tốt, mức đường huyết thường xuyên tăng cao kéo dài còn khiến bệnh nhân gặp nhiều biến chứng rất nguy hiểm, mời bạn tham khảo phần tiếp theo sau đây.

 

Biến chứng của đái tháo đường type 2 nguy hiểm như thế nào?

     Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa, suy thận, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não và cắt cụt chi dưới. Theo thống kê, cứ 5 giây trôi qua lại có một người mắc bệnh tiểu đường, cứ 10 giây lại có 1 người chết và cứ 30 giây lại có một chi phải cắt đi vì căn bệnh này.

     Tất cả các hệ quả đó đều bắt nguồn từ những biến chứng của bệnh đái tháo đường, cụ thể khi đường huyết tăng cao và không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến:

  • Khó lành các vết thương gây hiện tượng lở loét đặc biệt ở chân tay, thậm chí dẫn đến hoại tử phải cắt cụt chi.
  • Các bệnh về võng mạc, có thể dẫn đến mù lòa
  • Các bệnh lý thần kinh ngoại biên
  • Suy giảm chức năng thận, có thể gây suy thận cấp, suy thận mạn
  • Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim dẫn đến đột quỵ.

 

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

 

     Đến đây chắc chắn bạn đã thấy được tầm quan trọng của việc chủ động kiểm soát tình trạng đái tháo đường. Chúng ta hoàn toàn có thể lạc quan là sẽ thực hiện được điều đó bởi nhờ vào sự tiến bộ của y học và khoa học kĩ thuật, ngày nay đã có các phương pháp giúp bạn kiểm tốt đái tháo đường nói chung và type 2 nói riêng, mời đọc phần tiếp theo để tìm hiểu nội dung này.

 

Làm gì để ngăn ngừa biến chứng trong đái tháo đường type 2?

     Điểm mấu chốt trong việc điều trị đái tháo đường type 2 cũng như ngăn ngừa các biến chứng chính là kiểm soát mức đường huyết ổn định và càng gần mức an toàn (4,4-5,6mmol/L khi đói) càng tốt. Các biện pháp có vai trò quan trọng nhất là: thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, sử dụng thuốc tây/thảo dược hoặc các sản phẩm giúp giảm đường huyết.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống.

     Nồng độ đường glucose trong máu tăng lên khi bạn tiêu hóa thức ăn và giảm đi khi cơ thể sử dụng tiêu hao cho các hoạt động. Vì vậy bạn cần có thói quen ăn uống lành mạnh và tập luyện đều đặn hàng ngày, cụ thể như sau:

     Về chế độ ăn uống:

  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột, calo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường và muối như: cơm, dầu mỡ, đồ ngọt,…
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ và khoáng chất như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ, trái cây, sữa ít béo,…
  • Uống nhiều nước lọc, hạn chế tối đa nước ngọt, rượu bia, đồ uống có ga.
  • Trong khẩu phần một bữa ăn nên chia theo tỉ lệ tối thiểu một phần hai là rau củ, trái cây, tối đa một phần tư là chất đạm ít béo như đậu phụ, thịt gà nạc, cá, … tối đa một phần tư là thức ăn loại hạt chứa tinh bột như cơm, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt…

 

 Thực đơn lành mạnh cho bệnh nhân đái tháo đường

Thực đơn lành mạnh cho bệnh nhân đái tháo đường

 

Về lối sống:

  • Giảm cân đối với nam giới có chu vi vòng eo lớn hơn 100cm và là 90cm trở lên với nữ giới hoặc với những bệnh nhân có chỉ số khối BMI trên 30. Biện pháp tối ưu là kết hợp chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên.
  • Tập thể dục thường xuyên ít nhất 5 buổi/ tuần, mỗi buổi tối thiểu 30 phút. Bệnh nhân nên lựa chọn hình thức tập luyện nhẹ nhàng và phù hợp sở thích bản thân như đi bộ, tập yoga, đánh cầu lông và không nên chơi những môn thể thao đối kháng vận động mạnh như bóng đá, bóng rổ…
  • Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu có phát hiện vết loét không lành bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ.
  • Đánh răng và xỉa răng bằng chỉ nha khoa hàng ngày để giữ cho răng nướu sạch sẽ khỏe mạnh.
  • Theo dõi đường huyết và huyết áp thường xuyên.

 

Tập thể dục thường xuyên, giữ vóc dáng cân đối

Tập thể dục thường xuyên, giữ vóc dáng cân đối

 

     Ngoài biện pháp tự thay đổi thói quen sinh hoạt, bệnh nhân đái tháo đường type 2 thường cần sử dụng phối hợp thuốc tây y hoặc các sản phẩm có khả năng giúp giảm mức đường huyết.

Sử dụng thuốc tây y

     Khi sử dụng thuốc tây y bạn cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Trước khi sử dụng hãy trao đổi với bác sĩ của bạn để nắm được: cách sử dụng, các lưu ý về tác dụng phụ, cách xử trí khi quên liều hoặc khi gặp tác dụng không mong muốn.

     Có nhiều loại thuốc tây dành cho bệnh đái tháo đường type 2, những loại hay được sử dụng nhất là những thuốc viên dùng đường uống thuộc nhóm biguanid (ví dụ: metformin), nhóm sulfonylurea (gliclazide, glipizide,…). Khi sử dụng những thuốc này sẽ có nguy cơ gặp tác dụng phụ trên tiêu hóa như nôn, tiêu chảy đồng thời khi dùng kéo dài sẽ gây độc cho gan, thận.

     Vì bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh mãn tính, cần kiểm soát điều trị suốt đời nên các chuyên gia thường khuyên bệnh nhân tiểu đường nên dùng thêm các sản phẩm đông y – thảo dược giúp hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết, để hạn chế tối đa lượng thuốc tây y cần sử dụng, tránh các gánh nặng về tác dụng phụ của thuốc tây y.

Sử dụng sản phẩm thảo dược trong kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng của đái tháo đường type 2.

     Để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp các biến chứng bệnh đái tháo đường type 2, bên cạnh việc giảm mức đường huyết về ngưỡng an toàn thì việc giữ cho đường huyết ổn định hơn cũng vô cùng quan trọng. Về điểm này các thuốc tây y không chiếm ưu thế. Vì trong 1 ngày dài, mỗi thời điểm khác nhau đường huyết của bệnh nhân có sự biến thiên ví dụ như gần bữa ăn, xa bữa ăn. Thuốc tây y thường có tác dụng giảm đường huyết nhanh và rõ ràng nhưng không giúp duy trì ổn định, thậm chí còn có thể khiến đường huyết biến thiên càng thêm phức tạp. Đây chính là lí do tại sao mà nhiều người khi đi khám kết quả cho thấy mức đường huyết được kiểm soát tốt nhưng vẫn bị mắc các biến chứng.

     Tuy nhiên, hiện nay đã có rất nhiều thảo dược chứng minh được công hiệu giảm và ổn định đường huyết hiệu quả như là: dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế chi, lá sa kê,… Thảo dược thường cho tác dụng từ từ nhưng lại thẩm thấu và duy trì lâu hơn, đồng thời nguồn gốc tự nhiên có tính an toàn cao, vì thế mà phương pháp thảo dược đang ngày càng được ưa chuộng trong phối hợp điều trị đái tháo đường type 2.

 

BoniDiabet+ - lối thoát hiểm trong kiểm soát ngăn ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường type 2.

     Để giúp bệnh nhân dễ dàng tiếp cận và sử dụng phương pháp đông y – thảo dược một cách hiệu quả, tập đoàn Viva group (tập đoàn sản xuất dược phẩm – thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ và Canada) đã cho ra đời sản phẩm BoniDiabet+.

     Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn sản xuất GMP của FDA (Mỹ) và Health Canada, đồng thời đã được Bộ Y tế Việt Nam công nhận về tính an toàn hiệu quả và cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

     BoniDiabet+ có công thức là một tập hợp từ những thành tố tốt nhất giúp hạ và ổn định đường huyết, mỡ máu, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường type 2:

  • Nhóm thảo dược thiên nhiên: dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội. Nhóm này có tác dụng hạ đường huyết rất tốt đồng thời còn giúp bệnh nhân hạ và ổn định mỡ máu và tăng khả năng sửa chữa làm lành vết thương góp phần ngăn ngừa biến chứng lở loét chân tay.
  • Nhóm các nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, crom, selen là những nguyên tố cần thiết cấu tạo các enzym chuyển hoá đường, tăng độ nhạy cảm với insulin giúp ổn định đường huyết tốt hơn và giảm thiểu nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh,…
  • Nhóm vitamin và dưỡng chất như vitamin C, acid alpha lipoic và acid folic giúp tăng cường miễn dịch, tăng sức bền thành mạch máu cũng như mao mạch ở đáy mắt và thận khiến giảm nguy cơ biến chứng trên các cơ quan này.

 

Thành phần sản phẩm BoniDiabet+

Thành phần sản phẩm BoniDiabet+

 

     Đặc biệt BoniDiabet+ đã được kiểm chứng lâm sàng tại Viện y học cổ truyền Hà Đông (Hà Nội) cho kết quả bệnh nhân đái tháo đường type 2 sử dụng đạt hiệu quả khá và tốt lên đến 96,67% trong việc giúp bệnh nhân hạ và ổn định đường huyết cũng như phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.

     Nhờ có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên và nguyên tố vi lượng, bệnh nhân có thể an tâm sử dụng lâu dài không lo vấn đề tác dụng phụ hay tương tác thuốc. Quả thực chính xác khi gọi BoniDiabet+ là “lối thoát hiểm” cho việc kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng của đái tháo đường type 2.

      Mong rằng bài viết đã cung cấp đến bạn đầy đủ những kiến thức cần thiết nhất giúp bạn dễ dàng, an tâm hơn khi chung sống với căn bệnh mãn tính đái tháo đường type 2 này. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số tổng đài miễn phí 18001044 để được tư vấn chi tiết.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30 v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc