Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về các vấn đề răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường

Thứ ba, 29-03-2022 16:23 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là bệnh mãn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên khắp các cơ quan, bộ phận của cơ thể như tim, thận, gan, mắt, thần kinh... Trong đó, các vấn đề trên răng miệng là một trong những biến chứng thường gặp nhưng thường bị bỏ qua và có thể gây ra những hậu quả nghiệm trọng như mất răng, rụng răng sớm hoặc tụt lợi... Để tìm hiểu cụ thể về vấn đề này cũng như giải pháp giúp kiểm soát bệnh, phòng ngừa biến chứng trên răng miệng cũng như các biến chứng khác, mời các bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây nhé!

 

Tìm hiểu về các vấn đề răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường

Tìm hiểu về các vấn đề răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường

 

Tại sao bệnh nhân tiểu đường lại hay gặp vấn đề răng miệng?

   Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose, làm lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Và khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ khiến các mạch máu bị tổn thương và hẹp lại, từ đó làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng nướu răng gây các biến chứng trên răng miệng.

   Ngoài ra, ở bệnh nhân tiểu đường, hàm lượng đường trong nước bọt cũng sẽ cao hơn so với người bình thường. Đây là điều kiện thuận lợi và môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển nhanh hơn. Vi khuẩn kết hợp thức ăn trong miệng tạo thành các mảng bám gây ra các vấn đề trên răng miệng.

 

Lượng đường trong máu tăng cao gây ra các vấn đề răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường

Lượng đường trong máu tăng cao gây ra các vấn đề răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường

 

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện ở răng miệng

   Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường xuất hiện trên răng miệng mà người bệnh cần lưu ý:

Tăng khát

   Bệnh nhân tiểu đường thường xuyên cảm thấy khát dù đã uống rất nhiều nước. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây cảm giác khát nước liên tục.

 

Bệnh nhân tiểu đường khát nước và uống rất nhiều nước

Bệnh nhân tiểu đường khát nước và uống rất nhiều nước

 

Khô miệng

   Mặc dù uống rất nhiều nước nhưng bệnh nhân tiểu đường lại luôn cảm thấy miệng rất khô. Nguyên nhân là do quá trình bài tiết nước bọt ở những bệnh nhân này bị suy giảm, dẫn đến thiếu nước bọt và gây ra tình trạng khô miệng cho bệnh nhân. Tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp các bệnh lý vùng miệng như viêm loét, sâu răng, viêm nướu răng, tưa miệng….

 

Bệnh nhân tiểu đường thường cảm thấy khô miệng

Bệnh nhân tiểu đường thường cảm thấy khô miệng

 

Sâu răng

   Các mảng bám trên răng do thức ăn dư thừa bám trên kẽ răng và kết hợp cùng với lượng vi khuẩn đang sinh sôi, phát triển mạnh mẽ trong miệng của bệnh nhân tiểu đường sẽ làm cơ thể tăng sản sinh ra acid, tấn công lên bề mặt răng của bệnh nhân gây sâu răng.

 

 Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị sâu răng

Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị sâu răng

 

Viêm nướu răng, viêm nha chu

   Theo thời gian, những mảng bám trên răng sẽ thành cao răng và chúng sẽ kích thích nướu răng, làm nướu bị sưng đỏ, chảy máu dẫn đến nướu răng bị viêm. Viêm nướu răng kéo dài không điều trị sẽ gây ra viêm nha chu (viêm nhiễm các tổ chức quanh răng) làm phá vỡ các mô mềm, xương và dây chằng nâng đỡ răng khiến răng của bệnh nhân trở nên lỏng lẻo, tụt lợi, thậm chí là có thể mất răng.

 

   Bệnh nhân tiểu đường có thể mắc bệnh viêm nha chu

Bệnh nhân tiểu đường có thể mắc bệnh viêm nha chu

 

   Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường còn gặp tình trạng hôi miệng, đau nhức khi nhai, chảy máu chân răng…

 

Phòng ngừa các vấn đề răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường

   Để giúp phòng ngừa các vấn đề răng miệng như đã liệt kê ở trên, người bệnh cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, kiểm soát đường huyết và chăm sóc răng miệng hằng ngày sạch sẽ. Cụ thể:

Chăm sóc răng miệng sạch sẽ

- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày: Người bệnh cần lưu ý khi đánh răng thì tránh chà xát mạnh, nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và kem đánh răng có chứa thành phần Flo để giúp phòng ngừa các bệnh răng miệng.

- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám trong kẽ răng.

- Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng sau mỗi bữa ăn.

- Bỏ hút thuốc lá (nếu người bệnh đang có thói quen này) vì các chất độc hại trong khói thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ gây ra các vấn đề liên quan răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường.

 

Người bệnh tiểu đường nên súc miệng sạch sẽ sau ăn

Người bệnh tiểu đường nên súc miệng sạch sẽ sau ăn

 

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

- Hạn chế thức ăn ngọt, đồ dầu mỡ: Bánh kẹo ngọt, nước sốt ngọt, hoa quả ngọt như chuối, mít, na…

- Giảm cung cấp tinh bột, chất béo…

- Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có ga…

- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng cường bổ sung vitamin, chất khoáng như các loại rau, củ, quả tươi,…

 

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho bệnh nhân tiểu đường

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho bệnh nhân tiểu đường

 

Kiểm soát đường huyết ổn định ở ngưỡng an toàn

    Tùy tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng liều, đều đặn hàng ngày, không được tự ý ngừng, tăng hay giảm liều, không được tự ý đổi thuốc.

   Riêng với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ,các chuyên gia thường khuyên người bệnh nên bổ sung thêm sản phẩm BoniDiabet + từ thảo dược thiên nhiên để kiểm soát đường huyết ổn định ở ngưỡng an toàn.

 

BoniDiabet + - Sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bệnh nhân tiểu đường

  BoniDiabet + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường một cách an toàn và hiệu quả. Bao gồm: 

- Nhóm thảo dược thiên nhiên:

+ Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi: Giúp hạ đường huyết hiệu quả.

+ Quế: Giúp hạ cholesterol, giảm tình trạng rối loạn lipid máu cho người bệnh.

+ Lô hội: Giúp tăng sửa chữa và mau lành vết thương.

- Nhóm các nguyên tố vi lượng:

+ Magie: Giúp điều hòa hàm lượng đường trong máu và ổn định huyết áp hiệu quả.

+ Kẽm và crom: Có tác dụng giúp giảm đường huyết, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin, phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường trên tim mạch và võng mạc.

+ Selen: Giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường, đặc biệt là các biến chứng trên tim  mạch, thận và tiểu cầu.

- Nhóm vitamin và dưỡng chất:

+ Vitamin C và acid folic: Giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng sức bền thành mạch, giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch.

+ Acid alpha lipoic giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận khỏi nguy cơ mù lòa và suy thận, ngăn ngừa biến chứng tai biến mạch máu não.

 

Công thức toàn diện của BoniDiabet +

Công thức toàn diện của BoniDiabet +

 

BoniDiabet +  có hiệu quả không?

   BoniDiabet đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện). Nghiên cứu về tác dụng của BoniDiabet + được đánh giá trên các phương diện:

1. Triệu chứng của tiểu đường: cảm giác khát và đi tiểu

2. Chỉ số đường huyết

3. Chỉ số HBA1C

   Nghiên cứu lâm sàng cho kết quả 96.67% bệnh nhân có kết quả tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet +.

    Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về các vấn đề răng miệng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường và giúp bạn nắm được bí quyết hiệu quả mang tên BoniDiabet + đến từ Mỹ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30 v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc