Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thời điểm sàng lọc tiểu đường thai kỳ với người có nguy cơ cao

Thứ sáu, 17-01-2020 11:04 AM

       Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi như bé bị thừa cân, sinh non, dị tật bẩm sinh hay các biến chứng nghiêm trọng do tăng áp lực máu. Vì vậy, cần thực hiện sàng lọc tiểu đường thai kỳ, đặc biệt là với nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

 

 

  1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

 

     Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng glucose của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu, điều này không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Ước tính có khoảng 5% phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường thai kỳ.

 

    Tiểu đường thai kỳ khởi phát trong khi người phụ nữ có thai và thường sẽ  tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau sinh, người mẹ chưa khỏi bệnh thì lúc này không được xác định là tiểu đường thai kỳ mà thuộc thể bệnh tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường do dinh dưỡng hoặc tiểu đường triệu chứng.

 

     Tiểu đường thai kỳ đang có chiều hướng gia tăng do sự gia tăng tỷ lệ béo phì, tiểu đường tuýp 2 và đề kháng insulin trong hội chứng buồng trứng đa nang. Ngoài ra, những người có tiền sử tiểu đường trong gia đình, tiền sử sinh con ≥ 4kg, ≥ 35 tuổi, được chẩn đoán rối loạn đường huyết lúc đói, có tiền sử sản khoa bất thường (thai chết lưu, sẩy thai không rõ nguyên nhân),... đều có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

 

  1. Vì sao cần sàng lọc tiểu đường thai kỳ

 

    Sàng lọc để phát hiện và can thiệp kịp thời cho bệnh nhân mắc tiểu đường thai kỳ là vô cùng quan trọng. Nguyên nhân vì nếu không được phát hiện sớm, tăng đường máu trong thời kỳ mang thai có thể gây tổn hại đến thai nhi, gây ra những bất thường bẩm sinh, thai to hoặc sảy thai.

 

    Trong vòng 6 tháng cuối của thai kỳ, nếu người mẹ bị tăng đường huyết thì có thể gây tăng đường huyết cho thai nhi và gây tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi ra đời, do trẻ không nhận được lượng đường nhiều như khi còn trong bụng mẹ, sự dư thừa insulin sẽ làm đường máu của trẻ dưới mức bình thường. Hạ đường máu dễ gây tổn thương các tế bào thần kinh não bộ của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.

 

    Bên cạnh đó, thai của những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng có xu hướng to hơn bình thường nên có nguy cơ đẻ non. Do sinh non, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Đồng thời, tăng đường huyết ở phụ nữ mang thai còn gây tiền sản giật (phù, tăng huyết áp,...) nếu không kiểm soát tốt đường huyết sẽ đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

 

    Vì vậy, cần thực hiện sàng lọc tiểu đường thai kỳ, đặc biệt là với người có nguy cơ cao mắc bệnh ở thời điểm phù hợp theo khuyến nghị của bác sĩ.

 

  1. Sàng lọc tiểu đường thai kỳ vào thời điểm nào?

 

  • Đối với thai phụ có nguy cơ thấp:

    Những thai phụ có đường huyết lúc đói trước đó đạt < 92 mg/dL đều được chỉ định sàng lọc tiểu đường vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.

    Để chẩn đoán, thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose bằng cách cho bệnh nhân nhịn đói nguyên đêm, sáng hôm sau thử một mẫu đường huyết lúc đói và một mẫu đường huyết 2 giờ sau khi uống 75g glucose. Kết quả trả về như sau:

  • Tiểu đường thực sự nếu FPG ≥ 126 mg/dL.

  • Tiểu đường thai kỳ nếu ít nhất 1 mẫu đường huyết lúc đói có chỉ số 92-125 mg/dL, đường huyết lúc 1 giờ sau khi uống 75g glucose là ≥ 180 mg/dL hoặc đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose là ≥ 153 mg/dL.

  • Kết quả bình thường nếu đường huyết sau uống 75g glucose dưới ngưỡng chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Những thai phụ đã được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ hoặc tiểu đường thực sự trong suốt thai kỳ nên tiếp tục được theo dõi đường huyết sau sinh.

  • Đối với thai phụ có tiểu đường thai kỳ nguy cơ cao:

   Các thai phụ có nguy cơ cao (gia đình có người bị bệnh tiểu đường, thai phụ béo phì,...) cần xét nghiệm đường huyết lúc đói, HbA1c và thử đường huyết bất kỳ trong 3 tháng đầu mang thai. Kết quả trả về như sau:

 

  • Tiểu đường thực sự nếu đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL, HbA1c ≥ 6.5% hoặc đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dL.

  • Tiểu đường thai kỳ nếu đường huyết lúc đói từ 92-125 mg/dL.

  • Kết quả bình thường nếu đường huyết < 92 mg/dL. Những thai phụ này cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose vào tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ.

   Nếu thai phụ xét nghiệm xác định tiểu đường thai kỳ thì cần khám chuyên khoa nội tiết, kết hợp với khám thai định kỳ. Với các trường hợp đủ tiêu chí chẩn đoán tiểu đường thực sự, việc điều trị và theo dõi tương tự bệnh nhân đã bị tiểu đường từ trước.

 

  1. Điều trị tiểu đường thai kỳ như thế nào?

  • Kết hợp điều trị giữa bác sĩ nội khoa và sản khoa trong thời gian mang thai.

  • Cân bằng dinh dưỡng và duy trì chế độ tập luyện theo lời khuyên của bác sĩ.

  • Kiểm soát nồng độ đường huyết bằng chế độ ăn uống hoặc bằng thuốc insulin để giảm biến chứng cho thai phụ và thai nhi.

  • Có thể theo dõi chuyển dạ tự nhiên, chỉ định mổ khi thai to hoặc suy thai.

  • Trong quá trình chuyển dạ cần kiểm soát glucose máu của sản phụ (tốt nhất dao động trong mức 3.3 - 5.6 mmol/l).

  • Trong quá trình chuyển dạ cần theo dõi tim thai để phát hiện và xử trí kịp thời nếu có suy thai. Việc sử dụng insulin cần hết sức thận trọng vì sau khi lấy hết bánh rau, mất hiện tượng kháng insulin có thể gây hạ glucose máu. Cần theo dõi chặt chẽ nồng độ đường máu để điều chỉnh thuốc sử dụng cho phù hợp.

  • Theo dõi chặt chẽ trẻ sơ sinh trong 3 ngày đầu sau sinh để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng.

    Tất cả những phụ nữ mang thai, đặc biệt là thai phụ có nguy cơ cao cần được sàng lọc tiểu đường thai kỳ. Khi xác định mắc tiểu đường thai kỳ, bệnh nhân cần tái khám đúng lịch hẹn và phối hợp đúng theo lời khuyên của bác sĩ trong việc điều trị bệnh để tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

 

Trên đây là những thông tin về thời điểm sàng lọc tiểu đường thai kỳ với người có nguy cơ cao. Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích.

 

>>> Xem thêm:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30 v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc