Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Các loại rau củ nào dành cho người tiểu đường?

Thứ ba, 08-10-2019 21:02 PM

Mục lục [Ẩn]

Việc lựa chọn thức ăn hợp lý có thể giúp bệnh nhân đái tháo đường cải thiện được mức đường huyết, giảm liều thuốc điều trị và kiểm soát tốt cân nặng. Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các loại rau củ quả dành cho người tiểu đường để có thể áp dụng và đổi mới và cải thiện bữa ăn cho bệnh nhân tiểu đường nhé.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Đây là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, đặc trưng là sự tăng đường huyết, do thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối (tức là insulin vẫn tiết ra với số lượng bình thường nhưng thiếu so với đòi hỏi của cơ thể), từ đó dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucose, chất đạm, mỡ và các chất khoáng.

Khi đường huyết thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

 

chỉ số đường huyết bệnh nhân tiểu đường

Hình ảnh: Chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường

 

Bệnh tiểu đường có những loại nào?

Có ba loại bệnh tiểu đường chính:

  • Bệnh tiểu đường type 1 – Cơ thể giảm tiết insulin. Đây là vấn đề vì insulin cần thiết để chuyển hóa đường (glucose) từ thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Bạn cần dùng insulin hàng ngày để sống.

  • Bệnh tiểu đường type 2 – Do tế bào của cơ thể kháng với insulin, dẫn đến thiếu insulin tương đối (tức là insulin vẫn tiết ra với số lượng bình thường nhưng thiếu so với đòi hỏi của cơ thể). 

Bạn có thể phải dùng thuốc viên hoặc insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường type 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất.

  • Bệnh tiểu đường thai kỳ – Một số phụ nữ mắc loại bệnh tiểu đường này khi mang thai. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh này sẽ khỏi sau khi sinh con. Nhưng ngay cả khi khỏi bệnh thì những phụ nữ này và con của họ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường sau này.

Sự ảnh hưởng của thức ăn và chế độ ăn đến đường huyết

Lượng đường trong máu của mỗi người chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan lẫn chủ quan, trong đó, thức ăn là yếu tố hàng đầu tác động tới mức đường huyết.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và kiểm soát được nồng độ đường trong máu, những người đường máu cao nên chú ý đến chế độ ăn của mình. Dưới đây là một số chú ý:

  • Ăn nhiều chất xơ hơn trong các bữa ăn

Chất xơ có tác dụng làm chậm tiêu hóa carbohydrate và sự hấp thu đường từ thực phẩm vào máu. Chất xơ có tác dụng kiểm soát để cho chỉ số đường huyết không tăng vọt lên sau khi ăn. Mức đường trong máu tăng chậm và từ từ, vì thế insulin có thời gian vận chuyển đường tới tế bào.

  • Kiểm soát lượng carbohydrate trong bữa ăn hàng ngày

Lượng carbohydrate bình thường mà cơ thể hấp thu sẽ biến thành đường (chủ yếu là glucose) rồi được insulin vận chuyển vào các tế bào tạo năng lượng hoạt động. Nhưng khi hấp thu quá nhiều carbohydrate hoặc chức năng insulin gặp trục trặc có tác động kéo theo làm sai hỏng trong cả hai quá trình, lượng đường trong máu lúc này bắt đầu tăng.

Vì vậy để duy trì mức độ đường an toàn trong máu, Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo nên kiểm soát lượng carbohydrate trong các bữa ăn.

  • Chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số GI (Glycemic Index) đặt ra để đánh giá tốc độ tăng lượng đường trong máu sau khi ăn một loại thực phẩm chứa carbohydrate. Nên chọn những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình như yến mạch, lúa mạch, hải sản, các loại đậu, ngô, hầu hết các loại trái cây và rau không tinh bột

  • Ăn nhiều hơn các loại thực phẩm giàu crom và magie

Thiếu crom có thể khiến cơ thể không thể dung nạp carbohydrate và thiếu hụt magie gia tăng nguy cơ dẫn đến tiểu đường. Trong một nghiên cứu, người tiêu thụ nhiều magie có nguy cơ bị tiểu đường thấp hơn 47% so với những người khác.

Vì vậy, hãy bổ sung crom và magie trong thực đơn hàng ngày để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

  • Uống đủ nước

Ngoài tác dụng bổ sung nước cho cơ thể, tránh cơ thể khỏi mất nước, uống đủ nước sẽ giúp thận của bạn lọc lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể và thải chúng ra thông qua đường nước tiểu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên uống nước có nguy cơ gặp các vấn đề về đường trong máu thấp hơn.

Vai trò của các loại rau củ với bệnh nhân đái tháo đường

 

vai trò của rau củ với bệnh tiểu đường

 

Trong thành phần của rau xanh, củ quả thực vật có chứa rất nhiều chất xơ. Chất xơ là một loại hợp chất carbohydrate nhưng không tiêu hóa để tạo ra năng lượng calo được. Tuy nó không có nhiều ý nghĩa về mặt năng lượng nhưng lại có vai trò rất quan trọng không chỉ với người bệnh đái tháo đường mà còn với tất cả mọi người chúng ta.

Chất xơ thực vật thường được chia ra làm 2 loại chính là chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan.

  • Loại chất xơ hòa tan: thường có trong chất keo của rau xanh, củ quả hay các thực phẩm làm từ các loại tảo biển (rong biển). Những chất xơ hòa tan này sẽ bám kết vào tinh bột, vào chất đường thành một đám lầy nhầy ở trong dạ dày và đường ruột từ đó làm chậm cả quá trình tiêu hóa và hấp thu đường vào trong máu.

  • Loại chất xơ không hòa tan: nó có khả năng thúc đẩy dạ dày co bóp làm cho thức ăn đi qua dạ dày nhanh, giảm bớt lượng hấp thu qua dạ dày, do đó có thể giảm hàm lượng đường vào trong máu nhanh. Hơn thế nữa nó còn giúp phòng ngừa ung thư dạ dày, tăng lượng nước trong phân để hạn chế tình trạng táo bón. Chất xơ thực vật không hòa tan đều có nhiều trong vỏ của các hạt ngũ cốc, hoa quả, thân các loại rau…

Ăn xơ thực vật có một cái lợi nữa là chống tăng trọng lượng, giảm béo do các thức ăn chứa nhiều chất xơ thường có thể tích lớn nên ăn vào sẽ có cảm giác no bụng lâu hơn mà lại không sản sinh ra năng lượng.

Không chỉ có chất xơ, trong các loại rau củ còn có hàm lượng dồi dào các vitamin, khoáng chất hay các dưỡng chất sinh học cần thiết. Đó đều là những chất quan trọng với sức khỏe của chúng ta.

Xem thêm: Đồ ăn chế biến sẵn không tốt cho bệnh tiểu đường

 

Các loại rau củ dành cho người tiểu đường 

  • Bông cải xanh

Bông cải xanh là một trong những loại rau rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, chất sulforaphane có trong loại rau này có khả năng kiểm soát lượng đường huyết một cách hiệu quả, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường type 2.

Bông cải xanh có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa rất tốt cho hệ tim mạch. Trong bông cải xanh cũng chứa nhiều crom. Chất crom giúp cho việc kiểm soát đường huyết trong cơ thể được tốt hơn.

Ngoài ra lượng chất xơ trong rau cũng khá cao. Mang đến cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Các chất chống oxy hóa mạnh giúp đào thải độc tố. Bảo vệ cơ thể cũng là một điểm cộng cho loại rau này.

 

bông cải xanh tốt cho bệnh tiểu đường

  • Mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng có tính hàn vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết đã được chứng minh trên lâm sàng nhờ vào thành phần hoạt chất có tác dụng tương tự như hormon insulin ở trong cơ thể. Bên cạnh đó, các dưỡng chất trong loại quả này sẽ giúp cải thiện sức khỏe người bệnh một cách tốt hơn.

 

mướp đắng tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết đã được chứng minh lâm sàng

 

  • Dưa leo

Trong dưa leo có chứa loại hormone cần thiết cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy. Giúp bình ổn chỉ số đường huyết, rất có lợi cho việc ngăn ngừa biến chứng ở người bệnh tiểu đường. Bạn cũng có thể chế biến dưa leo như một món xà lách ăn kèm trong bữa ăn. Hoặc ép thành nước ép dưa leo để uống vào những ngày trời nóng.

  • Ngọn, lá khoai lang

Theo y học cổ truyền, ngọn, lá khoai lang có tính bình vị ngọt, tác dụng sinh tân chỉ khát, bổ trung ích khí, thông tiện.

Đồng thời ngọn, lá khoai lang còn rất giàu vitamin A và có nhiều nguyên tố vi lượng quan trọng như canxi, photpho, sắt… rất thích hợp với người tiểu đường tuýp 2.

  • Rau muống

Rau muống có tính hàn vị ngọt, có công hiệu thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng thông tiện, thích hợp với các chứng nhiệt, cao huyết áp, bệnh trĩ, bí đại tiện, viêm da, côn trùng cắn, mụn mẩn…  Rau muống tía có chứa thành phần có tác dụng làm hạ đường huyết trong máu, lại có nhiều chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột và còn giúp thông tiện giải độc, hạ cholesterol trong máu nữa.

  • Rau cần tây

Rau cần tây có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có công dụng bình gan thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, kiện thần, nhuận phổi trừ ho, thích hợp với các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mất ngủ, đi tiểu ra máu, đau đầu, phụ nữ ra bạch đới, xuất huyết sau đẻ. Hơn nữa rau cần tây còn rất giàu vitamin P, C có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ máu, nhất là ở những người bệnh thể nguyên phát, người bệnh là phụ nữ hoặc người cao huyết áp thời kỳ tiền mãn kinh. Rau cần còn chứa nhiều muối vô cơ và chất xơ, có tác dụng bảo vệ mạch máu, tăng sự phát triển của xương, phòng bệnh máu thiếu sắt.

 

rau cần tây tốt cho bệnh tiểu đường

 

  • Cà rốt:

Cà rốt có tính bình vị ngọt, không độc, có công dụng hạ khí bổ trung, kiện tỳ hòa vị, bổ thận dưỡng huyết, thích hợp với các bệnh tiêu hóa kém, ho, quáng gà, khô giác mạc, khô da, tóc rụng. Một số chất trong cà rốt còn có tác dụng hạ đường trong máu, làm tăng lưu lượng tuần hoàn qua tim, hạ thấp mỡ máu, thúc đẩy sự hóa hợp của hormon tuyến thượng thận nên có tác dụng hạ huyết áp và tăng cường sức khỏe cho tim.

Người bệnh đái tháo đường nên thường xuyên ăn cà rốt, không chỉ giúp điều hòa đường huyết tốt hơn mà còn phòng ngừa một số biến chứng như cao huyết áp, tổn thương thần kinh, tổn thương võng mạc mắt…

  • Củ cải:

Củ cải có tính mát, vị cay ngọt, không độc, tác dụng tiêu thực, thuận khí, tiêu đờm trị hen, chống mát, lợi tiểu tan ứ, thích hợp với các chứng chướng bụng, ho nhiều đờm, tức ngực khò khè, tiêu khát, nôn ra máu, lỵ, đau nửa đầu, đồng thời giúp làm hạ đường huyết nữa. Lượng canxi trong củ cải tương đối nhiều nên có thể dùng bổ sung cho người bệnh tiểu đường bị loãng xương và bổ trợ cho tình trạng thiếu canxi trong tế bào. Trong củ cải còn có một chất có thể tránh hiện tượng tích mỡ dưới da, làm giảm béo rõ rệt. Ngoài ra củ cải còn giúp hạ lượng cholesterol trong máu, giúp phòng bệnh cao huyết áp và động mạch vành. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên dùng nhiều.

  • Rau hẹ:

Rau hẹ có chứa chất hóa hợp của lưu huỳnh và một số nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, magie, kẽm… có công dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và hạ mỡ trong máu, có tác dụng phòng và chống bệnh tiểu đường kèm theo các chứng như huyết áp cao, động mạch vành.

  • Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng):

Ngân nhĩ có tính bình, vị ngọt, có công dụng bổ âm nhuận phổi, tiêu khát, bổ thận ích khí, dưỡng tâm an thần. Ngân nhĩ còn chứa nhiều chất xơ và chất nhựa. Với người trung niên và người già mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì thường xuyên ăn ngân nhĩ sẽ giúp hạ lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp và cả mỡ máu.

  • Đậu cô ve trắng:

Đậu cô ve trắng có tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ ấm vị, trừ phong thấp. Đậu cô ve trắng có chứa ít calo nhưng hàm lượng kali cao cùng với nhiều nguyên tố vi lượng khác giúp ổn định cơ năng tiết insulin, phòng ngừa bệnh tiểu đường gây ra biến chứng tim mạch và thần kinh, rất thích hợp đối với người bệnh đái tháo đường bị cao huyết áp.

  • Bí đao:

Bí đao có tính mát hơi hàn, vị ngọt, có tác dụng lợi tiểu, tiêu đờm thanh nhiệt, giải độc, chống khát, thích hợp với các trường hợp béo phì, tiểu đường, phù thũng, nóng trong, mụn nhọt… Bí đao có ít năng lượng, ít đường nhưng lại rất giàu kali, vitamin, muối vô cơ và đặc biệt là một số hoạt chất quý có tác dụng hạ mỡ máu, giảm béo rất tốt, thích hợp với người trung niên và cao tuổi mắc tiểu đường tuýp 2.

  • Mướp:

Mướp có tính mát, vị ngọt, không độc có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, thông kinh lạc, hoạt huyết, lợi tiêu hóa, tăng tiết sữa… Do đó có thể dùng trong trường hợp mụn nhọt, lở loét, đại tiểu tiện ra máu, thấp nhiệt, đau gân cốt, sản phụ tắc sữa, bệnh trĩ… Mướp có ít calo, chất béo và ít cả chất đường nữa nhưng lượng kali cao cùng với nhiều nguyên tố vi lượng thiết yếu. Thường xuyên ăn mướp sẽ có tác dụng tốt với người tiểu đường, người bị cao huyết áp. Mướp còn có tác dụng làm ổn định nhịp tim, tan đờm và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

  • Hành tây:

Hành tây có tính ôn vị cay, công dụng làm ấm phổi tan đờm, dùng rất tốt cho các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, đau bụng do lạnh, ăn khó tiêu. Hành tây có hoạt chất có thể làm hạ đường trong máu, vì nó có thể tác dụng lên tế bào tuyến tụy, thúc đẩy việc bài tiết insulin, hồi phục lại chức năng, làm cho cho lượng đường trong máu ổn định ở mức an toàn. Trong hành tây còn có các chất có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường lưu thông khí huyết, tăng lưu lượng máu qua thận, lợi tiểu… Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sử dụng hành tây sẽ rất tốt cho tình trạng cao huyết áp và mỡ máu cao.

 

hành tây tốt cho bệnh nhân tiểu đường

  • Bắp cải:

Bắp cải có tính bình vị ngọt, có tác dụng dưỡng vị lợi khiếu, thông đại tiện, giải nhiệt chữa loét dạ dày, tá tràng. Nó còn có thành phần dinh dưỡng tương đối phong phú, giàu chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, phòng chống táo bón. Thường xuyên ăn bắp cải có thể phòng được bệnh bí đại tiện, trĩ và khối u đường ruột. Người bệnh tiểu đường ăn bắp cải thường xuyên sẽ giúp tiêu khát và chống cảm giác đói bụng, no lâu hơn.

  • Rau chân vịt (Cải bó xôi):

Đây là loại rau có tính mát vị ngọt, công dụng bổ âm dưỡng huyết, giải khát nhuận táo… thích hợp với các chứng bệnh tiểu đường, cao huyết áp, lao phổi, quáng gà, đi tiểu ra máu, đại tiện vón cục, tiểu tiện khó. Trong rau chân vịt còn có hoạt chất thúc đẩy tụy tiết insulin, rất tốt cho bệnh tiểu đường. Ngoài ra rau chân vịt còn giàu sắt và vitamin C giúp thúc đẩy hấp thu, chuyển hóa trong cơ thể, có lợi cho người thiếu máu, cholesterol trong máu cao.

  • Cà chua:

Cà chua có tính hơi hàn, vị chua ngọt, công dụng thanh nhiệt giải độc, chống khát, thích hợp với các bệnh nội nhiệt, khát, dạ dày nóng, miệng khô, không muốn ăn uống, có lợi cho người tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh thận.

  • Nấm hương:

Nấm hương có tính bình vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ, ích vị, bổ khí kiện thận, hạ mỡ máu, hạ huyết áp rất thích hợp với người bệnh tiểu đường, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, mỡ máu cao, bí đại tiện, thiếu máu, người già suy nhược, ăn không ngon, nôn ọe…

Bệnh nhân tiểu đường nên kiêng những loại củ gì?

Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại rau củ sau:

  • Khoai tây: Người bị tiểu đường không nên ăn khoai tây vì có vị ngọt, béo, giàu tinh bột. Dù ở bất cứ hình thức nào thì người bệnh cũng không nên ăn.

  • Khoai từ, khoai mỡ: Những loại củ này giàu tinh bột mọc dưới đất, không tốt cho lượng đường trong máu của người bệnh, do đó người bệnh không nên ăn.

  • Khoai lang: Khoai lang rất tốt trong điều kiện sức khỏe bình thường, nhưng đã mắc bệnh tiểu đường thì phải nói không với khoai lang, vì trong khoai lang có hàm lượng tinh bột cao.

  • Bắp chuối: Bắp chuối ngọt như quả chuối và cũng giàu tinh bột vì thế người bị tiểu đường cũng không nên ăn.

  • Bắp ngô: Ngô giàu tinh bột và có vị ngọt, nên bị tiểu đường để tránh nồng độ đường trong máu tăng cao thì nên hạn chế ăn bắp.

  • Củ dền: Dền là loại củ có hàm lượng đường cao. Do đó người bị tiểu đường nên hạn chế loại rau củ này.

  • Cà chua sống: Trong trái cà chua có axit citric nhưng về cơ bản, chúng ngọt. Theo các nhà chuyên môn, bệnh nhân tiểu đường nên tránh ăn cà chua sống. Có thể thì nên ăn cà chua chín, ăn với một số lượng ít.

Chế độ ăn đã đủ để kiểm soát đường huyết của bệnh nhân tiểu đường?

Ngoài chế độ ăn, để kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh nên kết hợp tập luyện thể dục thể thao, tăng cường vận động phù hợp với thể trạng, để giảm lượng calo trong cơ thể, hạn chế các rối loạn chuyển hóa khác. Cùng với đó là sử dụng các sản phẩm hạ đường huyết.

Tuy nhiên, nhóm thuốc tây hóa dược có rất nhiều tác dụng phụ, làm suy giảm chức năng gan, thận... Hơn nữa, thuốc Tây y điều trị tiểu đường chỉ có tác dụng hạ đường huyết mà không có tác dụng ổn định đường huyết. Vì vậy mà không ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như tai biến, suy gan, suy thận, đục thủy tinh thể, nhiễm toan chuyển hóa, hôn mê...thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng.

Theo lời khuyên của Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Quốc Bình - Nguyên là giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương:  "Với nhiều rủi ro mà nhóm thuốc tây hóa dược tổng hợp gây ra, người bệnh tiểu đường nên khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ theo đúng liệu trình cần thiết. Người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm những sản phẩm hạ đường huyết từ thảo dược thiên nhiên bổ sung các nguyên tố vi lượng để tăng hiệu quả điều trị, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế tác dụng phụ. Đặc biệt, tuyệt đối không được sử dụng những sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hiện nay, trên thị trường, sản phẩm duy nhất đáp ứng được yêu cầu đó là BoniDiabet được nhập khẩu từ Mỹ và Canada."

BoniDiabet - Cách chiến thắng bệnh tiểu đường đơn giản nhất

BoniDiabet được nhập khẩu về Việt Nam cách đây hơn 1 thập kỷ, được sự tín nhiệm của hàng trăm nghìn bệnh nhân tiểu đường cũng như các bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia y tế trên toàn quốc. BoniDiabet vinh dự nhiều năm liền đạt giải thưởng "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng" do PGS. TS Trần Đáng - Chủ tịch hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

BoniDiabet có thành phần 100% thảo dược thiên nhiên kết hợp cùng dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, lô hội, quế cùng các nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, selen... trong đó nổi bật lớn nhất là thành phần Crom và Alpha lipoic acid. Với liều 2-6 viên/ngày, sau 1-2 tháng sẽ cho tác dụng rõ rệt, nên dùng lâu dài.

BoniDiabet đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, giảm chỉ số HBA1C, giảm và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, hiệu quả tốt và khá là 96.7 % và không có bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng.

BoniDiabet được phân phối rộng rãi trên toàn quốc bởi công ty Botania, 1 trong 5 công ty nhập khẩu và phân phối các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe đứng đầu cả nước hiện nay.

BoniDiabet đã đồng hành cùng hàng trăm nghìn bệnh nhân sống khỏe với bệnh tiểu đường

Sau 12 năm có mặt trên thị trường, BoniDiabet nhận được sự tin tưởng của rất nhiều bệnh nhân:

  • Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi, 401E2 Thanh Xuân Bắc, Hà Nội, SĐT 0919.038.672 – 0988.417.363

“Ban đầu tôi có triệu chứng thường xuyên khát nước, thèm đồ ngọt, ăn nhiều nhưng bị sút tới 4 cân. Đi khám phát hiện mình bị đường huyết, chỉ số 7.6mmol/l. Dùng 2 viên thuốc tây 1 ngày, đường huyết của tôi lên xuống thất thường lúc 9.2 lúc lại xuống chưa tới 6, tôi bị choáng và tê tay đồng thời men gan tăng cao. Tôi dùng BoniDiabet 4 viên 1 ngày, đường huyết luôn ổn định dưới 6. Bây giờ tôi đã bỏ hết thuốc tây, hàng ngày chỉ dùng có 2 viên BoniDiabet, đường huyết luôn ổn định, men gan cao và tê tay chân đã hết.”

 

cô trần thị thành dùng bonidiabet

 

  • Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi, ở Trại Mới, Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang, SĐT 0983.090.165

“Tôi bị tiểu đường 4 năm, đường huyết 12mmol/l. Dùng 2 viên thuốc tây mỗi ngày chú bị mệt, tê bì chân tay, mờ mắt. Sau khi dùng thêm BoniDiabet, đường huyết của tôi còn 6.0mmol/l, sau 4 tháng tôi đã hết hẳn những triệu chứng tê bì chân tay và mờ mắt. Người tôi rất khỏe mạnh, vận động đi lại bình thường, tới nay tôi chỉ còn dùng có 2 viên BoniDiabet và đã giảm được nửa liều thuốc tây mà đường huyết vẫn luôn là 6.0, không xuất hiện bất kỳ biến chứng nào nữa.”

 

chú hoàng văn hải dùng bonidiabet

 

  • Cô Nguyễn Thị Minh, 63 tuổi, đt 0355010847 ở tổ 3, phường Tân Bình, Tp Tam Điệp, Ninh Bình.

   “Cô bị tiểu đường từ năm 2005, đường huyết tới 9 mmol/l, chân tay tê bì, trong vài tháng mà cô sụt tới 13 cân.  Cô dùng Glucophage và gliclazide mỗi loại một viên mà đường huyết không hạ chút nào thậm chí đường huyết còn lên tới trên 10. Trong 2 năm 2011 và 2012 cô bị tai biến tới 2 lần. Năm 2013, cô biết tới BoniDiabet qua 1 bài báo. Cô dùng 4 viên BoniDiabet 1 ngày kèm thuốc tây. Đường huyết không hạ ngay lập tức đâu mà từ từ lắm, mỗi tháng giảm ít một, sau 3 tháng đường huyết xuống chỉ còn 4.9 thôi. Thích nhất là chân tay hết tê bì, mắt hết mờ, không bị tai biến lại lần nào nữa.”

 

chú nguyễn thị minh dùng bonidiabet

 

Chế độ ăn và các loại thức ăn tiêu thụ mỗi ngày ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ số đường huyết của bạn. Hy vọng qua bài viết bạn đã nắm được các loại rau củ quả dành cho người tiểu đường để biết cách chăm sóc bản thân cũng như người thân mắc tiền tiểu đường và tiểu đường. Bên cạnh đó, để kiểm soát tốt đường huyết bạn cũng cần phải chú ý đến chế độ luyện tập thể dục thể thao, kiểm soát đường huyết và huyết áp, tái khám định kỳ và sử dụng kết hợp sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường từ thảo dược thiên nhiên như BoniDiabet.

 

Xem thêm:  Nhai chậm lại, nguy cơ tiểu đường giảm 80%

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30 v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc