Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tiêm insulin cho người tiểu đường và 9 vấn đề thắc mắc thường gặp

Thứ tư, 23-10-2019 14:02 PM

 

Có rất nhiều những thắc mắc của người bệnh liên quan đến sử dụng insulin – một loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường vô cùng nổi tiếng. Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 9 câu hỏi thường gặp nhất nhé !

1. Người bệnh tiểu đường khi tiêm insulin sẽ có lợi gì ?

Tiêm insulin cho người bệnh tiểu đường để nhằm đạt được những mục đích sau đây:

+Hạ thấp lượng đường quá cao lúc bụng rỗng chưa ăn gì và sau khi ăn no một cách hiệu quả.

+Có thể thúc đẩy cơ thể tự tiết ra nhiều insulin sau bữa ăn.

+Có thể cải thiện được các hoạt động khác thường xảy ra trong quá trình trao đổi chất béo của cơ thể.

+Để giảm bớt lượng đường dự trữ từ gan vào trong máu.

+Giảm bớt quá trình lên men biến thành đường của albumin và protein .

2. Có phải khi đã dùng insulin là phải sử dụng suốt đời ?

Có nhiều người sợ rằng khi tiêm insulin vào để  chữa bệnh thì sẽ dần bị “nghiện”, cơ thể lệ thuộc vào thuốc nên không muốn dùng insulin để chữa trị. Thế nhưng đối với đại đa số người bệnh tiểu đường, sau khi được điều trị bằng insulin kết quả đều rất khả quan khi hàm lượng đường trong máu ổn định. Do đó mà người bệnh sẽ sử dụng insulin một cách đều đặn liên tục.

Cách chữa này không có nghĩa là bệnh nhân đã “nghiện” thuốc mà chính là do sự cần thiết của bệnh đã bắt buộc phải tiêm insulin vào và chỉ có thể dùng insulin mới hiệu quả:

+Người bệnh tiểu đường loại 1 bắt buộc phải tiêm insulin để chữa trị nếu không sẽ dễ bị ngộ độc ceton dẫn đến nhiều tai biến nguy hiểm đến tính mạng.

+Một số trường hợp đái tháo đường loại 2 cung sẽ phải dùng insulin, nếu không sẽ dễ làm cho bệnh phát triển theo chiều hướng xấu và xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh cần phải nhớ rằng: khi tiêm insulin được bác sỹ chỉ định tức là nó cần thiết và bắt buộc. Nếu cứ kiên quyết không sử dụng thì bệnh sẽ ngày càng nặng đến mức không thể cứu vãn được.

Tuy nhiên trong thực tế cũng có một số người bệnh tiểu đường sau một thời gian tiêm insulin có thể ngừng lại do bệnh đã tiến triển tốt, cải thiện nhiều đến mức không nhất thiết phải dùng insulin nữa.

3. Khi mua insulin và khi tiêm insulin phải chú ý điều gì ?

Khi mua thuốc cần phải chú ý:

+Người bệnh dùng insulin loại nào ?

+Thuốc insulin thuộc loại hiệu quả nhanh, hiệu quả vừa hay hiệu quả lâu dài hoặc loại hỗn hợp.

+Xem hạn sử dụng của từng hộp để xem thuốc có còn dùng được không ? Nếu quá hạn thì tuyệt đối không nên mua.

Trước khi dùng thuốc cần phải chú ý:

+Kiểm tra trước chất lượng của insulin. Loại insulin có hiệu quả ngắn sẽ có màu trong suốt, loại insulin có hiệu quả vừa, hiệu quả lâu dài và loại hỗn hợp thì có dạng chất lỏng màu trắng sữa.

+Trước khi dùng nên lắc đều để insulin hòa tan trong dung dịch. Nếu thấy dung dịch insulin hiệu quả ngắn không được trong suốt hoặc dung dịch trắng sữa sau khi lắc đều vẫn thấy đóng cặn, hai bên thành lọ có đóng lớp băng tuyết thì đã hỏng hoặc chất lượng bị xuống cấp, thì tuyệt đối không được dùng.

Chú ý liều lượng tiêm và thời điểm tiêm. Tốt nhất là tuyệt đối tuân theo lời dặn của bác sỹ, không được tự ý thay đổi linh tinh. Tiêm insulin ở giai đoạn đầu vẫn còn đang trong thời kỳ điều chỉnh liều lượng thuốc thì nên thường xuyên mang trong người một ít đồ ngọt, đồ ăn nhẹ để có thể bổ sung ngay khi hàm lượng đường trong máu hạ thấp.


Xem thêm: Mướp đắng, món ăn và bài thuốc kỳ diệu cho người bệnh tiểu đường

 

4. Người bị đái tháo đường cần làm gì trước khi tiêm insulin ?

Đầu tiên là phải sắp xếp, tính toán giờ ăn, thường thì sau khi tiêm insulin từ 15 đến 60 phút thì phải ăn ngay. Điều này còn phụ thuộc vào thời điểm insulin phát huy tác dụng mạnh nhất nên mỗi trường hợp sử dụng thuốc thời gian sẽ không giống nhau. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường cũng không cần phải quá lo lắng, chỉ cần thực hiện đúng theo lời dặn, chỉ dẫn từ bác sỹ là được.

Các bệnh nhân cần phải chú ý, nhớ kỹ thời gian thuốc có hiệu lực, chất lượng thuốc, loại thuốc và liều lượng sử dụng cho phép là bao nhiêu. Đồng thời phải chuẩn bị cồn, bông, bơm tiêm, kim tiêm vô trùng để thực hiện.

5. Nên tiêm insulin vào vào vị trí nào trên cơ thể ?

 

 

Insulin có tác dụng nhanh hay không còn tùy thuộc vào nơi tiêm. Khi tiêm ở bụng, insulin sẽ được hấp thu nhanh nhất, tiếp theo là cánh tay, chân và sau cùng là hai mông.Người bệnh nên nắm vững các tỷ lệ hấp thu insulin khác nhau ở các vùng trên cơ thể để biết cách đạt hiệu quả nhanh khi đường huyết tăng cao. 

Nếu vùng cơ thể tiêm insulin được vận động thì thuốc sẽ tuần hoàn trong cơ thể nhanh hơn. Nhưng nếu người bệnh cứ tiêm cùng 1 vị trí thì tỷ lệ hấp thu thuốc sẽ chậm dần lại. Do đó nên quay vòng các vị trí tiêm thuốc đều đặn sao cho hiệu quả đạt được cao nhất !

Insulin có thể tiêm ở bất kỳ chỗ nào dưới da trên thân thể nhưng tốt nhất là tiêm dưới da của phần bắp tay, phía hai bên đùi, bụng, mông… bởi những vị trí này không có xương khớp và thần kinh.

Tốc độ hấp thu insulin trong cơ thể nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào vị trí theo các thứ tự: bụng, bắp cánh tay, đùi, mông… Ngay ở một vị trí cũng có thể chia ra làm nhiều vùng khác nhau để tiêm, mỗi vùng cách nhau 2cm… Khi tiêm nên phân đều và rải ra các vị trí lần lượt theo vòng, không nên tiêm mãi một chỗ để da chai cứng, teo rút lại, dần dần xơ hóa và khiến thuốc khó hấp thu. Trong vòng 2 tuần không nên tiêm vào một chỗ hai lần.

Khi thay đổi vị trí tiêm luân lưu theo vòng nên chú ý nguyên tắc: chọn 2 vị trí đối xứng phải trái để thay nhau. Ví dụ: tiêm dưới da, bắp tay phải - trái xong, sau đó tiêm hai bắp dưới da đùi phải – trái, sau đó tới hai bên bùng… Như vậy sẽ làm cho hàm lượng insulin được hấp thu đều trên cơ thể với tốc độ bình quân, tránh cho hàm lượng đường trong mạch máu lên xuống thất thường. Ngoài ra thì ở trong cùng một vị trí, vùng để tiêm cũng phải thay đổi luân phiên theo một quy luật nhất định.

Phải luôn theo dõi các vị trí tiêm trên cơ thể bằng cách dùng ngón tay, gan bàn tay ấn nhẹ vào vị trí hay tiêm. Nếu cảm thấy hơi sưng hoặc xơ cứng, bề mặt lồi lõm thất thường hoặc màu da bề mặt thay đổi, có lúc cảm thấy đau… thì thôi không tiếp tục tiêm vào đó nữa. Nếu vì một lý do đặc biệt nào đó mà người bệnh phải ăn cơm muộn hơn giờ quy định thì nên chọn vị trí ở mông để tiêm.

Khi người bệnh tiêm vào, insulin sẽ giúp ổn định đường huyết. Thường xuyên tiêm insulin, thường xuyên luyện tập thể dục và thường xuyên giữ đúng chế độ ăn uống phù hợp thì đường huyết người bệnh càng ổn định.

6. Người tiểu đường khi tiêm insulin phải chú ý những vấn đề nào ?

Nói chung là trước khi điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm insulin, bác sỹ đã phải giới thiệu, hướng dẫn một cách tường tận, tỉ mỉ về phương pháp này và chỉ ra những điều tối ưu, cần thiết trong quá trình chữa bệnh. Bác sỹ sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân cách lựa chọn chủng loại insulin cũng như là cách sử dụng với liều lượng thuốc như thế nào cho đúng.

Bên cạnh đó thì người bệnh tiểu đường khi đến viện khám thì tốt nhất là nên đến bệnh viện nội tiết hoặc đi thẳng vào chuyên khoa tiểu đường. Trước khi đi khám nên nhớ mang theo y bạ hoặc những lọ insulin đã dùng hết để bác sỹ tham khảo theo dõi và tiếp tục điều trị.

7. Phải cất giữ insulin thế nào cho đúng ?

 

 

Thời hạn sử dụng của insulin thường kéo dài trong vòng 2-3 năm. Khi mua thuốc về nên cất giữ bảo quản trong tủ lạnh hoặc trong phòng lạnh, nhiệt độ giữ ở khoảng 2-8 độ C để tránh thuốc bị phá hủy do quá nóng hoặc quá lạnh.

Phải đặc biệt chú ý là không được để thuốc trong ngăn đá, bởi vì insulin là một dạng phân chất, sau khi bị đông cứng sẽ làm mất đi khả năng, tác dụng hạ đường huyết và hoàn toàn không có giá trị sử dụng nữa.

Nếu nhà không có tủ  lạnh thì cất giữ insulin ở nơi khô ráo mát mẻ trong một thời gian ngắn nữa cũng được nhưng không được để quá lâu.

Những lọ insulin đã mở ra đang dùng dở thì cũng nên cố gắng bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2-8 độ C. Nếu không có tủ lạnh thì cất giữ trong nhà ở nơi thoáng mát nhưng thời gian không được kéo dài quá một tháng.

Insulin sẽ biến chất khi để ở nhiệt độ quá nóng nên không được cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào hoặc không được để ở trên cửa sổ, trên xe hơi, đặt trên nóc tivi hay các đồ điện dân dụng trong nhà.

Trường hợp người bệnh phải đi xa công tác hoặc đi du lịch thì dùng vải màn hay khăn bông cuốn quanh lọ insulin, đựng trong túi du lịch xách tay mang theo người . Không nên cho vào va li hoặc bọc hành lý, lại càng không nên nhét trong lô hành lý ký gửi. Nếu ở trong khách sạn có tủ lạnh thì nên gửi ngay để bảo quản là tốt nhất.

 

Xem thêm: Đường huyết và ngưỡng giá trị an toàn tại từng thời điểm

 

8. Khi tiêm insulin có phải ăn uống kiêng khem không?

Người bệnh tiểu đường được chữa trị bằng phương pháp tiêm insulin cũng cần phải thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem hợp lý. Đó cũng chính là một trong những bí quyết quan trọng để chữa bệnh. Với điều này thì bất kể người bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 cũng đều phải nghiêm chỉnh thực hiện.

Có một vài quan niệm sai lầm thường gặp ở đại đa số người bệnh như: đã tiêm thuốc insulin vào rồi thì ăn nhiều lên một chút cũng chẳng sao, mà lượng đường có tăng thì tiêm nhiều lên một chút là lại giảm xuống ngay… Nếu người bệnh đái tháo đường không giữ được chế độ ăn uống kiêng khem, cứ ăn tùy tiện không hợp lý, lúc ăn nhiều, lúc ăn ít như vậy thì liều lượng insulin tiêm vào lúc thừa, lúc thiếu sẽ dẫn đến tình trạng lúc hàm lượng đường thấp, lúc hàm lượng đường cao không ổn định dễ gây tai biến nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra nếu người bệnh ăn uống không điều độ mà chỉ dựa vào tăng cường liều lượng insulin để giảm đường huyết thì sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cứ như vậy thì nguy hiểm sẽ ngày một cận kề với người bệnh hơn.

Do đó người tiểu đường điều trị bằng phương pháp tiêm insulin cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành chế độ ăn uống kiêng khem và chế độ tập luyện khoa học. 

 

9. Những phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm insulin

Phản ứng phụ dễ thấy nhất là bệnh nhân bị tăng cân rõ rệt, bụng phệ và dẫn đến tình trạng dễ phát phì sau một thời gian dài tiêm insulin.

Tiêm insulin có thể sẽ dẫn đến tình trạng ăn uống liên tục, nhiều lần do đói bụng.

Tiêm insulin sẽ gây ra bệnh nhiễm insulin trong máu: 

+Bất kể là insulin trong cơ thể tự tiết ra hay insulin bổ sung từ bên ngoài vào sẽ gây ra chứng máu nhiễm insulin hàm lượng cao.

+Tình trạng này sẽ làm cho các động mạch xơ cứng dần gây nguy hiểm, nhất là ở những người bệnh có cơ địa béo phì.

+Trường hợp này phải kết hợp dùng thuốc hạ đường huyết hoặc hiệu chỉnh, giảm bớt liều dùng insulin xuống để hạn chế xảy ra nhiễm insulin.

Một tác dụng phụ nữa cũng rất thường gặp là hiện tượng tụt đường huyết. Nhiều trường hợp người bệnh còn bị ngất xỉu và phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Do đó người bệnh khi tiêm insulin phải chú ý đến liều lượng sử dụng, chế độ ăn uống (lượng thức ăn, giờ giấc ăn uống) và cả quá trình tập luyện.

Ngoài ra còn có một số lưu ý cho người bệnh là:

+Ở giai đoạn đầu mới tiêm insulin thì phải bắt đầu từ liều lượng nhỏ, sau đó tăng dần. Trong khi dùng phải theo dõi kỹ, không để tình trạng hạ đường huyết xảy ra.

+Khi mới sử dụng insulin, không ít người bệnh sẽ bị phù thũng ở chi dưới. Tuy nhiên sau một thời gian chữa trị thì hiện tượng này sẽ tiêu tan hoặc cũng có thể dùng thuốc để cải thiện hệ thống tuần hoàn, tiêu tán phù thũng nhưng phải có ý kiến chỉ định của bác sỹ điều trị.

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về tiêm insulin mà bài viết muốn đem tới cho bạn đọc nói chung và những người bệnh tiểu đường nói riêng. Ngoài những kiến thức trên, để kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống, vận động và xin ý kiến bác sĩ sử dụng kèm thêm những sản phẩm hỗ trợ để có được hiệu quả điều trị tốt nhất:

- Chế độ ăn uống khoa học, theo nguyên tắc cơ bản, hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Ngoài ra hãy áp dụng thêm chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá no trong 1 bữa tránh đường huyết tăng đột ngột. 

- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày: cường độ và mức độ tập tùy thuộc vào sức khỏe, thể trạng của từng bệnh nhân, người bệnh có thể lựa chọn một số môn thể thao như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, thiền...

- Sử dụng BoniDiabet - Sản phẩm cho bệnh nhân tiểu đường số 1 từ Mỹ và Canada

 

BoniDiabet - Chìa khóa kiểm soát đường huyết an toàn, ổn định

BoniDiabet được nhập khẩu từ Mỹ và Canada và phân phối tại thị trường Việt Nam bởi công ty Botania hơn 10 năm qua. Là sản phẩm cho bệnh nhân tiểu đường tốt nhất hiện nay. Nhiều năm liền, được sự tin tưởng của người bệnh và các chuyên gia y tế, BoniDiabet tự hào nhận giải thưởng "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng".

BoniDiabet đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông về tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giảm glucose máu, giảm cholesterol, làm giảm các biến chứng tiểu đường. Kết quả lâm sàng cho thấy 96.67% bệnh nhân đạt kết quả tốt và khá, đặc biệt nhất là không có bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình kiểm nghiệm.

Với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, lô hội, quế phối hợp cùng các nguyên tố vi lượng và alpha lipoic acid, BoniDiabet có công dụng giúp hạ và ổn định đường huyết nhanh sau 1-2 tháng, giúp giảm và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.

Liều dùng 4-6 viên/ngày, sử dụng lâu dài.

BoniDiabet - Yên tâm sống khỏe với bệnh tiểu đường

 

Sản phẩm này không phải là thuốc, k có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30 v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc