Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Chăm sóc người bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào?

Thứ tư, 27-07-2022 15:09 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Với người bệnh tiểu đường, để kiểm soát đường huyết thì vai trò của những người thân yêu là rất quan trọng. Đó là sự giúp đỡ trong ăn uống, sinh hoạt, dùng thuốc hàng ngày cũng như động viên để người bệnh có tinh thần chiến đấu với căn bệnh quái ác này. Nhưng bạn cần chăm sóc người bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào mới đúng? Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn đáp án chính xác nhất!

 

Chăm sóc người bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào?

Chăm sóc người bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào?

 

Chăm sóc, hỗ trợ người bệnh tiểu đường trong ăn uống, sinh hoạt

   Đặc điểm của bệnh tiểu đường đó là người bệnh phải tuân theo một chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt để không bị tăng đường huyết quá mức sau ăn và không bị tụt đường huyết khi xa bữa ăn. Đồng thời, họ phải tập luyện thể dục thường xuyên, đều đặn nhưng không được quá sức. Họ cũng cần đặc biệt chú ý trong chăm sóc đôi chân của mình để tránh biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường. Là người thân, bạn có thể chăm sóc, hỗ trợ người bệnh như sau:

Trong chế độ ăn cần chăm sóc người bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào?

   Bạn nên xây dựng một thực đơn cho người tiểu đường cân bằng giữa các món có chỉ số GI cao và thấp với nhau (GI là  chỉ số đường huyết của thực phẩm). Bữa ăn của người bệnh cần được phân thành 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Bữa chính cần đầy đủ các chất dinh dưỡng và được phân chia như sau:

  • Bữa sáng gồm 50% tinh bột, 25% hoa quả và 20% protein.
  • Bữa trưa gồm 50% rau xanh không chứa tinh bột, 25% khẩu phần tinh bột và 25% protein.
  • Bữa tối: Khẩu phần ăn được chia tương tự như bữa trưa với 50% rau xanh không chứa tinh bột, 25% khẩu phần tinh bột và 25% protein.

   Trong bữa phụ, bạn không nên để người bệnh ăn đồ chứa nhiều tinh bột. Thay vào đó, bạn nên cho người bệnh ăn các loại trái cây hoặc các loại đồ ăn vặt như đậu phộng, hạnh nhân, óc chó, hạt bí ngô.

   Đặc biệt, trong bữa ăn cho bệnh nhân tiểu đường bạn cần hạn chế các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng, hoa quả ngọt, hoa quả sấy, bánh kẹo ngọt.

 

Bạn cần chú ý xây dựng thực đơn phù hợp cho người bệnh tiểu đường

Bạn cần chú ý xây dựng thực đơn phù hợp cho người bệnh tiểu đường

 

Trong tập luyện thể dục cần chăm sóc người bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào?

   Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường cần kết hợp giữa các môn thể thao nhẹ nhàng (đi bộ, chạy bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội,...) và các môn thể thao kháng lực (bài tập cơ bụng, cơ bắp, hít đất,...).

   Hiệp hội tiểu đường Mỹ đưa ra những lời khuyên sau đây đối với chế độ vận động cho người bệnh tiểu đường:

+ Tập luyện ít nhất 150 phút mỗi tuần, cường độ hoạt động thể chất vừa phải, chia ra ít nhất ba ngày trong tuần, không để quá hai ngày liên tiếp qua đi mà không tập thể dục.

+ Trong trường hợp không có chống chỉ định, nên tập động tác kháng lực ít nhất hai lần mỗi tuần, 2 lần tập này không liền kề nhau.

+ Tăng cường vận động hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ nhiều hơn.

Trong quá trình chăm lo về dinh dưỡng và tập luyện cho người bệnh tiểu đường, bạn cần theo dõi sát sao mức đường huyết của họ để điều chỉnh lại thực đơn cũng như chế độ luyện tập hàng ngày.

 

Người bệnh tiểu đường cần tập thể dục đều đặn

Người bệnh tiểu đường cần tập thể dục đều đặn

 

Với bàn chân, bạn cần chăm sóc người bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào?

   Biến chứng bàn chân ở người bệnh tiểu đường tuýp 2 rất dễ gặp và rất nguy hiểm. Chính vì vậy, với vai trò chăm sóc người bệnh tiểu đường, bạn cần đặc biệt chú ý đến đôi chân của họ để phòng ngừa biến chứng này. Để làm được điều đó, bạn cần:

- Kiểm tra bàn chân của người bệnh tiểu đường hàng ngày để phát hiện các vết thương, vết loét, mụn nước, vết chai hoặc bất kỳ vấn đề nào khác để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Kiểm tra móng chân của người bệnh tiểu đường một lần một tuần, cắt móng chân với bấm móng tay thẳng, không làm tròn các góc của móng chân hoặc cắt xuống hai bên móng để tránh gây ra các vết thương trên chân.

- Nhắc nhở người bệnh luôn mang giày kín khi ra ngoài và đi dép trong nhà để bảo vệ đôi chân khỏi những tổn thương, tuyệt đối không để chân trần.

 

Người bệnh tiểu đường cần được kiểm tra chân thường xuyên

Người bệnh tiểu đường cần được kiểm tra chân thường xuyên

 

Hỗ trợ người bệnh tiểu đường trong việc dùng thuốc và các sản phẩm bảo vệ sức khỏe

   Với những người trẻ tuổi và trung niên thì việc nhớ và sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn là việc không quá khó khăn. Nhưng với người cao tuổi, thứ nhất về trí nhớ của họ không tốt như người trẻ, thứ hai họ có thể có nhiều bệnh lý mắc kèm và phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên là người hỗ trợ nhắc nhở hoặc chuẩn bị thuốc để họ uống hàng ngày.

   Tiểu đường là bệnh lý mạn tính, người bệnh cần sử dụng thuốc hạ đường huyết đều đặn hàng ngày. Bạn cần chú ý cho họ uống thuốc đúng giờ, đúng liều và đúng loại thuốc theo hướng dẫn. Chú ý tuyệt đối không tự ý giảm hoặc tăng liều, đổi loại thuốc hoặc ngưng thuốc tây khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

   Ngoài ra, bạn nên cho người bệnh tiểu đường sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược để giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Lựa chọn tốt nhất hiện nay đó là BoniDiabet + của Mỹ. Người bệnh uống với liều 4-6 viên/ngày, sau 1-2 tháng đường huyết sẽ hạ rõ rệt về ngưỡng an toàn hơn. Sau khoảng 3 tháng, chỉ số HbA1c (chỉ số đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng) cũng sẽ được cải thiện rõ, các biến chứng trên mắt, thận, tim, thần kinh cũng sẽ được phòng ngừa hiệu quả.

 

Thành phần toàn diện của BoniDiabet +

Thành phần toàn diện của BoniDiabet +

 

   Như trường hợp của cô Ngô Thị Toán, 63 tuổi, điện thoại 0386290855, ở thôn Ngọ, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương: “Trong nhiều năm nay đường huyết của cô lên xuống thất thường, lúc 9.1 chấm, nhưng có lúc lại chỉ hơn 5 chấm. Vì vậy mà mắt cô dần dần bị mờ đi, tay chân tê bì và thường xuyên bị mệt mỏi. Dùng BoniDiabet + thì đường huyết của cô về chỉ còn hơn 6 chấm, ổn định không lên xuống thất thường. Mắt cô cũng sáng hơn, tay chân hết tê bì, châm chích, người cô cũng khỏe hơn rất nhiều”.

 

Chia sẻ của cô Ngô Thị Toán, 63 tuổi về bệnh tiểu đường và giải pháp BoniDiabet +

 

Hỗ trợ người bệnh tiểu đường trong việc kiểm tra đường huyết và khám sức khỏe

   Người bệnh tiểu đường tuýp 2 cần đo đường huyết vào những thời điểm cần thiết để bác sĩ điều chỉnh lại thuốc điều trị cũng như thay đổi trong ăn uống sinh hoạt.

Những thời điểm người bệnh nên kiểm tra đường huyết là:

- Trước bữa ăn và sau khi ăn 1-2h

- Trước khi ăn nhẹ, trước khi đi ngủ.

- Vào giữa đêm.

- Trước, trong và sau khi hoạt động thể chất để có sự điều chỉnh phù hợp.

- Trong trường hợp người bệnh cảm giác được hoặc nghĩ rằng lượng đường trong máu có thể quá cao hoặc quá thấp.

- Khi người bệnh bị ốm hoặc đang căng thẳng.

 

Nhiều trường hợp người bệnh cần được kiểm tra đường huyết thường xuyên

Nhiều trường hợp người bệnh cần được kiểm tra đường huyết thường xuyên

 

   Bạn cũng cần chú ý đến lịch khám sức khỏe định kỳ của người bệnh tiểu đường. 3 tháng 1 lần, người bệnh cần kiểm tra chỉ số HbA1c (chỉ số đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng). Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ về lịch kiểm tra mắt, kiểm tra răng cũng như tiêm một số loại vacxin cần thiết để nhắc nhở và đưa người bệnh đi khám đúng lịch.

 

Giúp đỡ người bệnh tiểu đường vượt qua căng thẳng, lo lắng

   Căng thẳng, mệt mỏi là trở ngại rất lớn đối với việc kiểm soát bệnh đái tháo đường. Theo đó, khi cơ thể và tâm trí đang trong trạng thái căng thẳng, các hormone như adrenaline và cortisol được bài tiết dẫn đến làm tăng lượng đường huyết.

   Trong khi đó, người bệnh tiểu đường lại rất dễ bị stress trước những lo lắng về biến chứng của bệnh, trước chế độ ăn kiêng và tập luyện quá nghiêm ngặt. Ngoài ra, vì có sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể nên người bệnh dễ bị mất ngủ. Giấc ngủ không được đảm bảo sẽ tác động ngược trở lại khiến họ dễ bị căng thẳng, stress.

 

Người bệnh tiểu đường dễ gặp căng thẳng, stress

Người bệnh tiểu đường dễ gặp căng thẳng, stress

 

   Căng thẳng, stress lại khiến đường huyết của người bệnh khó được kiểm soát hơn. Chính vì vậy, trước câu hỏi chăm sóc người bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào thì quan tâm đến cảm xúc của họ, giúp họ xóa bỏ cảm xúc tiêu cực là điều rất quan trọng.

   Để làm được điều đó, bạn cần:

- Thấu hiểu và chia sẻ nỗi buồn, lo lắng, căng thẳng, stress với bệnh tiểu đường để họ có tinh thần thoải mái và thư thái hơn.

- Khuyến khích người bệnh dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, đi du lịch, không làm việc quá sức và cũng không nên để công việc ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi.

- Bạn có thể khuyên người bệnh trước khi đi ngủ nên nghe bản nhạc nhẹ nhàng, đọc sách hoặc ngồi thiền,... Điều này sẽ giúp họ tĩnh tâm, thư giãn thần kinh, dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn, giải tỏa căng thẳng, stress vào buổi tối. Nếu họ bị mất ngủ có kèm theo tình trạng căng thẳng, stress, hãy cho họ uống 2-3 viên BoniSleep + trước khi đi ngủ 30 phút. Sản phẩm này sẽ giúp họ thư giãn tinh thần, ngủ sâu và ngon hơn.

 

Sản phẩm BoniSleep + giúp người bệnh tiểu đường ngủ ngon hơn

Sản phẩm BoniSleep + giúp người bệnh tiểu đường ngủ ngon hơn

 

   Như vậy, với câu hỏi chăm sóc người bệnh tiểu đường tuýp 2 như thế nào, chúng tôi đã giúp bạn có một kế hoạch cụ thể, vạch ra chi tiết những gì tốt nhất cần làm. Nếu có băn khoăn gì khác về bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm BoniDiabet +, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được các dược sĩ đại học giải đáp. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30 v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc