Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Giãn tĩnh mạch chân là gì? Biện pháp phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân

Thứ năm, 16-04-2020 11:04 AM

Mục lục [Ẩn]

 

    Giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh không chỉ làm mất tính thẩm mỹ khi xuất hiện các tĩnh mạch xanh, tím nổi trên da mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả công việc. Thậm chí, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng suy giãn tĩnh mạch nguy hiểm đến tính mạng. Tỷ lệ người mắc bệnh giãn tĩnh mạch càng ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Vậy giãn tĩnh mạch chân là gì? Có các biện pháp phòng ngừa giãn tĩnh chân nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

Giãn tĩnh mạch chân là gì?

   Tĩnh mạch là các mạch máu trong cơ thể, làm nhiệm vụ vận chuyển máu từ các cơ quan về tim để thực hiện lọc máu. Trong tĩnh mạch có các van nhỏ làm nhiệm vụ ngăn máu chảy ngược dòng. Khi các van này bị tổn thương, trở nên yếu đi, máu trong tĩnh mạch sẽ lưu thông không kiểm soát, tạo áp lực làm giãn tĩnh mạch, xoắn lại và phồng lên trên bề mặt da. Đôi khi có thể quan sát được các tĩnh mạch bị giãn màu xanh, tím nổi bật ngay dưới da. Tình trạng này được gọi là giãn tĩnh mạch.

   Giãn tĩnh mạch có thể phát triển ở nhiều vị trí trên cơ thể (thực quản, hậu môn, bìu...), nhưng xảy ra phổ biến nhất là ở chân và đùi mà y khoa thường gọi là giãn tĩnh mạch chân hay giãn tĩnh mạch chi dưới.

    Bệnh giãn tĩnh mạch có nguy cơ cao xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam và càng lớn tuổi thì càng dễ mắc bệnh. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch đang ngày càng gia tăng. Bệnh thường xuất hiện ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh, người phải đứng hoặc ngồi quá lâu, ít vận động.

 

Các bước tiến triển của bệnh lý giãn tĩnh mạch chân

Các bước tiến triển của bệnh lý giãn tĩnh mạch chân

 

 

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân

   Khi mắc giãn tĩnh mạch chân, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sau:

  • Có cảm giác tức nặng và mỏi ở chi dưới khi đứng quá lâu
  • Thỉnh thoảng xuất hiện phù nề ở cẳng chân và bàn chân
  • Đau khi đi lại nhiều
  • Sưng nề và tím ở cẳng chân và mu bàn chân
  • Cảm giác tê, ngứa ở chân, nặng hơn có thể viêm da, xơ cứng, lở loét

 

Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

 Giãn tĩnh mạch chân đang thật sự trở thành một trong những căn bệnh thời hiện đại cùng với cao huyết áp và tiểu đường với tỷ lệ người mắc bệnh cao, theo xu hướng đa dạng về giới tính và tuổi tác.

Căn bệnh này gây ra các biến chứng không kém phần nguy hiểm như

  • Nhiều tĩnh mạch giãn lớn khiến ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân dẫn tới viêm da, loét, nhiễm trùng làm mất khả năng lao động, thậm chí có trường hợp phải cắt cụt chân.

 

  • Nghiêm trọng hơn, máu tích tụ lâu ngày có thể hình thành cục máu đông, gây ra thuyên tắc tĩnh mạch sâu. Cục thuyên tắc di chuyển ngược từ vùng tĩnh mạch bị suy giãn về tim khiến máu không thể lưu thông. Các khối này có thể di chuyển lên tim gây nhồi máu cơ tim, lên phổi gây thuyên tắc động mạch phổi, di chuyển tới não gây đột quỵ, dẫn tới tử vong đột ngột.

 

Biến chứng có thể gặp khi mắc giãn tĩnh mạch chân

Biến chứng có thể gặp khi mắc giãn tĩnh mạch chân

 

Các biện pháp phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân

Phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống

  Thay đổi chế độ ăn uống sao cho khoa học, lành mạnh là biện pháp giải quyết tốt cho các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là tình trạng giãn tĩnh mạch chân. Một số lời khuyên cho bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân là:

  • Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C và E vì chúng giúp kích thích sản xuất collagen và elastin, giữ cho tĩnh mạch khỏe hơn, ít bị giãn hơn.
  • Nên ăn nhiều bắp cải vì loại thực phẩm này giàu vitamin A, C, E, B1, B2, K, canxi, kali, magie, sắt, photpho... và chất xơ, giúp phá hủy các chất lên men trong máu và giảm đau.
  • Nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, yến mạch, hạt lanh, lúa mì, ngũ cốc... vào chế độ ăn vì chúng có thể ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch.

 

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoid như hành, cải bó xôi, bông cải xanh, cacao, tỏi, trái cây họ cam quýt, nho, anh đào, táo... và các loại thực phẩm chứa nhiều hesperidin, rutin, và diosmin như cam, bưởi… vì chúng có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ thành mạch, giảm áp lực động mạch, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn.

 

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kali như hạnh nhân, các loại đậu, khoai tây, rau, cá hồi, cá ngừ... vì chúng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể.

 

  • Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá do thuốc lá và các loại thức uống có cồn gây tổn hại rất lớn đến thành tĩnh mạch. Vì vậy để phòng ngừa giãn tĩnh mạch, bạn nên chấm dứt việc sử dụng thuốc lá và hạn chế uống rượu.

 

Phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân bằng việc tập thể dục thể thao thường xuyên

   Luyện tập thể dục thể thao điều độ, đúng cách luôn tốt cho sức khỏe. Những môn thể dục, thể thao phù hợp để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới bao gồm: Đạp xe, bơi lội, đi bộ, khiêu vũ… Những bộ môn này giúp phần chân hoạt động nhiều hơn nhằm cải thiện lưu thông máu ở chân, phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bên cạnh đó, chúng còn giúp cơ thể cường tráng, khỏe mạnh, dẻo dai, phòng ngừa các bệnh tật khác. Ngoài ra các bài tập thon chân và yoga cũng giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả.

Nên dành ra 30 phút mỗi ngày để chơi các môn thể thao hoặc luyện các bài tập vận động.

 

Phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân bằng việc kiểm soát tốt cân nặng

  Béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bởi lúc đó đôi chân sẽ phải gánh một áp lực rất lớn, sẽ làm ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu. Vì vậy kiểm soát cân nặng trong mức cho phép là một cách hữu hiệu để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

  Tuy nhiên, giảm cân không có nghĩa là ép cân, thực hiện một chế độ ăn uống kham khổ. Thay vào đó bạn phải duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập khoa học, lành mạnh.

 

Phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân bằng việc đi vớ y khoa

  Vớ y khoa có tác dụng bó chặt hơn so với tất thông thường, giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân thông qua việc tạo áp lực hợp lý lên chân để các tĩnh mạch không bị giãn nở thêm. Đồng thời, tất co giãn còn hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch trong việc điều hướng đưa máu lưu thông về tim.

  Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng vớ y khoa có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa sưng chân vào buổi tối. Những người thường xuyên phải đứng, đi lại hoặc ngồi lâu một chỗ nên mang tất y khoa để giảm sưng, giảm khó chịu ở chân.

 

Phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân bằng việc tập ngồi đúng tư thế

Muốn phòng bệnh giãn tĩnh mạch chân thì việc điều chỉnh tư thế ngồi đóng vai trò khá quan trọng.

  • Động tác bắt chéo chân sẽ tạo nhiều áp lực lên đùi, xương chậu, gây cản trở cho việc lưu thông máu. Từ đó mà chân dễ bị tê, mỏi, hình thành tình trạng da sần vỏ cam. Lâu dần sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

 

  • Việc ngồi lâu một chỗ cũng cản trở việc lưu thông máu đến chân. Dần dần gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Đặc biệt là đối với dân văn phòng thì càng cần chú ý. Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới nên thường xuyên cử động chân khi ngồi. Thỉnh thoảng có thể đứng lên đi lại để cho máu được lưu thông.

 

Phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân bằng việc chú ý đến thời gian đứng

  Giống như ngồi, việc đứng quá lâu một thời gian dài và thường xuyên cũng gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Khi đứng, áp lực của toàn bộ cơ thể sẽ dồn lên đôi chân, gây sức ép lên các dây thần kinh. Vì vậy, để phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân, cần cố gắng tránh đứng quá lâu. Thỉnh thoảng hãy ngồi xuống để đôi chân được thư giãn. Hoặc có thể cử động chân khi đứng để máu được lưu thông tốt hơn.

 

Phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân bằng việc hạn chế đi giày cao gót và hạn chế mặc quần bó chật

   Giày cao gót cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch chân. Mang giày cao gót thường xuyên sẽ tạo áp lực lên vùng gót chân, khiến tĩnh mạch ở đây tổn thương, làm cho việc lưu thông máu trở nên khó khăn. Vì vậy, thay vì mang giày cao gót thì nên thay bằng giày gót thấp hoặc các loại dép đế mềm.

  Việc mặc quần quá chật hoặc bó sát cũng làm máu khó lưu thông, dễ bị tắc nghẽn ở phần chân. Để phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân, bạn nên chọn trang phục thoải mái, rộng rãi.

 

Phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân bằng việc gác chân cao khi ngủ

Việc đặt một chiếc gối dưới chân trong khi ngủ là một phương pháp hữu hiệu để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Tư thế này sẽ giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn, không bị tắc nghẽn lại trong lúc ngủ. Đồng thời còn giúp giảm áp lực lên đôi chân.

 

Phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân bằng việc hạn chế sử dụng thuốc tránh thai

   Trong thuốc tránh thai chứa hàm lượng estrogen cao. Các nghiên cứu cho thấy, estrogen với hàm lượng cao có thể làm thay đổi lưu thông máu, góp phần làm phát triển bệnh giãn tĩnh mạch chân. Vì vậy, phụ nữ không nên lạm dụng thuốc tránh thai.

 

Phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân bằng việc kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch từ thảo dược thiên nhiên BoniVein

    BoniVein là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ và Canada, được phân phối tại Việt Nam bởi công ty Botania. Đây là sản phẩm có nguồn gốc 100% thảo dược thiên nhiên với công thức hoàn hảo dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, đó là:

+ Nhóm hoạt chất chiết xuất từ thảo dược tác động trực tiếp đến bệnh suy giãn tĩnh mạch: Diosmin, Hesperidin, Rutin

+ Nhóm thảo dược giúp chống oxy mạnh: Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông

+ Nhóm hoạt huyết tăng lưu thông máu: Bạch quả, Butcher's broom

   Đặc biệt, trong thành phần BoniVein có chứa Hạt dẻ ngựa - đây là một loại thảo dược kinh điển trong khắc chế bệnh suy giãn tĩnh mạch.

   Hạt dẻ ngựa chứa chất Aescin có tác dụng làm bền thành mạch, hàn gắn các thành mạch bị tổn thương, cải thiện độ đàn hồi và sức bền thành mạch, giúp giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như giảm đau chân, ngứa, sưng phù.

   Đã có rất nhiều các nghiên cứu về tác dụng của hạt dẻ ngựa trên bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Điển hình là nghiên cứu của hiệp hội các bác sĩ Thực hành tổng quát (GP) tại Đức, trên 5429 bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch và sử dụng cao Hạt dẻ ngựa để điều trị. Kết quả cho thấy tất cả các triệu chứng của các bệnh nhân đã được cải thiện trong tuần đầu điều trị và mức độ nghiêm trọng của bệnh giảm đáng kể khi kết thúc điều trị. Ngoài ra tỉ lệ phần trăm bệnh nhân không còn triệu chứng tăng lên đáng kể khi kết thúc điều trị.

   Ngoài ra, BoniVein còn chứa diosmin và hesperidin là flavonoid từ cam quýt, sự hiệp đồng tác dụng này sẽ làm tăng bền vững thành tĩnh mạch, tăng trương lực thành tĩnh mạch nên làm giảm hiện tượng ứ máu.

 

  Vì thế, với liều 4-6 viên mỗi ngày, BoniVein làm giảm nhanh những triệu chứng đau chân, nặng chân, tê bì, nhức mỏi, chuột rút sau 2-3 tuần sử dụng và làm co nhỏ tĩnh mạch suy giãn sau 2-3 tháng.

 

BoniVein – Hiệu quả đã được kiểm chứng trên hàng vạn khách hàng

BoniVein là một trong số ít những sản phẩm dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch được đánh giá cao hiện nay. Dưới đây là một số trường hợp, quý bạn đọc có thể tham khảo:

 

Cô Trương Thị Miền, 53 tuổi. Địa chỉ: khóm 4, phường 1, tx Giá Gai, Bạc Liêu, điện thoại: 0945.190.552

“Cô bị bệnh khi mới ngoài 30 tuổi nhưng triệu chứng đã rất khó chịu rồi. Đi bộ được khoảng chục mét phải ngồi nghỉ vì chân đau quá, không đi được. Cũng may là có mạng internet nên tình cờ cô xem được thông tin về sản phẩm BoniVein của Canada và Mỹ. Chỉ sau 2 tuần chân cô đã giảm đau nhức hẳn. Cô nhớ lúc mới bắt đầu uống BoniVein cũng tầm khoảng tháng 4 năm ngoái thôi mà tới năm nay đúng là sức khỏe khác một trời một vực. Tin tưởng BoniVein nên cô dùng tới nay đã 1 năm rồi, không hề có bất cứ một tác dụng phụ nào. Cô mở quán cafe này lâu rồi cháu ạ, ngày nào cũng như ngày nào cô vẫn chạy bàn phục vụ khách, nhờ BoniVein mà cô vẫn có sức khỏe để làm, công việc cũng thuận buồm xuôi gió. Xác định bị suy giãn tĩnh mạch là sống chung thân với nó nhưng may có BoniVein, cô vẫn luôn sẵn sàng.”

 

Cô Trương Thị Miền, 53 tuổi

Cô Trương Thị Miền, 53 tuổi

 

Chú Trần Tuấn, 63 tuổi ở đội 10, xóm 2, xã Đào Đặng, huyện Trung Nghĩa, TP Hưng Yên.

“Chú thường xuyên bị đau chân, có khi đau âm ỉ, đau tới không đi được. Chân cứ đau râm ran như kiến bò, có khi lại tê tê bì bì, đêm về chuột rút đau không thể tưởng được, 10 tối đều bị cả 10 chứ không phải thỉnh thoảng. Sau đi khám mới biết bị giãn tĩnh mạch chân. Chú cũng đã dùng đủ các loại Đông, Tây y rồi mà chả đỡ, thậm chí có giai đoạn dùng nhiều thuốc Tây y quá, bụng cứ đau quặn lên vì dạ dày. May mắn thay, xem tivi thấy bác sĩ có giới thiệu tpcn BoniVein của Canada và Mỹ, có thành phần 100% thảo dược, vừa an toàn lại hiệu quả, chú quyết định mua về dùng thử. Chú uống ngày 6 viên chia 2 lần. Sau 2 lọ mà chú đã thấy tác dụng rồi, hiện tượng phù ở chân đã rút bớt, chân cũng đỡ đau nhức, đặc biệt là cả triệu chứng đi ngoài ra máu cũng đỡ nhiều. Dùng thêm được tầm 4 lọ BoniVein thì không còn bị chuột rút nữa, chân rút hẳn sưng phù, hết cả tê bì, đau nhức, chú đi lại, vận động bình thường, sung sướng, hạnh phúc không còn gì bằng cháu ạ.”

 

Chú Trần Tuấn, 63 tuổi

Chú Trần Tuấn, 63 tuổi

 

Bác Đỗ Thúy Nga, 71 tuổi. Địa chỉ: số 10B5, khu TT trường Đại học Thủ đô-ngõ 165, Dương Quảng Hàm, Cầu giấy, Hà Nội

“Giảng dạy trong trường đại học Thủ Đô cũng đã lâu, công việc của bác chủ yếu là đứng, nếu không thì cũng đi lại nhiều, chẳng được nghỉ ngơi nên bác nghĩ đó là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch. Đến tận đầu năm 2015, chân bác đau và nặng rõ rệt hẳn lên, lúc nào cũng tê bì, nặng nề bác đi lại rất khó khăn, không muốn làm gì cả. Nằm trên giường lúc nào cũng chổng ngược 2 chân lên mới dễ chịu, còn khi ngồi thì phải lấy 2 tay vỗ “bồm bộp” vào chân cho đỡ đau. Sau khi dùng BoniVein, tình trạng của bác tốt hơn hẳn, bởi chỉ sau khi uống độ 2,3 tuần thôi tình trạng nặng, mỏi chân và chuột rút giảm hẳn. Bác mừng quá, kiên trì dùng đều đặn. Sau 4 lọ, những mạch máu nổi rõ trên da hay mảng da sậm màu cũng mờ rõ đi trông thấy, bác đi đứng, vận động nhẹ nhàng. Nấu cơm, giặt giũ, chăm lo mẹ chồng đã gần 100 tuổi, bác cũng chẳng ngại ngần.”

 

Bác Đỗ Thúy Nga, 71 tuổi

Bác Đỗ Thúy Nga, 71 tuổi

 

Bệnh giãn tĩnh mạch chân diễn tiến âm thầm, có thể gây ra nhiều biến chứng sưng đau, phù nề 2 chi dưới, huyết khối tĩnh mạch… nguy hiểm tới tính mạng. Bài viết trên đây đã cung cấp cho quý bạn đọc các biện pháp phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân hiệu quả. Hy vọng quý bạn đọc sẽ áp dụng tốt để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Nếu có bất kỳ khó khăn, thắc mắc gì  mời các bạn nhấc máy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc