Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về tác dụng của trần bì và ứng dụng trong bệnh suy giãn tĩnh mạch

Thứ sáu, 04-11-2022 17:10 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Trần bì là loại thảo dược vô cùng nổi tiếng trong y học cổ truyền với tác dụng trên hô hấp, tiêu hóa, bổ khí huyết,... Thế nhưng ít ai ngờ đến, trần bì còn có những ứng dụng rất hữu hiệu trong bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây.

 

 Trần bì có tác dụng gì với người bệnh suy giãn tĩnh mạch?

Trần bì có tác dụng gì với người bệnh suy giãn tĩnh mạch?

 

Đặc điểm chung của trần bì

Trần bì là gì?

   Trần bì hay còn được gọi là quất bì, quảng trần bì, tần hội bì, là phần vỏ của quả quýt chín đã qua khâu chế biến.

   Cây quýt có tên khoa học là Citrus reticulata, thuộc họ Cam (Rutaceae), là loại cây thân gỗ nhỏ, cành có các gai nhọn. Lá quýt là lá đơn, mọc so le, mép lá có răng cưa. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở những kẽ lá. Quả màu vàng cam hoặc vàng đỏ, có hình cầu hoặc hơi tròn, dẹt. Vỏ bóng nhẵn hoặc hơi sần sùi, dễ bóc, có mùi thơm đặc biệt.

   Tại nước ta, cây quýt được trồng rải rác các tỉnh miền Bắc và miền Nam, nhiều nhất các tỉnh: Nghệ Tĩnh, Huế, Quảng Bình, Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Trị,…trồng chủ yếu với vai trò của một loại cây ăn quả.

   Cách chế biến trần bì

   Để có vị thuốc trần bì, đến mùa quýt chín người ta hái quả về, khía vỏ quả làm 3 - 4 mảnh sát đến cuống, ăn múi rồi xâu vỏ vào dây lạt, phơi thoáng gió hoặc sấy nhẹ cho khô. Chúng ta không nên treo trần bị lên gác bếp bởi điều này sẽ khiến loại thảo dược bị mất tinh dầu và dễ bẩn.

   Trần bì để càng lâu càng tốt, có loại 3 năm, 5 năm, 10 năm thậm chí là 30 năm.

 

Cách chế biến trần bì

Cách chế biến trần bì

 

   Thành phần hóa học của trần bì

  Trần bì có chứa các chất quan trọng cần kể đến đó là: Tinh dầu, Cryptoxanthin, Limonene, Vitamin B1 và C, Elemene, Hesperidin, Diosmin, Isopropyl – toluene, Beta – sesquiphellandrene, Carotene, Copaneme, A – Humulene acetate,…

   Trần bì có vị cay, thơm, hơi đắng và tính ôn. Từ ngàn năm nay, trần bì đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn, khó tiêu, thiếu máu, tiêu chảy, ho, long đờm,… Y học hiện đại cũng đã chứng minh được rằng trần bị có rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của con người. Cụ thể những tác dụng này là như thế nào, mời bạn đọc theo dõi ở phần tiếp theo.

 

Trần bì có tác dụng gì?

   Trần bì tốt cho tiêu hóa và hô hấp

   Một nghiên cứu của Việt Nam thực hiện năm 2003 – “Nghiên cứu phương thuốc nhị trần thang gia giảm điều trị hen suyễn” đăng trên Tạp chí Dược học cũng cho thấy tác dụng trị ho có đờm, hen suyễn của trần bì khi kết hợp với các loại thảo dược khác.

   Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng trần bì có tác dụng kép trong việc thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và ức chế co thắt cơ trơn đường ruột. Tác dụng hai chiều này có thể góp phần khắc phục nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Thành phần Synephrine trong trần bì còn có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa bằng cách kích thích cơ thể tăng sản xuất acetylcholine và motilin đồng thời ức chế sinh ra peptide đường ruột.

   Năm 2020, nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc khẳng định về sự kết hợp giữa trần bì với mộc hương có hiệu quả rõ rệt trong khắc phục chứng táo bón.

 

Trần bì tốt cho tiêu hóa

Trần bì tốt cho tiêu hóa

 

   Trần bì cải thiện sức khỏe tim mạch

   Mới đây, năm 2020 Đại học Y Nam Kinh (Trung Quốc) đã công bố kết quả nghiên cứu về tác dụng giúp hỗ trợ cải thiện bệnh cơ tim phì đại của trần bì. Nghiên cứu này được tiến hành trên chuột thí nghiệm. Kết quả cho thấy trần bì có thể làm giảm đáng kể rối loạn chức năng tim do thuốc isoproterenol (ISO) – một thuốc điều trị bệnh tim mạch và co thắt phế quản; ức chế sự phì đại bệnh lý của tim; làm giảm quá trình xơ hóa cơ tim.

   Cũng trong năm 2020, nghiên cứu của Đại học Y khoa Bắc Kinh cho kết quả trần bì có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phì đại tim do thuốc Angiotensin II gây ra. Bằng chứng là trần bì cải thiện chức năng tim, giảm sự phát triển phì đại và giảm xơ hóa tim. Đây là một tác dụng mới, ít được biết đến trong y học cổ truyền trước đây.

   Trần bì giúp kiểm soát nồng độ lipid máu

   Năm 2018, một nghiên cứu của Đại học Dược Trung Quốc về trần bì được đăng tải trên Tạp chí Phytomedicine. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học nhận thấy thành phần flavonoid trong trần bì có liên quan tới hoạt động ức chế lipase - enzyme sản xuất bởi tuyến tụy tham gia vào chuyển hóa chất béo. Nhờ đó mà kết luận trần bì có tác dụng hạ lipid máu được đưa ra.

   Trần bì có tính kháng khuẩn

   Trần bì còn được phát hiện có khả năng kháng khuẩn tốt. Các thử nghiệm của Đại học y học cổ truyền Quảng Châu năm 2007, đã nghiên cứu trên sáu chủng vi sinh vật bao gồm Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Enterococcus faecalis, Salmonella TyphiEnterobacter cloacae, cho thấy chất Hesperidin trong trần bì có phổ kháng khuẩn rộng, và tác dụng kháng khuẩn cũng được thể hiện trong các xét nghiệm. Ngoài Hesperidin thì Tangeretin và Nobiletin cũng có hoạt tính kháng khuẩn nhưng thấp hơn.

   Cũng trong nghiên cứu này một lần nữa các nhà khoa học khẳng định được Hesperidin, Tangeretin và Nobiletin đều có hoạt tính chống oxy hóa ở một mức độ nhất định thông qua góc quan sát của tất cả các phương pháp thử nghiệm.

Trần bì giúp chống viêm thần kinh

   Theo nghiên cứu của Đại học Công nghệ Y Dược Nguyên Bội - Đài Loan công bố năm 2013, trần bị có khả năng chống viêm thần kinh khá tốt khi chiết xuất của loại dược liệu này có thể làm giảm các chất liên quan đến quá trình viêm như là NO, TNF-α, IL-1β và IL-6 lên tới 80%. Tác dụng này được cho là đến từ các flavonoid điển hình trong trần bì như hesperidin, nobiletin và tangeretin.

   Ứng dụng trần bì trong bệnh suy giãn tĩnh mạch

   Bệnh suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn ra, phồng lên, van tĩnh mạch bị hở dẫn đến máu bị ứ trệ khó trở về tim. Đây là một loại bệnh lý mạn tính vô cùng phổ biến khi có tới gần 40% dân số trưởng thành mắc phải. Nó không chỉ gây ra nhiều triệu chứng đau nhức, khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như huyết khối, tắc mạch, tai biến,... thậm chí dẫn tới tử vong.

 

Suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch

 

   Vitamin C là thành phần có rất nhiều trong trần bì. Loại vitamin này giúp kích thích sản sinh collagen và elastin 2 thành phần quan trọng trong cấu trúc thành mạch giúp tăng cường sức bền, độ đàn hồi của các mạch máu, giúp cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch.

   Hơn nữa trong trần bì có 2 thành phần đặc hiệu, rất quan trọng với những người suy giãn tĩnh mạch là hesperidin và diosmin. Đây là 2 flavonoid thực vật có tác dụng giúp:

  • Chống viêm nhờ ức chế phosphodiesterase và làm tăng nội tế bào cyclic adenosine monophosphate.
  • Bảo vệ vi tuần hoàn, cải thiện tính thấm của mao mạch và tăng cường tính bền của thành mạch.
  • Diosmin làm kéo dài tác dụng co mạch của norepinephrine trên thành tĩnh mạch, tăng bền vững thành tĩnh mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch nên làm giảm hiện tượng ứ máu bên trong lòng mạch.

   Nhờ đó mà trần bì cũng như vỏ các loại cây họ Cam nói chung đang ngày càng được ứng dụng nhiều vào cải thiện bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. Tiêu biểu như giải pháp mang tên BoniVein+ của Mỹ, được các nhà khoa học hàng đầu dày công nghiên cứu, sử dụng các công nghệ tiên tiến trong bào chế nhằm tận dụng tối đa những tác dụng tuyệt vời mà loại dược liệu này đem lại.

 

BoniVein+ - giải pháp thảo dược tối ưu cho người suy giãn tĩnh mạch

   BoniVein+ là sản phẩm của Tập đoàn Viva Nutraceuticals (tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới), được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến đạt chuẩn GMP theo FDA (Hoa Kỳ) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đặc biệt, sản phẩm được ứng dụng công nghệ siêu nano – Microfluidizer, giúp cho các thành phần được tinh chế một cách tốt nhất, đem lại độ ổn định, khả năng hấp thu và tác dụng tối đa.

   Ngoài thành phần chiết xuất từ vỏ cam quýt đem lại những tác dụng như đã nêu ở trên, BoniVein+ còn có chứa:

 

BoniVein+- Sản phẩm của Mỹ

BoniVein+- Sản phẩm của Mỹ

 

  • Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh, giúp làm bền thành mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch giúp nó bền chắc, dẻo dai hơn đồng thời còn có tác dụng giúp giảm triệu chứng đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút,… rất hiệu quả: hạt dẻ ngựa (aescin), cây chổi đậu, hòe hoa (rutin).
  • Nhóm thảo dược chống oxy hóa mạnh giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa, bảo vệ thành mạch: lý chua đen, hạt nho, vỏ thông.
  • Nhóm thảo dược giúp hoạt huyết, tăng lưu thông máu, ngăn ngừa hình thành huyết khối, ngăn biến chứng của suy giãn tĩnh mạch: bạch quả, cây chổi đậu.

   Nhờ những ưu điểm như vậy, sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniVein+ đã trở thành cứu cánh cho hàng vạn người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch chân. Sản phẩm đã được Bộ Y tế công nhận, cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Bạn có thể tìm mua tại các cửa hiệu thuốc tây lớn trên khắp 63 tỉnh thành.

   Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc hiểu rõ hơn về những tác dụng của trần bì cũng như nắm bắt được ứng dụng của vị dược liệu này trong cải thiện bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. Nếu có băn khoăn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ hotline 1800 1044 để được tư vấn chi tiết.

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc