Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì? nên kiêng gì? Làm sao để cải thiện nhanh nhất.

Thứ hai, 24-02-2020 14:22 PM

Thực phẩm và chế độ sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến tất cả các cơ quan. Hệ thống tĩnh mạch cũng cũng vậy, một chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp sẽ góp phần tăng cường độ bền chức năng, cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vậy người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì, kiêng ăn gì và sinh hoạt như thế nào?  Đọc bài viết sau đây để nắm rõ hơn nhé.

Nội dung:

  1. Sơ lược về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
  2. Biết nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng ngừa và cải thiện tốt nhất
  3. Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn  gì và kiêng ăn gì?
  4. Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên sinh hoạt như thế nào?
  5. Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch
  6. Giải quyết suy giãn tĩnh mạch bằng thảo dược tự nhiên
     

 

1. Sơ lược về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh chỉ chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch chân (chi dưới) bị suy yếu do sự hư hại và suy yếu của các van trong lòng tĩnh mạch, làm máu ứ đọng lại gây các triệu chứng như đau, nặng, mỏi chân, chuột rút về đêm, nổi tĩnh mạch...

 

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh chỉ chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch chân (chi dưới) bị suy yếu do sự hư hại và suy yếu của các van trong lòng tĩnh mạch, làm máu ứ đọng lại gây các triệu chứng như đau, nặng, mỏi chân, chuột rút về đêm, nổi tĩnh mạch...

 

Nhận biết sớm suy giãn tĩnh mạch

Một số triệu chứng để nhận biết sớm bệnh như: 

- Mỏi chân, nặng chân, nhất là khi đi lại hay đứng nhiều

- Chuột rút về đêm

- Cảm giác buồn buồn chân như có kiến bò

- Có các tĩnh mạch nổi dưới da

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Nếu để lâu không điều trị hoặc điều trị sai cách, bệnh trở nặng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết, lở loét lâu lành, đặc biệt là hình thành cục máu đông gây thuyên tắc mạch phổi có thể dẫn đến tử vong. 

Do vậy, nhận biết, khám và điều trị bệnh sớm là điều cần thiết. 

 

2. Biết nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chân để có biện pháp phòng ngừa và cải thiện tốt nhất

Như đã trình bày ở trên, nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch trực tiếp là các van trong lành tĩnh mạch bị hư hại khiến máu bị ứ đọng, làm tĩnh mạch bị giãn ra. Các yếu tố tác động làm xuất hiện và nặng thêm tình trạng bệnh đó là: 

  • Tuổi cao: Tuổi càng cao, tĩnh mạch càng dễ bị suy giãn.
  • Di truyền: Nghiên cứu chỉ ra những người có người thân bị suy giãn tĩnh mạch sẽ có nguy cơ cao hơn.
  • Giới tính: có đến 70% bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch là nữ.
  • Cân nặng: béo phì làm tăng gánh nặng lên chân, dễ làm tĩnh mạch chân bị suy giãn.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Các yếu tố kể trên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, gây tăng áp lực lên tĩnh mạch sẽ làm tăng nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch hoặc làm tình trạng bệnh nặng hơn. 

 

béo phì làm tăng gánh nặng lên chân, dễ làm tĩnh mạch chân bị suy giãn.

 

Trong đó, chúng ta có thể thay đổi các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, cân nặng để phòng ngừa, cải thiện bệnh. Vậy người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì, sinh hoạt như thế nào là đúng?

 

3. Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên ăn  gì và kiêng ăn gì?

 

 Một số loại thức ăn tốt cho tĩnh mạch như:

 

  • Đồ ăn chứa nhiều chất xơ như rau, củ, quả, lúa mì, hạt kiều mạch các loại tảo và đậu. Trong các loại rau thì rau súp lơ xanh, rau diếp cá, cải xoong, măng tây đặc biệt tốt cho tĩnh mạch, bạn nên bổ sung thêm trong bữa ăn. Không chỉ tốt cho tĩnh mạch, ăn nhiều chất xơ còn giúp giảm táo bón, giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu và ngăn ngừa ung thư

 

  • Đồ ăn giàu vitamin C và E: 2 loại vitamin này có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ thành tĩnh mạch khỏi các tác nhân oxy hóa. Một số thực phẩm giàu vitamin E có thể kể đến như: dầu mầm lúa mì, óc chó, hạt dẻ, bên phương tây có cây lý chua đen có hàm lượng vitamin E rất cao. Vitamin C có nhiều trong các loại quả họ cam, ổi, trong rau xanh.  Trong đó, qua việt quất và bơ có hàm lượng vitamin E và C rất lớn, bạn nên chú ý bổ sung thêm trong bữa ăn hàng ngày.

-   Đồ ăn giàu Flavononid - Rutin: Hòe hoa, trà xanh, việt quất, actiso, rau diếp cá, râu mèo… là những thực vật giàu flavonoid, giúp làm bền và vững chắc thành mạch.

Trong đó, rutin là một chất thuộc nhóm flavonoid có rất nhiều trong thực vật, đặc biệt có rất nhiều trong nụ hòe. Đây một loại vitamin P, có tác dụng chủ yếu bảo vệ sức chịu đựng của tĩnh mạch, thiếu chất này sức chịu đựng của thành mạch bị giảm rõ, mạch máu rất dễ bị đứt vỡ, trước đây người ta thường cho rằng đó là do thiếu Vitamin C nhưng gần đây mới phát hiện đó là do thiếu vitamin P. Vì thế, ngoài việc bổ sung các loại rau quả như trên, bạn cũng nên hãm nụ hoa hòe uống hàng ngày để tình trạng của mình được cải thiện nhanh hơn. 

 

Hòe hoa, trà xanh, việt quất, actiso, rau diếp cá, râu mèo… là những thực vật giàu flavonoid, giúp làm bền và vững chắc thành mạch.

 

  • Uống nhiều  nước khoáng: Nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước. 

Bạn không cần cứng nhắc tuân theo một thực đơn cho người suy giãn tĩnh mạch nào đó mà chỉ cần chú ý bổ sung thường xuyên những thực phẩm kể trên hàng ngày là được. Và nhớ chú ý uống trà hoa hòe hàng ngày nhé!

Người bị suy giãn tĩnh mạch kiêng ăn gì?

  • Hạn chế ăn nhiều đường bởi chúng thúc đẩy sự lão hóa trong cơ thể, trong đó có cả tĩnh mạch của chúng ta. Khi càng lớn tuổi, độ đàn hồi của tĩnh mạch ngày càng kém đi. Ăn nhiều đường khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn, độ đàn hồi của tĩnh mạch giảm nhanh hơn, làm bệnh suy giãn tĩnh mạch nặng thêm.
  • Không ăn quá mặn: Ăn mặn thường xuyên có thể khiến cơ thể giữ nước, vì vậy việc giảm ăn mặn có thể giảm thiểu khả năng giữ nước, giảm áp lực trên thành mạch.
  • Hạn chế dùng rượu bia, chất kích thích
  • Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, giàu cholesterol 

Nắm được những nguyên tắc trên bạn sẽ biết được giãn tĩnh mạch không nên ăn gì, nên ăn những gì. Từ đó có chế độ ăn uống hợp lý hơn, góp phần cải thiện những tĩnh mạch đã bị và phòng suy giãn ở những tĩnh mạch khác.

 

4. Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên sinh hoạt như thế nào?

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên:

  • Khi nghỉ ngơi nên kê cao chân, nhất là khi ngủ nên kê cao chân hơn tim khoảng 15cm. Tập động tác đạp xe đạp trên không khoảng 10-20 phút mỗi ngày. 
  • Đi giày thấp, đế mềm, massage nhẹ nhàng bàn chân và bắp chân để giúp tăng cường lưu thông máu. 
  • Ngồi đúng tư thế, khi ngồi tránh đè ép lên phần đùi để tránh cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc theo đùi. 
  • Tập luyện: Thường xuyên tập luyện những môn thể thao nhẹ nhàng tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch như: đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, tập yoga…
  • Nếu đi xa bằng xe, hãy thay đổi gập duỗi chân thường xuyên, tránh giữ nguyên một tư thế.
  • Giảm cân, tránh béo phì: luôn giữ chỉ số BMI nhỏ hơn 25

 

●	Tập luyện: Thường xuyên tập luyện những môn thể thao nhẹ nhàng tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch như: đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, tập yoga…

 

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch KHÔNG nên:

  • Đứng quá lâu, ngồi quá nhiều
  • Đi giày cao gót
  • Ngồi vắt chéo chân
  • Mang vác vật nặng
  • Bôi xoa dầu nóng
  • Tắm nước quá nóng. Khi tắm nước nóng xong nên dội 1 gáo nước lạnh từ đầu gối xuống cổ chân.
  • Tập các môn thể thao nặng, thay đổi tư thế đột ngột như tennis, cầu lông, nhảy cao nhảy xa, tập tạ…
  • Phơi nắng quá lâu

 

5. Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chịu tác động một phần bởi chế độ ăn uống sinh hoạt. Nhưng để điều trị, người bệnh không chỉ thay đổi lối sống mà cần thêm các biện pháp can thiệp khác. 

Phương pháp phẫu thuật bằng phẫu thuật Stipping, phẫu thuật Muller, làm lạnh với nito lỏng. Tất cả các phương pháp này đều là thử nghiệm hoặc có tỷ lệ thành công thấp và tỉ lệ biến chứng cao.

Chích xơ: Phương pháp laser nội tĩnh mạch, phương pháp dùng sóng radio, phương pháp chích xơ tạo bọt. Các phương pháp này có thể gây dị ứng với thuốc gây xơ, hoại tử da do thoát nước ra xung quanh, tiêm nhầm vào động mạch (có thể cắt cụt chi). Ngoài ra, chúng chỉ có tác dụng trên đoạn tĩnh mạch được tác động, không cải thiện được toàn bộ tĩnh mạch bị suy giãn.

Dùng vớ ép: Dùng vớ ép có thể gây cảm giác nóng, ngứa, bí bách, khó chịu. Ngoài ra nếu không dùng loại có lực ép phù hợp thì không có tác dụng, thậm chí làm nặng thêm tình trạng bệnh. 

Dùng thuốc: Bệnh suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạn tính, cần điều trị lâu dài. Tuy nhiên nếu dùng thuốc tây lâu ngày dễ gây các tác dụng bất lợi. Một số loại thuốc bôi ngoài da được quảng cáo làm mờ tĩnh mạch, tuy nhiên nếu có tác dụng thật thì hiệu quả cũng rất thấp. Hơn nữa chúng không có tác dụng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu. 

 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạn tính, cần điều trị lâu dài. Tuy nhiên nếu dùng thuốc tây lâu ngày dễ gây các tác dụng bất lợi

 

Những bất lợi mà các phương pháp trên đem lại đặt ra câu hỏi vậy có phương pháp nào vừa giúp cải thiện bệnh hiệu quả lại vừa an toàn hay không? Xu hướng hiện nay đó là dùng các loại thảo dược, vừa an toàn vừa có tác dụng tốt trong việc tăng độ đàn hồi tĩnh mạch.

 

6. Giải quyết suy giãn tĩnh mạch bằng thảo dược tự nhiên

Với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ và y học, người ta đã chiết xuất, phân lập, xác định và chứng minh được nhiều hoạt chất có tác dụng tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch trong các loại thảo dược tự nhiên.

 

Aescin

Aescin có nhiều trong hạt dẻ ngựa có tác dụng: trợ tĩnh mạch, giảm phù và sưng, cải thiện độ bền của tĩnh mạch, làm lành vết thương. 

Tác dụng của chất này đã được chứng minh bằng các thử nghiệm lâm sàng trong đó điển hình là nghiên cứu của hiệp hội các bác sĩ Thực hành tổng quát (GP) tại Đức. Nghiên cứu được thực hiện trên 5429 bệnh nhân, được uống Aescin với liều 75mg trong 4 đến 10 tuần. 

Kết quả thu được: Chỉ sau 1 tuần, tất cả các triệu chứng được cải thiện. Khi kết thúc nghiên cứu, mức độ nghiêm trọng của bệnh đã giảm đáng kể, trong đó tỷ lệ những người không còn triệu chứng gì khi kết thúc nghiên cứu cũng rất cao cũng tăng lên đáng kể.

 

Aescin có nhiều trong hạt dẻ ngựa có tác dụng: trợ tĩnh mạch, giảm phù và sưng, cải thiện độ bền của tĩnh mạch, làm lành vết thương.

 

 

Diosmin và hesperidin

Hai chất này có nhiều trong vỏ cam chanh, có tác dụng:

  • Bảo vệ vi tuần hoàn, cải thiện tính thấm của mao mạch và tăng cường sức bền và độ của thành mạch.
  • Làm giảm tình trạng sưng phù nhờ ức chế tạo các yếu tố gây viêm, giảm các gốc tự do, chống oxy hóa.
  • Kéo dài tác dụng co mạch của norepinephrine trên thành tĩnh mạch từ đó làm tăng cường trương lực thành tĩnh mạch nên làm giảm hiện tượng ứ máu, giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Rutin trong hoa hòe

Như đã nói ở trên, rutin trong hoa hòe rất tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch.  Việc bổ sung rutin hàng ngày là cần thiết. 

 

Anthocyanidin và proanthocyanidin

Hai chất này có nhiều trong hạt nho, vỏ thông và lý chua đen, có tác dụng chống oxy hóa gấp 20 lần vitamin E và gấp 50 lần vitamin C. Vì thế chúng làm bền thành mạch, bảo vệ tĩnh mạch khỏi các tác nhân oxy hóa, tăng cường chức năng mao mạch và tĩnh mạch, giúp các mạch máu đàn hồi tốt hơn.

 

Các chất thuộc nhóm flavonoid trong Butcher’s broom (cây chổi đậu)

Chiết xuất từ cây chổi đậu có tác dụng kích hoạt các receptor kích thích giải phóng noradrenaline dẫn tới tăng trương lực mạch máu và co mạch. Điều này giúp tuần hoàn máu dễ dàng và giúp làm giảm tụ máu. Các flavonoid hỗ trợ tuần hoàn máu và tăng độ bền thành mạch. 

 

Các hoạt chất nhóm terpene lactones trong Ginkgo Biloba (bạch quả)

Các chất này có tác dụng hoạt huyết, tăng lưu thống máu, từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do huyết khối tĩnh mạch gây ra.

 

Các hoạt chất nhóm terpene lactones trong Ginkgo Biloba (bạch quả)

 

Vấn đề lớn cần giải quyết khi dùng dược liệu

Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra và chứng minh được việc dùng các thảo dược mang lại tác dụng tốt trong việc cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nhưng vấn đề đặt ra là:

  • Dùng riêng lẻ từng loại dược liệu sẽ không thể có tác dụng toàn diện được như khi kết hợp chúng với nhau.
  • Hàm lượng hoạt chất trong dược liệu rất thấp, nếu đơn thuần chỉ dùng dược liệu thô tự đun, sắc, ép nước uống thì không thể đạt hiệu quả tốt như trong các thử nghiệm lâm sàng kể trên (các bệnh nhân tham gia thử nghiệm được dùng hoạt chất đã được chiết xuất, loại bỏ các tạp chất trong dược liệu thô).
  • Việc dùng dược liệu thô riêng lẻ sẽ qua nhiều khâu chế biến phức tạp, tốn thời gian, nếu chế biến không đúng cách sẽ làm biến tính các hoạt chất có tác dụng trong dược liệu đó.
  • Các loại dược liệu kể trên có những loại rất sẵn có tại Việt Nam như hoa hòe, vỏ cam chanh nhưng có những loại chỉ được trồng tại châu Âu, châu Mỹ. Để tìm mua và sử dụng không phải đơn giản và tốn nhiều chi phí.

Những vấn đề trên đặt ra câu hỏi lớn rằng làm sao để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch an toàn mà phải đạt hiệu quả cao nhất, tiện dùng nhất?

BoniVein - Giải pháp hoàn hảo cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch

BoniVein là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ có ưu điểm vượt trội:

Công thức toàn diện

BoniVein được tạo bởi các thảo dược  có tác dụng:

  • Tăng cường sức bền và độ đàn hồi thành tĩnh mạch, giảm nhanh triệu chứng khó chịu của bệnh suy giãn tĩnh mạch nhờ Aescin (trong hạt dẻ ngựa) và rutin (trong hoa hòe).
  • Co tĩnh mạch, giảm phồng giãn tĩnh mạch, giảm ứ máu nhờ Diosmin và Hesperidin trong vỏ cam chanh. Chống oxy hóa, ngăn ngừa xơ vữa mạch nhờ hạt nho, vỏ thông và lý chua đen.
  • Hoạt huyết, ngăn chặn hình thành cục máu đông nhờ lá bạch quả.

Với công thức toàn diện, kết hợp với nhau theo một tỷ lệ đã được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, BoniVein giải quyết tất cả các vấn đề xung quanh việc tĩnh mạch bị suy giãn, giúp cải thiện bệnh nhanh chóng. 

Sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ.

Được phát triển bởi công nghệ, khoa học và kỹ thuật hiện đại

BoniVein là hàng chính hãng được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc  - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới. Các nhà máy đều đạt tiêu chuẩn GMP - tiêu chuẩn  thực hành sản xuất tốt của:

- FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) 

- Health Canada ( Bộ y tế Canada)

- NSF International ( Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO).

Các hoạt chất trong dược liệu được chiết xuất bằng quy trình hiện đại, giữ lại các chất có tác dụng, loại bỏ các tạp chất. 

Đặc biệt, BoniVein được sản xuất bởi hệ  thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer- đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước siêu nhỏ, đồng nhất và ổn định, giúp cơ thể hấp thu tối đa, hiệu quả đạt được là cao nhất. 

BoniVein - giúp người bệnh chấm dứt nỗi khổ sau nhiều năm chung sống

 

Cô Phạm Thị Quỳnh Hoa, 61 tuổi, ở tổ 20, kp2, phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai, số điện thoại: 0327.904.756

 

Cô Phạm Thị Quỳnh Hoa, 61 tuổi, ở tổ 20, kp2, phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai, số điện thoại: 0327.904.756

 

Cô bị căn bệnh này đeo bám từ rất lâu rồi, cô cũng không nhớ nữa, nó âm ỉ nên cô không để ý. Chỉ đến khi bệnh nặng, các tĩnh mạch nổi to như con giun, chân đau tức, nặng mỏi, râm râm như kiến bò không đi được, chân phù lên như chân voi thì cô mới đi khám. Vì bệnh quá nặng nên cô phải nhập viện ngay để điều trị, sau đó được xuất viện và dùng thuốc theo đơn. Tuy nhiên, dùng thuốc các triệu chứng vẫn không thuyên giảm nhiều, lúc nào chân cũng phải chổng ngược lên trời, gác lên bàn, gác lên ghế, nằm ngủ thì gác lên gối không thì cả đêm sẽ bị nhức, chuột rút cứng cả bắp chân khiến cô mất ngủ. Cô cũng thử mua vớ y khoa nhưng khi dùng cô bị ngứa, nóng bức, khó chịu. May mắn thay, tình cờ cô biết đến BoniVein .Thật không ngờ, chỉ sau lọ đầu tiên uống 6 viên/ngày mà cô đã thấy triệu chứng đã giảm vài phần. Sau 3 tháng, triệu chứng hết sạch, chân đi lại, tập thể dục buổi sáng bình thường. Tĩnh mạch nổi dưới da cũng dần dần mờ đi và biến mất. Công ty tặng cô một cuốn cẩm nang để cô đọc tham khảo thêm để biết bệnh giãn tĩnh mạch không nên ăn gì? Nên ăn gì và sinh hoạt như thế nào để từ đấy thực hiện theo, kết hợp với bonivein để cải thiện bệnh và phòng ngừa các triệu chứng quay trở lại.  Hiện tại cô thấy cuộc sống mình như bước sang trang mới khi không bị bệnh tật dày vò, không bị gò bó như trước nữa. 

 

Bác Nguyễn Nam Tấn, 80 tuổi, ở phòng 34, số nhà 33 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

 

Bác Nguyễn Nam Tấn, 80 tuổi, ở phòng 34, số nhà 33 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

 

Trước đây, bác hay nhức mỏi, nặng, tê và đau chân. Chỉ cần đi lại khoảng 30 phút là 2 chân trùng xuống không muốn bước tiếp, 2 chân nổi chằng chịt gân xanh tím như con giun. Bác dùng dầu nóng xoa bóp nhưng không đỡ, thậm chí ngày càng nặng hơn. Sợ nhất là những cơn chuột rút bất ngờ vào ban đêm, cơn đau bóp chặt cẳng chân, co rút cả người, xoa bóp hay giơ chân lên cao cũng không đỡ, khiến bác bị mất ngủ nhiều ngày. 

Sau khi đi khám được kết luận bị suy giãn tĩnh mạch chân, bác có mang vớ y khoa và dùng daflon theo chỉ định của bác sĩ nhưng 2 tháng liền không đỡ. Sau khi tìm hiểu về BoniVein trên mạng đồng thời đến tận nhà một người đã từng bị như bác và đã cải thiện rất tốt nhờ BoniVein, bác mới  bắt đầu dùng. Với liều 4 viên/ngày, không ngờ chỉ sau nửa tháng đã thấy bớt hẳn nặng, chuột rút cũng được giảm bớt. Sau 2 tháng, các tĩnh mạch chằng chịt màu xanh tím đã mờ dần, cơn đau nặng đã bớt, bác bỏ luôn cả vớ y khoa, không cần dùng đến nữa. Sau 5 tháng, gần ngư không còn thấy tĩnh mạch nổi lên, đạp xe 2 vòng công viên thống nhất mà không nhức mỏi gì và mấy tháng rồi cũng không bị chuột rút. Ăn được, ngủ được, tập thể dục được khiến sức khỏe của bác ngày càng được nâng cao, bác vui lắm!

 

Chị Trương Thị Thuyết, 36 tuổi, ở thôn Nhì Tây, xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

 

Chị Trương Thị Thuyết, 36 tuổi, ở thôn Nhì Tây, xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

 

Căn bệnh này đã đeo bám chị suốt nhiều năm nay. Trước đây, ngày nào đi làm đồng chân chị đều mỏi và nặng, giống như bị ai đó kéo chân xuống ruộng vậy, không nhấc nổi lên. Đêm về chân mới sưng phù, đau âm ỉ, tê rần như có kiến bò trong ống chân, nhiều khi còn bị chuột rút co hết cả người lại. Lâu dần, bệnh trở nặng, tất cả công việc nặng nhẹ dồn hết lên vai chồng chị mà chị không giúp được gì. 

Chị đi khám thì được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chân, được chỉ định uống daflon và dùng vớ y khoa. Tuy nhiên, vớ y khoa khiến chị khó chịu vô cùng, mà lại không có tác dụng. Còn thuốc tây thời gian đầu thấy đỡ nhưng sau bệnh lại tái phát nên chị cũng không dùng thuốc tây nữa. Bệnh cứ thế ngày càng nặng, chị bắt đầu có vết bầm tím dưới chân, chị cũng phải đắn đo khi muốn sinh đứa thứ 2 vì bác sĩ nói có bầu khiến bệnh khó điều trị hơn. 

Đọc báo thấy có sản phẩm BoniVein của Canada và Mỹ có tác dụng tốt, chị quyết định dùng thử. Chị mua uống ngày 4 viên/ngày, chia 2 lần. Chỉ sau 2, 3 tuần chị thấy nhẹ chân hơn, tần suất và mức độ bị chuột rút, tê chân giảm hẳn. Sau đó, những mạch máu nổi rõ trước đây co nhỏ lại, các vết thâm cũng mất dần. Sau 6 tháng gần như chị không còn bất kỳ triệu chứng gì nữa, chi san sẻ được một phần gánh nặng cho chồng mình, dự định có em bé thứ 2 của anh chị cũng trở nên sáng sủa hơn. 

 

BoniVein - Được các bác sĩ đầu ngành khuyên dùng.

Với ưu điểm vượt trội, BoniVein đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, được khuyên dùng bởi các bác sĩ đầu ngành.

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y Bệnh viện Trung Ương quân đội 108 cho biết: “Dùng thuốc tây điều trị bệnh dễ gây nhiều tác dụng phụ. Hiện nay có rất nhiều các loại thảo dược có thể hỗ trợ điều trị tích cực bệnh suy giãn tĩnh mạch, đem lại hiệu đáng mong đợi như hạt dẻ ngựa, rutin trong hoa hòe, diosmin và hesperidin trong vỏ cam chanh, cây chổi đâu, lý chua đen... Tuy nhiên những loại thảo dược này có những thứ ở nước ta có, có những loại chỉ có ở châu Âu, châu Mỹ. Nhiều người muốn dùng nhưng không biết làm cách nào. 

Rất may hiện nay có sản phẩm BoniVein được nhập khẩu từ Canada và Mỹ, là sự kết hợp của tất cả các loại thảo dược kể trên. Sau khi xem về các thành phần, tôi rất yên tâm và cho bệnh nhân dùng. Thực tế, các bệnh nhân dùng đều thu được kết quả rất tốt. Theo khuyến cáo và thực tế sử dụng trên bệnh nhân thì dùng 4-6 viên/ngày chia 2 lần, thông thường chỉ cần 2-3 tuần sẽ có hiệu quả, các triệu chứng như đau chân, nặng chân, tê bị hay chuột rút đều giảm rõ rệt. Các tĩnh mạch nông bị suy giãn, nổi lên sau khoảng 3 tháng sẽ mờ dần. Nói chung đây là một sản phẩm từ dược liệu nên không có tác dụng phụ, dùng duy trì kéo dài mà không bị ảnh hưởng gì”. 

Bác sĩ cũng nhấn mạnh: “Đây là bệnh lý mãn tình, vì vậy dù các triệu chứng đã cải thiện hết rồi thì vẫn nên dùng lâu dài liên tục với liều 2 viên/ngày hoặc dùng thành từng đợt cách nhau 1 tháng để ngăn chặn các triệu chứng quay trở lại”. 

 

BoniVein - được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania

Địa chỉ công ty Botania: 169, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội 

Dược sĩ tư vấn: 1800.1044 (miễn phí) - 1800.1044 - 0984.464.844 - (Giờ hành chính từ 8h - 12h sáng, từ 1h30 - 6h30 chiều)

 

Xem thêm:

BoniVein - Bí quyết giúp chàng trai Tây Nguyên thoát suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch chân, đừng để nhẹ thành nặng

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc