Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch chân là bao nhiêu?

Thứ năm, 14-07-2022 16:13 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh thường gặp ở người trưởng thành. Ở Việt Nam, cứ trung bình 4 người trưởng thành sẽ có 1 người bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch và số người mắc bệnh vẫn đang tiếp tục gia tăng. Vậy các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến là gì? Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch chân là bao nhiêu? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

 

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hết bao nhiêu tiền?

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hết bao nhiêu tiền?

 

Tổng quan về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

   Bệnh suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn ra, phồng lên, van tĩnh mạch bị hở dẫn đến máu bị ứ trệ khó trở về tim.

   Bệnh thường hay gặp nhất là ở tĩnh mạch chi dưới (lên tới 80%) do hệ thống tĩnh mạch ở chân dài hơn, phức tạp hơn, xa tim nhất đồng thời chịu nhiều ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh đi đứng, sinh hoạt. Ngoài ra bệnh còn có thể gặp ở tĩnh mạch khác như vùng hậu môn trực tràng (bệnh trĩ), tay, cổ, ngực,...

   Ngoài các triệu chứng khó chịu của bệnh như đau nhức, nặng mỏi, tê bì chân, chuột rút,..., máu ứ đọng nhiều trong tĩnh mạch còn gây ra hiện tượng phù chân, hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nếu điều trị không tốt, các cục máu đông có thể trôi theo dòng máu về tim gây nhồi máu cơ tim, về phổi gây thuyên tắc động mạch phổi. Đồng thời, việc tăng áp lực trong lòng các tĩnh mạch ở chân bị giãn nặng có thể gây vỡ tĩnh mạch và xuất huyết rất nguy hiểm.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

 Yếu tố tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thì con cái cũng sẽ có nguy cơ mắc căn bệnh này.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao nguy cơ bị bệnh càng lớn do sự lão hóa khiến tĩnh mạch yếu dần đi.
  • Nghề nghiệp: Những người có đặc thù công việc phải đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, ít vận động như dân văn phòng, giáo viên, thợ may, nhân viên bán hàng… cũng có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch.
  • Giới tính: Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ estrogen, quá trình mang thai và một số sở thích làm đẹp như đi giày cao gót, mặc quần bó,...
  • Sử dụng một số loại thuốc hoặc mắc bệnh lý khác như: thuốc tránh thai, bệnh lý nhiễm trùng, bó bột khi gãy xương, di chứng tắc mạch hậu phẫu,...

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến hiện nay

 Dùng vớ y khoa

   Khi người bệnh đeo vớ ép với áp lực thích hợp, các van tĩnh mạch sẽ khép kín hơn, hạn chế sự ứ trệ và chảy ngược của máu, cải thiện dòng máu về tim qua đó giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

  Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng vớ ép y khoa chỉ có tác dụng giúp giảm triệu chứng, không có tác dụng giúp làm bền tĩnh mạch bị suy giãn nên khi không sử dụng vớ ép y khoa nữa, các triệu chứng của bệnh thường sẽ nhanh chóng tái phát trở lại.

Dùng thuốc tây y

   Các loại thuốc tây y thường được sử dụng để điều trị suy giãn tĩnh mạch chân là: Daflon, Savi Dimin, Rutin C,... Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm tính căng giãn của tĩnh mạch và giảm ứ trệ ở tĩnh mạch, đồng thời làm bình thường hóa tính thấm và tăng cường sức bền của mao mạch, từ đó giúp giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

 

Daflon - loại thuốc tây thường dùng cho suy giãn tĩnh mạch chân

Daflon - loại thuốc tây thường dùng cho suy giãn tĩnh mạch chân

 

   Tuy nhiên, thuốc tây y gây ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, một số trường hợp gây dị ứng,... Đồng thời, suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh mãn tính cần dùng thuốc lâu dài. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chức năng gan, thận của người bệnh.

   Ngoài ra, thực tế cho thấy rất nhiều bệnh nhân khi sử dụng các thuốc này không thấy cải thiện hoặc cải thiện rất chậm, dễ bị tái phát.

Phương pháp chích xơ

   Đây là phương pháp sử dụng chất gây xơ hóa tiêm vào lòng tĩnh mạch bị giãn của bệnh nhân, làm cho lớp trong của tĩnh mạch bị viêm và sau đó dính lại với nhau. Kết quả là tĩnh mạch đó bị xơ hóa khiến máu không vào được tĩnh mạch bị giãn.

  Phương pháp này cũng tồn tại nhược điểm đó là người bệnh có thể sẽ bị dị ứng với thuốc gây xơ, hoại tử da,...

 Phương pháp phẫu thuật

  • Phẫu thuật Stripping: Các bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị tuốt bỏ tĩnh mạch  luồn vào  vết rạch ở đùi và tạo đường hầm đến vết rạch trên tĩnh mạch này ở vùng cẳng chân. Tĩnh mạch sau đó sẽ được kéo rút ra và các vết rạch được may lại bằng chỉ.

 

Phương pháp phẫu thuật Stripping

Phương pháp phẫu thuật Stripping

 

  • Phẫu thuật Muller: Bác sĩ rạch những vết mổ nhỏ khoảng 3mm ngay các tĩnh mạch nông bị giãn, qua đó dùng móc hoặc kẹp chuyên dụng rút bỏ các tĩnh mạch này.

   Ưu điểm của các phương pháp phẫu thuật này là nhanh chóng loại bỏ những tĩnh mạch bị giãn, làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, do các phương pháp này chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề, nên bệnh dễ tái phát, đồng thời phương pháp phẫu thuật đều là thử nghiệm hoặc có tỷ lệ thành công thấp và tỷ lệ biến chứng cao.

 

Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

   Rất khó để đưa ra một con số chính xác về chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bởi điều trị suy giãn tĩnh mạch chân là một quá trình dài gồm nhiều khâu từ thăm khám ban đầu đến điều trị, và quá trình này còn có nhiều yếu tố có thể thay đổi tùy vào tình trạng của từng người bệnh khác nhau.

  • Thăm khám ban đầu: dựa theo tình trạng bệnh, bệnh mắc kèm của từng bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định làm xét nghiệm, tiến hành chẩn đoán hình ảnh (siêu âm Doppler…) nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra hướng điều trị sao cho phù hợp. Vì vậy mà ngay phần chi phí thăm khám ban đầu của mỗi trường hợp đã có thể nảy sinh sự khác nhau.
  • Phương pháp điều trị được sử dụng: tùy thuộc vào mức độ nặng và tiến triển của bệnh tình cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra sự lựa chọn về phương pháp điều trị cho mỗi bệnh nhân là khác nhau. Chi phí của các phương pháp điều trị như dùng thuốc, dùng vớ y khoa, chích xơ sẽ thấp hơn phương pháp điều trị can thiệp nội mạch, rồi đắt nhất phải kể đến đó là những biện pháp phẫu thuật, ước tính lên tới hơn 1000 USD (khoảng 23 - 24 triệu đồng).
  • Phí dịch vụ yêu cầu, phí chăm sóc sức khỏe: đây là những chi phí phát sinh bên lề tùy theo nhu cầu và sự lựa chọn của người bệnh.
  •  

Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch chân phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch chân phụ thuộc vào nhiều yếu tố

 

   Như vậy có thể thấy rằng các biện pháp trên đều tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ tái phát cao, nhiều phương pháp có chi phí lớn.

   Do vậy mà việc sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để cải thiện suy giãn tĩnh mạch chân đang trở thành xu hướng mới được các chuyên gia khuyên dùng vì tính an toàn và tác dụng vượt trội, ngăn ngừa bệnh tái phát và phòng ngừa biến chứng hiệu quả với chi phí hợp lý . Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm BoniVein + của Mỹ.

 

BoniVein + - Giải pháp thảo dược hàng đầu giúp phòng ngừa và cải thiện suy giãn tĩnh mạch

   BoniVein+ là sản phẩm của tập đoàn Viva Nutraceuticals, được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của FDA Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới. Khi nhập khẩu về Việt Nam, sản phẩm đã được Bộ Y tế công nhận và cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Đặc biệt, BoniVein+ được các chuyên gia đánh giá rất cao bởi công thức toàn diện và công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới.

Thành phần của BoniVein+

Về công thức thành phần, BoniVein+ gồm có:

  • Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh, giúp làm bền thành mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch giúp nó bền chắc, dẻo dai hơn đồng thời còn có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút,… rất hiệu quả: diosmin, hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), hạt dẻ ngựa (aescin), cây chổi đậu, hòe hoa (rutin).
  • Nhóm thảo dược chống oxy hóa mạnh giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa, bảo vệ thành mạch: lý chua đen, hạt nho, vỏ thông.
  • Nhóm thảo dược giúp hoạt huyết, tăng lưu thông máu, ngăn ngừa hình thành huyết khối, ngăn biến chứng của suy giãn tĩnh mạch: bạch quả, cây chổi đậu.

Thành phần sản phẩm BoniVein+

Thành phần sản phẩm BoniVein+

BoniVein+ được áp dụng công nghệ siêu nano

   Bên cạnh công thức toàn diện, điểm đặc biệt của BoniVein + còn đến từ công nghệ bào chế đột phá của Mỹ. Đó là công nghệ Microfluidizer. Với công nghệ siêu nano tiên tiến này, các thảo dược  sẽ được chiết xuất và bào chế dưới dạng các hạt phân tử kích thước siêu nhỏ (<70nm), giúp tối đa hóa khả năng hấp thu các dưỡng chất quý vào cơ thể và tăng cường hiệu quả tác dụng lên gấp hàng chục lần so với những phương pháp bào chế thông thường.

BoniVein + giá bao nhiêu?

BoniVein+ có dạng đóng gói viên nang, 1 lọ 30 viên, dạng uống được bán với giá niêm yết là 250.000 VNĐ/1 lọ. Với mức giá như thế này, chắc chắn BoniVein+ sẽ không khiến bạn phải lo lắng, băn khoăn về chi phí như khi sử dụng các thủ thuật và phương pháp phẫu thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch chân.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm thông tin về chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch chân, đồng thời nắm bắt thêm được giải pháp giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn gọi vào số hotline miễn cước 18001044 để được hỗ trợ nhé.

 

Xem thêm

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc