Mục lục [Ẩn]
Với những ai bị suy giãn tĩnh mạch thì ban đêm là quãng thời gian thật khó khăn. Đó là bởi cảm giác đau nhức, buồn chân, khó chịu, chuột rút thường sẽ khiến họ khổ sở và không thể ngon giấc. Tuy nhiên, sau khi đọc và làm theo những hướng dẫn điều chỉnh tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch ngay sau đây, bạn có thể ngủ ngon cả đêm với đôi chân thoải mái. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch
Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ người bệnh
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mà hệ thống tĩnh mạch bị suy yếu và giãn rộng, làm rối loạn chức năng vận chuyển máu theo một chiều trở về tim. Bệnh thường gặp ở hai chi dưới vì tĩnh mạch ở bộ phận này dài, phức tạp, cộng thêm việc vận chuyển máu ngược chiều trọng lực nên phải chịu áp lực rất lớn.
Người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng khó chịu như đau, nhức, nặng, mỏi chân, sưng vùng mắt cá và bàn chân, chuột rút, tê bì, cảm giác khó chịu, buồn bực như có kiến bò trong chân.
Nhiều người cho biết, các triệu chứng của bệnh như đau nhức, cảm giác khó chịu, buồn chân và đặc biệt là chuột rút tăng lên vào ban đêm. Vì sao lại như vậy? Đó là bởi những hoạt đồng vào ban ngày như đi, đứng, ngồi quá nhiều sẽ dồn áp lực lên chân. Và sau một ngày dài như vậy, tĩnh mạch sẽ giãn hơn khiến các triệu chứng trở nên rầm rộ. Ngoài ra, những hoạt động ban ngày khiến bạn dễ bị phân tâm trước các cảm giác khó chịu ở chân. Đêm đến, là thời gian chúng ta nghỉ ngơi, ít bị phân tâm hơn nên những cảm nhận về triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch cũng rõ nét hơn. Điều đó ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến không ít người bị mất ngủ, trằn trọc không ngủ được hoặc thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm.
Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ người bệnh
Hướng dẫn điều chỉnh tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch
Khi có tư thế ngủ đúng, bạn sẽ giảm bớt được cảm giác khó chịu như đau nhức, buồn chân và giảm nguy cơ gặp chuột rút về ban đêm. Ngoài ra, buổi sáng khi thức dậy, bạn cũng sẽ thấy chân nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Tư thế ngủ đúng là bạn nằm kê cao chân hoặc nghiêng sang trái.
Nằm kê cao chân - Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch tốt nhất
Khi nằm ngủ và kê cao chân, người bệnh sẽ thu được những lợi ích lớn như sau:
- Giúp máu trong tĩnh mạch chân lưu thông tốt hơn: Khi chân được kê cao thì máu trong tĩnh mạch chảy về tim theo chiều xuôi, máu được vận chuyển, lưu thông dễ dàng hơn trước sự “giúp sức” của trọng lực.
- Giảm bớt áp lực lên tĩnh mạch chân: Vào ban ngày, ở tư thế đứng hay ngồi, hay đi lại, tĩnh mạch đều phải làm việc liên tục để có thể bơm máu ngược với chiều trọng lực từ chân về tim. Với việc kê cao chân khi ngủ, dòng máu trong tĩnh mạch được chảy xuôi và lưu thông tốt hơn thì thành tĩnh mạch sẽ được “san bớt việc”, nó được nghỉ ngơi nên các triệu chứng của tĩnh mạch bị suy giãn cũng được giảm thiểu.
Như vậy, nằm kê cao chân chính là tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch tốt nhất. Nhưng kê cao chân như thế nào mới đúng? Bạn cần kê cao chân làm sao cho phần gót và bàn chân cao hơn tim khoảng từ 20-28cm là phù hợp. Để làm được điều đó, bạn có thể mua loại gối chống suy giãn tĩnh mạch chân, hoặc cũng có thể chồng 2 chiếc gối lên nhau và kê chân lên.
Gối chống giãn tĩnh mạch chân
Nằm nghiêng sang trái - Một gợi ý khác về tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch
Nằm nghiêng sang trái là tư thế mang lại nhiều lợi ích cho người suy giãn tĩnh mạch. Vì tĩnh mạch lớn nhất của cơ thể - tĩnh mạch chủ, nằm ở phía bên phải. Nó có nhiệm vụ bơm máu từ tứ chi trở về tim. Khi ngủ nghiêng về bên trái nghĩa là bạn đang giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ, giúp thúc đẩy lưu thông tốt hơn, giảm nguy cơ tích tụ máu và giãn tĩnh mạch.
Nằm nghiêng sang trái - Một gợi ý về tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch
Người suy giãn tĩnh mạch cần tránh những tư thế này khi ngủ
Những tư thế ngủ sau đây sẽ là kẻ thù của tĩnh mạch chân, khiến bệnh suy giãn tĩnh mạch khó cải thiện hơn, đó là:
- Nằm co chân: Dù ngủ ở tư thế nào, bạn cũng cần chú ý duỗi thẳng chân, không được co hay gập chân. Bởi khi đó, dòng máu trong tĩnh mạch chân sẽ khó được lưu thông tốt, khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn.
- Nằm kê cao đầu gối: Nếu người bệnh chỉ nâng cao phần đầu gối và đùi nhưng không nâng cao phần bắp và bàn chân sẽ khiến dòng máu từ cổ chân đến đầu gối vẫn phải chống lại tác động của trọng lực, hiệu quả sẽ không cao hoặc không có tác dụng. Ngoài ra, phần sau gối bị tì đè sẽ phần nào đó ngăn cản sự lưu thông máu trong tĩnh mạch.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý không mặc quần quá chật khi đi ngủ bởi nó khiến cản trở quá trình lưu thông của dòng máu trong tĩnh mạch chân.
Bạn không nên nằm kê cao đầu gối mà không kê cao bàn chân
Những bài tập trước khi ngủ giúp người suy giãn tĩnh mạch ngủ ngon hơn
Ngoài quan tâm đến các tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch, bạn cũng nên biết đến và thường xuyên tập luyện các bài tập trước khi đi ngủ sau đây:
- Tập bài đạp xe đạp trên không: Khi nằm, bạn giơ cao hai chân và đạp vào không khí một cách nhịp nhàng giống động tác đang đạp xe đạp. Bài tập này cũng giúp máu trong tĩnh mạch lưu thông tốt hơn.
- Kê cao chân lên tường: Với tư thế này, chân của bạn sẽ gần như vuông góc với mặt đất nên sẽ giảm được rất nhiều áp lực cho tĩnh mạch chân, giúp tĩnh mạch được thư giãn trước khi đi ngủ.
- Đi bộ nhẹ nhàng: Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 phút. Trong quá trình đi bộ thì nên nghỉ từ 1-2 lần, tức là 10-15 phút nghỉ 1 lần. Trong lúc nghỉ, bạn nên massage bắp chân, cổ chân và lòng bàn chân để máu được lưu thông tốt hơn.
Bài tập kê chân lên tường
Hãy thử các bài tập trước khi đi ngủ và các tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch trên nhé, bạn sẽ thấy chân khi ngủ thoải mái hơn trước rất nhiều.
Các lưu ý khác trong sinh hoạt dành cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Với người suy giãn tĩnh mạch, các hoạt động đi, đứng, ngồi, bê vác đồ nặng hàng ngày có vai trò rất lớn trong việc bệnh có cải thiện tốt hay ngày một trầm trọng. Vì vậy, trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cần đặc biệt lưu ý:
- Tránh tất cả các tác động nhiệt vào chân như ngâm chân nước nóng, xoa cao dầu nóng, tắm nắng, sưởi chân trước lò sưởi. Sau khi tắm nước nóng bạn nên xối chân bằng nước lạnh. Trong những ngày thời tiết nắng nóng, thỉnh thoảng bạn nên dùng nước mát xối vào chân hoặc ngâm chân trong một chậu nước mát.
- Nếu công việc phải đi lại nhiều hoặc đứng lâu, khi thấy mỏi chân thì người bệnh nên ngồi nghỉ cho đến khi chân thấy thoải mái.
- Ngồi đúng tư thế, không vắt chéo chân vì sẽ cản trở sự lưu thông máu, khiến bệnh nặng hơn. Khi ngồi lâu ở một tư thế, người bệnh nên đứng dậy, đi lại khoảng 5-10 phút.
- Mang giày đế mềm, gót thấp, không đi giày cao gót.
- Không mặc các loại quần bó sát chân.
- Nên tập những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng, ví dụ như: đi bộ, bơi lội, đạp xe, …
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch không nên đi giày cao gót
Điều quan trọng là co nhỏ và tăng độ bền thành tĩnh mạch
Áp dụng những tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch cũng như những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày kể trên là điều cần thiết với người bệnh, nhưng như vậy là chưa đủ. Với tĩnh mạch bị suy giãn, nhiệm vụ quan trọng nhất đó là làm co nhỏ, tăng độ bền và độ đàn hồi của thành tĩnh mạch, bảo vệ thành tĩnh mạch đồng thời hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu trong tĩnh mạch. Để làm được điều đó thì sử dụng BoniVein + của Mỹ là giải pháp hiệu quả nhất.
BoniVein + có sự kết hợp hài hòa của nhiều thảo dược quý từ thiên nhiên tạo nên công thức ưu việt, tác động đến mọi khía cạnh của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân giúp cải thiện toàn diện bệnh lý này. Cụ thể thành phần của sản phẩm BoniVein + bao gồm:
- Nhóm thảo dược giúp tác động trực tiếp đến hệ thống tĩnh mạch: Hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe). Những thảo dược này sẽ giúp tăng sức bền và độ đàn hồi của tĩnh mạch, từ đó giúp co nhỏ, làm mờ các tĩnh mạch bị suy giãn và làm giảm những triệu chứng khó chịu khác của bệnh như đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút,…
- Nhóm thảo dược giúp chống oxy hóa mạnh: Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông. Đây là những thảo dược có tác dụng giúp chống oxy hóa mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C. Nhờ vậy, BoniVein + giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.
- Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: Bạch quả, Butcher's broom. Những thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu, từ đó giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới.
Thành phần toàn diện của BoniVein +
Với thành phần toàn diện như trên, bạn chỉ cần uống BoniVein + với liều 4-6 viên/ngày, sau 2-3 tuần, các triệu chứng như đau, nhức, nặng, mỏi, tê bì, chuột rút sẽ giảm rõ rệt. Sau 3 tháng sử dụng, tĩnh mạch sẽ bền và co vào rõ rệt, các tĩnh mạch nổi dưới da cũng sẽ mờ dần.
Ông Đỗ Quốc Biên, 84 tuổi ở tại số 64 đường Nguyễn Thái Học, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa, điện thoại: 0237.375.2104) - một bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch cho biết: “Cái bệnh này nó khiến ông khổ sở cả ngày lẫn đêm. Ngày thì không đi đâu được vì bước vài bước ra ngoài cổng chân đã đau mỏi không nhấc lên nổi rồi. Tối đến thì chân vừa đau, vừa nhức, vừa chuột rút nên ông không thể ngủ được. Nhưng từ khi dùng BoniVein + của Mỹ, chân ông giờ êm lắm rồi, không có khó chịu, không đau đớn gì nữa”.
Ông Đỗ Quốc Biên, 84 tuổi
Như vậy, thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn có được những tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch tốt nhất, những lưu ý quan trọng trong sinh hoạt và phương pháp cải thiện bệnh hiệu quả bằng BoniVein +. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: