Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Suy giãn tĩnh mạch ở người già và những thông tin quan trọng

Thứ hai, 25-05-2020 11:21 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Một trong những bệnh lý mạn tính phổ biến nhất trên thế giới là suy giãn tĩnh mạch và đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh lý này là người cao tuổi. Tại sao suy giãn tĩnh mạch ở người già lại phổ biến đến như vậy? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời ở bài viết này nhé !

 

Suy giãn tĩnh mạch ở người già

Suy giãn tĩnh mạch ở người già

 

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

   Trước khi phân tích sâu hơn về tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở người già thì trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của căn bệnh này là như thế nào?

   Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc hệ tim mạch đặc trưng với tình trạng các tĩnh mạch bị giãn nở, căng phồng quá mức dẫn đến máu bị ứ đọng lại ở ngoại vi và không vận chuyển về tim được.

    Trong cơ thể con người của chúng ta, song hành cùng với hệ thống động mạch là các tĩnh mạch. Nếu như động mạch vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các cơ quan thì ngược lại, tĩnh mạch sẽ đưa máu từ các cơ quan trở về tim.

  Do đó hầu hết các bộ phận đều có hệ thống tĩnh mạch riêng. Chức năng vận chuyển máu của các tĩnh mạch phụ thuộc lớn vào khả năng co bóp của thành mạch và hoạt động của các van tĩnh mạch 1 chiều.

   Khi thành mạch hoặc van tĩnh mạch bị suy yếu hay tổn thương thì chức năng vận chuyển máu của tĩnh mạch sẽ bị giảm sút và hình thành nên các bệnh lý. Và bệnh lý phổ biến nhất chính là suy giãn tĩnh mạch.

   Theo lý thuyết thì suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào, nhưng trong thực tế nó thường xảy ra chủ yếu ở 2 chân (suy giãn tĩnh mạch chi dưới) hoặc ở vùng trực tràng hậu môn (bệnh trĩ) bởi chân và vùng trực tràng hậu môn nằm ở phần dưới cùng của cơ thể, thường xuyên phải chịu áp lực lớn dồn xuống. Ngoài ra còn có một số trường hợp suy giãn tĩnh mạch xảy ra ở vùng tay, cổ, mặt, tinh hoàn..

 

Suy giãn tĩnh mạch xảy ra nhiều nhất ở 2 chi dưới

Suy giãn tĩnh mạch xảy ra nhiều nhất ở 2 chi dưới

 

Nguyên nhân khiến suy giãn tĩnh mạch phổ biến ở người già

   Người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch có thể do nhiều nguyên nhân, yếu tố nguy cơ khác nhau tác động cùng lúc như: tuổi tác, di truyền, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, nghề nghiệp…

  Người già cùng với phụ nữ chính là 2 trong số những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao nhất. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, gần 2/3 phụ nữ độ tuổi trên 50 gặp các vấn đề liên quan đến suy giãn tĩnh mạch.

   Nguyên nhân dẫn đến tình trạng người già dễ bị suy giãn tĩnh mạch là do càng nhiều tuổi thì cơ thể càng bị lão hóa. Lúc này cả cấu trúc và chức năng của tĩnh mạch cũng sẽ bị giảm sút theo. Khi sức khỏe các tĩnh mạch không được đảm bảo thì khả năng xảy ra các vấn đề bất thường hay bệnh lý sẽ rất cao.

Còn với chị em phụ nữ, nguyên nhân khiến cho suy giãn tĩnh mạch phổ biến là vì yếu tố nội tiết, thói quen sinh hoạt, làm việc và làm đẹp:

+ Nội tiết của phụ nữ thường xuyên thay đổi thất thường nên tính bền vững của thành tĩnh mạch bị giảm sút. Đặc biệt trong thời kỳ mang thai sinh nở, nội tiết thay đổi nhiều khiến chị em càng dễ bị suy giãn tĩnh mạch.

+ Phụ nữ là đối tượng thường có công việc văn phòng nên thường phải đứng hoặc ngồi 1 chỗ liên tục, ít đi lại vận động. Đồng thời họ hay mặc quần áo bó sát, đi giày cao gót nhiều… nên nguy cơ suy giãn tĩnh mạch sẽ cao.

 

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân

 

Cách nhận biết suy giãn tĩnh mạch chân ở người già

    Ban đầu người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới sẽ có các triệu chứng thông thường như tê chân, cảm giác nặng chân, nhức mỏi, có thể phù chân, chuột rút khi đi đứng nhiều. Đến giai đoạn nặng hơn thì người bệnh sẽ có hiện tượng tĩnh mạch xanh tím nổi thành từ từng búi ở trên da hoặc tĩnh mạch nổi gồ lên trên da như những con giun, biểu hiện nổi tĩnh mạch thường thấy ở bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch nông, còn đặc trưng của suy giãn tĩnh mạch sâu là đau nhức, khó chịu ở chân.

   Sự hình thành, phát triển của bệnh suy giãn tĩnh mạch được các chuyên gia phân loại và chia ra thành 7 giai đoạn khác nhau từ nhẹ đến nặng:

+ Giai đoạn 0: Tĩnh mạch đã bắt đầu suy yếu nhưng không có những dấu hiệu có thể nhìn thấy bằng mắt hay sờ cảm nhận được. Có chăng chỉ là một số triệu chứng tê nặng mỏi chân nhẹ…

+ Giai đoạn 1: Các tĩnh mạch giãn nhỏ (khoảng hơn 1mm) ở dưới mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân…

+ Giai đoạn 2: Các tĩnh mạch giãn trên 3mm. Ngay từ giai đoạn này những dấu hiệu lâm sàng của bệnh suy giãn tĩnh mạch đã rõ ràng: đau nặng chân nhiều, tê bì như có cảm giác kiến bò trên da…

+ Giai đoạn 3: Bàn chân có hiện tượng sưng to, phù bàn chân khi đứng nhiều hoặc vào buổi chiều; chỉ sưng phù bàn chân, không có các bộ phận khác.

+ Giai đoạn 4: Da vùng cẳng chân sậm màu kèm theo phù chân, xơ bì, sừng hóa. Khi ấn ngón tay vào bàn chân sẽ tạo ra vết lõm.

+ Giai đoạn 5: Xuất hiện các vết loét trên da.

+ Giai đoạn 6: Các vết loét to xen kẽ những vết loét nhỏ, vết loét sâu và khó lành, da sạm màu và phù nhiều.

 

Loét da ở người suy giãn tĩnh mạch

Loét da ở người suy giãn tĩnh mạch

 

Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch ở người già

  Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch khi về già thì ngay từ lúc còn trẻ chúng ta nên thực hiện lối sống lành mạnh khoa học:

+ Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu chất xơ cùng nhiều vitamin và khoáng chất: để giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt, khí huyết được lưu thông ổn định cũng như giúp tăng tính bền của thành mạch

+ Kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo phì: để giảm tải áp lực của trọng lượng lên 2 chi dưới.

+ Mặc quần áo thoải mái, hạn chế mặc quần áo bó sát, đi giày cao gót quá nhiều: để khí huyết được lưu thông tốt hơn và giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch 2 chân

+ Nên kê cao chân khi đi ngủ: để khí huyết được luân chuyển về tim tốt hơn, tránh bị ứ đọng ở chân mà gây nên bệnh.

+ Thường xuyên tập thể dục, thể thao, đi bộ: để tăng cường thể chất, nâng cao sức khỏe toàn diện, giúp phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ nhiều bệnh lý khác nhau.

 

Bị suy giãn tĩnh mạch, đừng chủ quan mà dẫn tới biến chứng nguy hiểm

  Bệnh suy giãn tĩnh mạch nếu không chú trọng chữa trị ngay từ sớm sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

+ Biến chứng xuất huyết, chảy máu do tĩnh mạch kém bền dễ giòn nứt, đứt vỡ.

+ Biến chứng viêm nhiễm, loét da, hoại tử lâu lành: do lưu thông máu kém, máu bị ứ đọng lâu ngày.

+ Biến chứng huyết khối, đột quỵ do sự hình thành cục máu đông trong lòng mạch.

 

Đột quỵ có thể xảy ra ở người bệnh suy giãn tĩnh mạch

Đột quỵ có thể xảy ra ở người bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

  Để phòng ngừa biến chứng suy giãn tĩnh mạch thì ngoài việc tuân thủ đúng những nguyên tắc điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên có chế độ ăn uống kiêng khem đúng mực và lối sống sinh hoạt lành mạnh, tập luyện vận động thường xuyên.

 Bên cạnh đó người bệnh nên sử dụng kết hợp sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên an toàn lành tính để tăng cường thêm hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ biến chứng và nguy cơ gặp phải tác dụng phụ do thuốc tây gây ra.

 

Phòng ngừa biến chứng suy giãn tĩnh mạch với công thức thảo dược toàn diện từ Mỹ và Canada – BoniVein

   BoniVein là sản phẩm chính hãng của tập đoàn Viva Nutraceuticals từ Mỹ và Canada với công thức thành phần toàn diện tác động đến mọi khía cạnh quan trọng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.

   Khi sử dụng BoniVein người bệnh sẽ có được hiệu quả 3 trong 1: vừa giải quyết được nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch vừa giúp giảm các triệu chứng khó chịu và phòng ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

 

 

BoniVein – Công thức thảo dược toàn diện cho người bị suy giãn tĩnh mạch

BoniVein – Công thức thảo dược toàn diện cho người bị suy giãn tĩnh mạch

 

   Hiệu quả vượt trội của BoniVein đến từ sự kết hợp đột phá của 9 thảo dược thiên nhiên với 3 nhóm công dụng khác nhau:

+ Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến hệ thống tĩnh mạch bao gồm: Hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe). Những thảo dược này sẽ tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch tức là giúp làm bền van tĩnh mạch và thành mạch, tăng cường trương lực thành mạch giúp tĩnh mạch luôn bền chắc, dẻo dai. Đồng thời  chúng còn làm giảm những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch như đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút…

+ Nhóm thảo dược giúp chống oxy hóa mạnh bao gồm: Lý chua đen, Hạt nho, Vỏ thông. Đây là những thảo dược có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.

+ Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: Bạch quả, Butcher's broom. Những thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu từ đó ngăn cản sự hình thành huyết khối, giúp phòng ngừa biến chứng của suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.

 

BoniVein – Hiệu quả đã được kiểm chứng trên hàng vạn người bệnh

   Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniVein đã trở thành cứu cánh cho hàng vạn người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch chân, suy van tĩnh mạch chi dưới… Dưới đây là một số trường hợp phản hồi tiêu biểu nhất, mọi người có thể tham khảo:

 

Bác Đỗ Thị Khoa (72 tuổi), ở số 9 ngõ 466 ngách 85/24 tổ 15, phường Đức Giang, đường Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội, điện thoại: 0819.667.575

 

Bác Đỗ Thị Khoa

Bác Đỗ Thị Khoa

 

“Bác bị suy giãn tĩnh mạch chân nhưng dùng thuốc tây không đỡ; dùng tất áp lực thì chỉ đỡ sưng thôi, còn các triệu chứng như ngứa, tê bì như có kiến bò, đau nhức, bỏng rát, đi lại đau tới chảy cả nước mắt, bước đi không nổi đều không đỡ, ban đêm bác còn bị chuột rút tới phát khóc. Ấy vậy mà dùng BoniVein được có 2 tuần bệnh đã cải thiện rồi, sau 6 tháng, bác đã hết hẳn triệu chứng, đi lại được bình thường thậm chí còn ngồi xổm và đánh cầu lông được. Đến nay bác vẫn dùng đều đặn BoniVein để phòng bệnh tái phát”.

 

Anh Hoàng Duy Kha (30 tuổi ở số 124 lô 13, xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk)

 

Anh Hoàng Duy Kha

Anh Hoàng Duy Kha

 

“Mới 30 tuổi mà anh đã bị suy giãn tĩnh mạch rồi, chân anh thường xuyên tê rần, đau nhức và còn bị nổi lên rất nhiều gân xanh như con giun, nhìn sợ lắm. Trước đó anh có dùng rất nhiều sản phẩm mà bệnh không đỡ, chỉ đến khi gặp BoniVein bệnh tình mới cải thiện. Anh dùng bốn lọ là tê bì chân, đau nhức, buốt, nặng chân đã giảm rõ rệt. Sau hai tháng những triệu chứng khó chịu này hết hẳn, chân anh nhẹ nhõm, đi lại như bình thường. Những đường gân xanh thì lâu mờ đi hơn, phải sau khoảng 3 tháng (hết khoảng 12 lọ BoniVein) những đường gân xanh nổi gồ mới mờ đi rõ rệt được. Nhờ đó mà đôi chân anh nhìn đẹp lên hẳn, vợ anh thấy vậy cứ khen BoniVein mãi”.

 

Bác Trần Thị Lý (tên ở nhà là Tư), 72 tuổi,  ở số 726, đường Hùng Vương, khu vực 5, thị xã Ngã Bảy, phường Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

 

Bác Trần Thị Lý

Bác Trần Thị Lý

 

“Bác bị suy giãn tĩnh mạch nặng hai chân không những không đi lại được mà còn nổi gân xanh lè, to đùng,  xệ cả xuống. Bác đã dùng rất nhiều sản phẩm mà tình trạng không đỡ, chỉ đến khi gặp BoniVein bệnh tình mới cải thiện. Bác dùng BoniVein liều 6 viên mỗi ngày, chia 2 lần. Sau độ 1 tháng, chân thấy đỡ tê bì, đau nhức, ê buốt hẳn. Đến hết 2 tháng bệnh chuyển biến thực  sự rõ ràng, chân bác nhẹ nhàng hơn, đau nhức, tê bì, chuột rút đã giảm tới 70% rồi, bác đã nhúc  nhích cho chân ra khỏi giường, đứng lên ngồi xuống được. Và sau gần 5 tháng dùng liên tục BoniVein, chân bác hết hẳn các triệu chứng khó lại, việc đi lại đã  nhẹ nhõm lắm rồi!”.

 

Trên đây là một số thông tin về tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở người già. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp độc giả phòng ngừa và cải thiện được bệnh tốt hơn. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ 1800 1044 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc