Mục lục [Ẩn]
Giãn tĩnh mạch chân có tên gọi đầy đủ là suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Đây là căn bệnh vô cùng phổ biến, có thể được bắt gặp ở cả những người có tuổi và người còn trẻ. Bệnh lý này gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về 5 biểu hiện giãn tĩnh mạch chân điển hình và cách khắc phục nhé!
5 biểu hiện giãn tĩnh mạch chân điển hình và cách khắc phục
5 biểu hiện giãn tĩnh mạch chân điển hình là gì?
Tĩnh mạch là những mạch máu giữ nhiệm vụ đưa máu về tim theo một chiều nhất định. Theo thời gian, hệ thống tĩnh mạch này dần bị suy yếu, các van bị hư hại, còn thành mạch máu trở nên kém đàn hồi hơn. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều ở tĩnh mạch chân vì nó dài nhất và máu phải đi ngược với chiều trọng lực.
Điều đó khiến máu di chuyển chậm hơn và ứ đọng tại đây. Dòng máu trong tĩnh mạch lại nghèo dinh dưỡng, ít oxy nên làm cho phần chân của người bệnh không được nuôi dưỡng đầy đủ. Từ đó, người bệnh sẽ gặp phải nhiều biểu hiện giãn tĩnh mạch chân như:
- Cảm giác căng tức ở bắp chân, nặng mỏi, nhức chân, tê bì không thể đứng một chỗ quá lâu. Biểu hiện này sẽ nặng hơn vào buổi chiều tối khi người bệnh nằm nghỉ ngơi.
- Chuột rút bắp chân nhiều lần, lặp đi lặp lại liên tục vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ thường xuyên.
- Các mạch máu xanh đỏ nổi lên như hình mạng nhện ở quanh mắt cá chân, hoặc nổi lên ngoằn ngoèo hình con giun ở sau bắp chân.
- Sưng phù ở bàn chân và mắt cá do ứ nước, ứ dịch. Bàn chân của người bệnh trở nên căng phồng, ấn vào sẽ có vết lõm.
- Màu sắc da vùng cẳng chân trở nên sẫm màu, đàn hồi kém hơn do thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy nghiêm trọng. Nặng hơn, da của người bệnh có thể trở nên sạm nám, xuất hiện các mảng bầm trên da do mạch máu bị vỡ.
Chuột rút ban đêm là một biểu hiện giãn tĩnh mạch chân thường gặp
Khi vào giai đoạn nặng, chân của người bệnh có thể xuất hiện những vết loét khó lành, rất dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến lở loét lan rộng, thậm chí là hoại tử. Các triệu chứng này sẽ khiến cho công việc, sinh hoạt bình thường của người bệnh gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại. Vậy, người bệnh cần làm gì khi gặp phải các biểu hiện giãn tĩnh mạch chân?
Người bệnh cần làm gì khi gặp phải các biểu hiện giãn tĩnh mạch chân?
Các biểu hiện của giãn tĩnh mạch chân thường xuất hiện từ từ, lần lượt và tăng dần về mức độ theo từng cấp độ của bệnh. Thông thường, người bệnh chỉ nhận biết được căn bệnh này rõ ràng nhất khi tình trạng chuột rút ban đêm diễn ra liên tục và các tĩnh mạch bắt đầu hiện rõ. Lúc này, việc điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu.
Do đó, người bệnh cần lưu ý khi gặp phải những triệu chứng đầu tiên như nhức mỏi, nặng mỏi chân, căng tức, tê bì,... thì cần đi thăm khám sớm để được chẩn đoán bệnh chính xác. Nếu đã mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân, người bệnh cần thực hiện ngay các biện pháp dưới đây:
Thay đổi chế độ sinh hoạt
- Thường xuyên vận động với các bài tập (đi bộ, đạp xe,...) để tăng cường sử dụng chức năng bơm máu của hệ thống cơ chi dưới. Trước khi đi ngủ, bạn cũng có thể tập các động tác đạp xe trên không, gác chân lên tường,...
- Tránh đứng lâu, ngồi nhiều, mang vác đồ nặng, ngồi bắt chéo chân,... Khi ngồi, người bệnh nên tập nhón gót chân.
- Khi nằm, người bệnh cần kê cao chân từ 10 - 20cm để giúp máu trở về tim dễ dàng hơn.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, ngâm chân nước nóng, bôi cao dầu nóng, tắm nước nóng. Nếu phải tắm nước nóng, người bệnh cần xối nước mát ngay sau khi tắm xong.
- Tránh mặc quần áo quá chật, tránh đi giày cao gót thường xuyên. Thay vào đó, bạn nên đi các loại giày đế mềm.
Đạp xe trên không giúp giảm triệu chứng khó chịu của bệnh giãn tĩnh mạch chân
Điều chỉnh chế độ ăn uống
- Giảm tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều lần,... Vì chúng rất giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa dễ gây tăng cân và mỡ máu.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung các loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tự nhiên, nhằm bảo vệ thành mạch máu. Người bệnh nên chú trọng vào các thực phẩm giàu vitamin C, E và Kali. Vitamin C giúp tăng cường sản sinh collagen và elastin - 2 hoạt chất giúp đảm bảo sự bền vững và đàn hồi của thành mạch. Vitamin E giúp ngăn ngừa huyết khối. Kali giúp giảm giữ nước trong cơ thể, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân.
- Bổ sung các thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá thu, các loại hạt,... Bởi Omega-3 giúp ngăn ngừa sự hình thành huyết khối, một tình trạng rất dễ xảy ra ở người bị giãn tĩnh mạch chân.
- Uống các loại nước hầm xương để giúp bổ sung collagen và elastin, giúp tĩnh mạch bền vững và dẻo dai hơn.
- Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
Người bệnh giãn tĩnh mạch chân nên ăn nhiều trái cây và rau củ
Phơi nắng thường xuyên
Phơi nắng dưới ánh sáng mặt trời sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Vitamin D giúp giữ sự đàn hồi của các mạch máu, và giúp máu lưu thông tốt hơn. Ngược lại, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, sự thiếu hụt vitamin D sẽ khiến mạch máu dễ bị tổn thương, và tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.
Do đó, người bệnh giãn tĩnh mạch chân nên dành khoảng 15 - 20 phút mỗi ngày để phơi nắng. Thời điểm phơi nắng tốt nhất là vào mỗi buổi sáng, từ 6 giờ đến trước 9 giờ.
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Hiện nay, các sản phẩm thảo dược đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều người bệnh giãn tĩnh mạch chân. Trong đó, BoniVein + của Mỹ chính là sản phẩm được đông đảo người bệnh tin tưởng sử dụng.
Với 100% thành phần từ thảo dược tự nhiên, giúp tác động vào nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch chân, BoniVein + sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu một cách hiệu quả, đặc biệt là vô cùng an toàn với người bệnh.
BoniVein + - Giải pháp từ thảo dược cho người bị giãn tĩnh mạch chân
BoniVein + có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên giúp cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân. Thành phần của BoniVein + gồm có:
- Diosmin và Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh) giúp chống viêm, làm bền vững thành mạch, tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tình trạng sưng phù, giãn tĩnh mạch.
- Rutin (chiết xuất hoa hòe), Aescin (từ hạt dẻ ngựa) giúp tăng cường khả năng chịu đựng của mạch máu, bảo vệ thành mạch, phòng ngừa mạch máu bị đứt vỡ.
- Lý chua đen, hạt nho và vỏ thông giúp ngăn ngừa tổn thương tĩnh mạch do các chất oxy hóa và các gốc tự do.
- Chiết xuất bạch quả và cây chổi đậu giúp tăng lưu thông máu, giảm ứ máu, giảm áp lực trong tĩnh mạch, giảm triệu chứng căng tức, sưng, đau,... và phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch.
Thành phần của BoniVein +
Bên cạnh đó, sản phẩm BoniVein + còn được bào chế bằng công nghệ Microfluidizer hiện đại. Nhờ đó, các thành phần trong sản phẩm được đưa về kích thước siêu Nano (dưới 70 nm), giúp loại bỏ các tạp chất, tăng độ ổn định và khả năng hấp thu lên tối đa.
Hiệu quả của BoniVein +
Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng từ 4 – 6 viên BoniVein + mỗi ngày, chia 2 lần, kết hợp với các biện pháp đã nhắc đến ở trên.
BoniVein + sẽ giúp giảm tê bì, châm chích, nhức mỏi, chuột rút ban đêm,... sau từ 2 - 3 tuần. Sau 3 tháng, BoniVein + sẽ giúp làm mờ, co nhỏ những tĩnh mạch nổi lên, đồng thời giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh giãn tĩnh mạch chân.
Chia sẻ của khách hàng về sản phẩm BoniVein +
Để hiểu rõ hơn về tác dụng của BoniVein +, chúng ta hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chính người bệnh đang sử dụng sản phẩm này.
Chị Vũ Thị Sớm, 44 tuổi ở thôn Quý Đức, xóm 6, xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Chị Sớm cho biết: “Do tính chất công việc nên chị phải đứng nhiều, một ngày có khi đứng tới 17, 18 tiếng. Lúc đầu, chị thấy chân chỉ hơi mỏi và nhức thôi. Lâu dần, chân chị bị phù nặng từ mắt cá chân lên tới tận đầu gối, đêm ngủ thì chuột rút tới 2 – 3 lần. Sau khi đi khám, chị được chẩn đoán là mắc giãn tĩnh mạch chân, các mạch máu đã nổi như mạng nhện, nặng nhất là ở bàn chân. Chị phải dùng đến thuốc tây và vớ ép, nhưng chỉ đỡ được một thời gian, sau đó lại chẳng thấy tiến triển gì thêm, mặc dù chị vẫn dùng đều.”
“Sau đó, chị được đứa em gái mách cho dùng sản phẩm BoniVein +. Lúc đầu, chị uống được 1 – 2 lọ thì chưa thấy chuyển biến gì, đang tính bỏ thì cô em gái cứ khuyên dùng tiếp, phải kiên trì mới có hiệu quả. Đúng như thế thật, sau khi uống BoniVein + hết lọ thứ 7, chị mới thấy hiệu quả rõ rệt. Chị cảm thấy chân nhẹ nhàng, đỡ đau nhức, tình trạng chuột rút cũng giảm đi nhiều, tuần chỉ có 1 – 2 lần thôi. Sau hơn 1 năm dùng BoniVein +, chị không thấy tê buốt ở đầu gối và mắt cá, chuột rút tuyệt nhiên không xuất hiện, các tĩnh mạch ở chân cũng mờ dần đi. Bây giờ, chị vẫn duy trì 2 viên BoniVein + mỗi ngày để các triệu chứng khó chịu không bị tái phát.”
Chị Vũ Thị Sớm chia sẻ về quá trình sử dụng sản phẩm BoniVein +
Mua BoniVein + ở đâu?
Hiện tại, sản phẩm BoniVein + 30 viên đang được nhập khẩu và phân phối bởi công ty Botania với giá 250.000 đồng/1 lọ. Bạn có thể mua hàng bằng cách:
- Gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1044 trong giờ hành chính.
- Mua tại trụ sở công ty ở 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
- Mua BoniVein + tại các quầy thuốc tây trên toàn quốc.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về 5 biểu hiện giãn tĩnh mạch chân điển hình và cách khắc phục. BoniVein + là sản phẩm hàng đầu giúp đẩy lùi những triệu chứng cũng như phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này một cách hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhé!
XEM THÊM:
- Chi phí điều trị giãn tĩnh mạch bằng laser là bao nhiêu?
- Dùng BoniVein + có hết được các tĩnh mạch mạng nhện ở chân không?