Mục lục [Ẩn]
Tuy không phải bệnh lý truyền nhiễm, nhưng số người mắc suy giãn tĩnh mạch đang không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Bên cạnh những triệu chứng khó chịu thì suy giãn tĩnh mạch còn có thể dẫn đến nhiều hệ quả khó lường. Trong đó, viêm tắc tĩnh mạch được coi là “kẻ giết người thầm lặng” khi nó không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy, viêm tắc tĩnh mạch nguy hiểm như thế nào? Người bệnh cần làm gì để phòng ngừa biến chứng này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Giải pháp phòng ngừa viêm tắc tĩnh mạch là gì?
Viêm tắc tĩnh mạch xảy ra như thế nào?
Trước khi nói về viêm tắc tĩnh mạch thì chúng ta hãy cùng nói sơ về suy giãn tĩnh mạch trước. Cơ chế gây ra suy giãn tĩnh mạch chi dưới là do thành tĩnh mạch bị căng giãn, giảm khả năng đàn hồi, van 1 chiều trong tĩnh mạch bị hư khiến máu tĩnh mạch không chảy 1 chiều về tim mà bị ứ đọng lại ở hệ thống tĩnh mạch chân, dẫn đến làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch. Máu ứ đọng lại khiến các tĩnh mạch lại càng căng giãn hơn và bệnh tình nặng dần.
Tĩnh mạch bị giãn, máu ứ đọng trong tĩnh mạch lại là máu nghèo chất dinh dưỡng, nghèo oxy và giàu CO2, khiến cho các tổ chức mô xung quanh bị biến dạng, kém nuôi dưỡng cùng với các biến đổi về huyết động sẽ dẫn đến những biến chứng như: Chàm da, các vết loét không lành và viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối.
Tình trạng này nếu xảy ra ở những tĩnh mạch nhỏ gần mặt da thì được gọi là viêm tĩnh mạch huyết khối nông. Nếu xảy ra ở những tĩnh mạch nằm sâu bên trong thì được gọi là viêm tĩnh mạch huyết khối sâu.
Viêm tắc tĩnh mạch là một biến chứng của suy giãn tĩnh mạch
Viêm tắc tĩnh mạch nguy hiểm như thế nào?
Khi người bệnh gặp phải tình trạng viêm tắc tĩnh mạch thì đã bước vào giai đoạn nặng. Tại vị trí viêm tắc, màu sắc da sẽ thay đổi rõ rệt, kèm theo các triệu chứng như: Đau, sưng đỏ, căng cứng, đau có thể tăng lên khi đi lại.
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm từ vô trùng có thể trở thành nhiễm trùng và lan rộng ra xung quanh. Tình trạng nhiễm trùng rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng huyết, hoại tử phải cắt cụt chi gây tàn phế.
Huyết khối nếu xuất hiện ở những tĩnh mạch sâu sẽ rất nguy hiểm vì đây là những tĩnh mạch lớn đưa máu trở về tim. Do đó, huyết khối này có thể theo máu đến những cơ quan khác và gây tắc mạch tại đó, dẫn đến những hậu quả khôn lường như:
- Gây thuyên tắc động mạch phổi, máu không đến được phổi dẫn đến nhồi máu phổi, khiến một phần phổi bị hoại tử, không thể lấy được oxy cho cơ thể, cuối cùng là suy hô hấp, trụy tuần hoàn.
- Tắc động mạch vành, khiến cơ tim bị hoại tử do thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim.
- Tắc mạch máu não gây thiếu máu não, các tế bào não chết đột ngột, dẫn đến đột quỵ.
Huyết khối có thể gây tắc mạch phổi dẫn đến suy hô hấp
Đây đều là những biến chứng cấp tính, vô cùng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời thì người bệnh có nguy cơ gặp phải những di chứng nặng hay thậm chí là tử vong. Vì vậy, biện pháp tốt nhất chính là phòng ngừa từ sớm.
Người bệnh cần làm gì để phòng ngừa viêm tắc tĩnh mạch?
Viêm tắc tĩnh mạch thường rất khó để phát hiện từ sớm do huyết khối nằm sâu bên trong thường chỉ được tìm thấy bằng cách siêu âm. Để phòng ngừa tình trạng viêm tắc tĩnh mạch, người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần thực hiện những biện pháp như:
- Hạn chế đứng lâu, ngồi nhiều, tránh mang vác đồ nặng.
- Tránh bôi cao dầu nóng hay ngâm chân nước nóng, tắm nước nóng, khi tắm xong thì nên xối chân với nước lạnh.
- Kê cao chân khi nằm từ 10 – 20 cm.
- Xoa bóp chân hàng ngày theo chiều từ cổ chân lên đầu gối.
- Thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao để máu lưu thông tốt hơn nhưng cần tránh vận động mạnh.
- Nếu đang thừa cân thì người bệnh cần giảm cân để giảm áp lực lên chi dưới.
- Dùng giày đế mềm, gót thấp.
- Bổ sung chất xơ, thực phẩm giàu vitamin C, E, flavonoid và uống đủ nước.
- Hạn chế ăn nhiều đường, ăn mặn, uống rượu bia, thực phẩm nhiều dầu mỡ,...
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên nằm kê cao chân
Đối với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch đang ở giai đoạn tiến triển hoặc biến chứng, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thêm một số loại thuốc giúp làm bền thành tĩnh mạch, hoạt huyết, thuốc chống đông máu, thuốc làm tan huyết khối, chống viêm, kháng sinh,...
Cùng với những phương pháp trên, để giúp giảm triệu chứng và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cũng nên sử dụng thêm những sản phẩm thảo dược giúp tăng cường sức bền thành mạch và tăng cường lưu thông máu như BoniVein+ của Mỹ.
BoniVein+ - Giải pháp giúp phòng ngừa biến chứng của suy giãn tĩnh mạch
BoniVein+ là sản phẩm hoàn toàn từ được sử dụng trong các trường hợp suy giãn tĩnh mạch. Tác dụng của BoniVein+ có thể kể đến như:
- Giúp chống viêm, làm bền vững thành mạch, tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tình trạng sưng phù với Diosmin và Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh).
- Giúp tăng cường sức chịu đựng của mạch máu, bảo vệ thành mạch, phòng ngừa mạch máu bị đứt vỡ với Rutin (chiết xuất hoa hòe), Aescin (từ hạt dẻ ngựa).
- Giúp ngăn ngừa tổn thương tĩnh mạch do các chất oxy hóa và các gốc tự do nhờ Quả lý chua đen, hạt nho và vỏ thông.
- Giúp tăng lưu thông máu, giảm ứ máu, giảm áp lực trong tĩnh mạch, giảm triệu chứng căng tức, sưng, đau,... và phòng ngừa huyết khối mạch máu với Chiết xuất bạch quả và cây chổi đậu.
Thành phần của BoniVein+
Cách dùng BoniVein+
Bạn sử dụng với liều 2 – 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khoảng 2 - 3 tuần, BoniVein+ sẽ giúp làm giảm những triệu chứng: Tê bì, châm chích, nhức mỏi, chuột rút ban đêm,...
Sau 3 tháng, BoniVein+ sẽ giúp làm mờ, co nhỏ những tĩnh mạch nổi lên, đồng thời giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.
BoniVein+ review
Qua nhiều năm lưu hành, BoniVein+ đã giúp cho hàng vạn người bệnh suy giãn tĩnh mạch gần như không còn phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của họ nhé!
Chị Vũ Thị Sớm, 44 tuổi ở thôn Quý Đức, xóm 6, xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải, điện thoại: 0327.525.485.
Chị Sớm cho biết: “Do tính chất công việc nên chị phải đứng nhiều, một ngày có khi phải đứng tới 17, 18 tiếng. Lúc đầu, chị chỉ thấy chân hơi mỏi và nhức thôi. Lâu dần, chân chị bị phù nặng từ mắt cá chân lên tới tận đầu gối, đêm ngủ thì bị chuột rút tới 2 – 3 lần. Sau khi đi khám, chị được chẩn đoán là bị suy giãn tĩnh mạch, các mạch máu đã nổi như mạng nhện, nặng nhất là ở bàn chân. Chị phải dùng đến thuốc tây và vớ ép, nhưng chỉ được một thời gian, sau đó lại chẳng thấy tiến triển gì thêm, thậm chí các triệu chứng còn có dấu hiệu nặng thêm.”
“Sau đó, chị được đứa em gái mách cho dùng sản phẩm BoniVein+ của Mỹ. Lúc đầu, chị uống được 1 – 2 lọ thì chưa thấy chuyển biến gì, đang tính bỏ thì cô em gái cứ khuyên dùng tiếp, phải kiên trì mới có hiệu quả. Đúng thế thật, sau khi uống hết lọ thứ 7, chị mới thấy hiệu quả rõ rệt. Chị cảm thấy chân nhẹ nhàng, đỡ đau nhức, tình trạng chuột rút cũng giảm đi nhiều, tuần chỉ có 1 – 2 lần thôi. Sau hơn 1 năm dùng BoniVein+, chị không thấy tê buốt ở đầu gối và mắt cá, các tĩnh mạch ở chân cũng mờ dần đi. Bây giờ, chị vẫn duy trì 2 viên/ngày để Phòng ngừa các triệu chứng bệnh tái phát trở lại.”
Chị Vũ Thị Sớm chia sẻ về quá trình sử dụng sản phẩm BoniVein+.
Mua BoniVein+ ở đâu?
Hiện tại, BoniVein+ 30 viên có giá 250.000 đồng. Bạn có thể đặt hàng bằng cách gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1044, zalo: 0984.464.844 trong giờ hành chính, dược sĩ sẽ tư vấn và gửi BoniVein+ về tận nhà. Hoặc, bạn có thể mua sản phẩm tại các quầy thuốc tây trên toàn quốc.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về giải pháp phòng ngừa viêm tắc tĩnh mạch ở người bệnh suy giãn tĩnh mạch. BoniVein+ sẽ tác động tới cả nguyên nhân và triệu chứng, giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhé!
XEM THÊM:
- Tìm hiểu cách điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học
- Dùng BoniVein + có hết được các tĩnh mạch mạng nhện ở chân không?