Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tại sao bạn bị chuột rút? Cách phòng ngừa chuột rút tái phát là gì?

Thứ hai, 24-04-2023 15:40 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Chuột rút là một hiện tượng phổ biến, xảy ra bất ngờ và mang đến cảm giác đau đớn, không thể cử động trong nhất thời. Tình trạng này có thể chỉ thi thoảng xuất hiện, nhưng cũng có những người bị chuột rút liên tục, thậm chí là ngày nào cũng bị. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tại sao chuột rút lại xuất hiện, cũng như cách ngăn ngừa tình trạng này tái phát nhé!

 

Tại sao bạn bị chuột rút

Tại sao bạn bị chuột rút? Cách phòng ngừa chuột rút tái phát là gì?

 

Tại sao bạn bị chuột rút?

   Chuột rút là cơn co thắt cơ rất mạnh, gây nên cảm giác đau đớn, không thể cử động trong vòng vài giây cho đến vài phút. Tình trạng này xuất hiện một cách bất ngờ, gần như không có dấu hiệu báo trước. Các vị trí có thể xuất hiện là tại ngón tay, ngón chân, bàn chân,... hay thường thấy nhất là tại bắp chân.

   Những nguyên nhân gây chuột rút có thể kể đến như:

Nguyên nhân không do bệnh lý

  • Vận động quá sức sẽ khiến cho cơ bắp bị mỏi, acid lactic bị tích tụ trong bắp thịt làm giảm truyền tín hiệu giữa thần kinh và cơ bắp, hậu quả là gây ra chuột rút.
  • Do thiếu chất: Các hợp khoáng chất như canxi, magie, kali, natri, hay vitamin B6, B12, D tham gia vào quá trình vận chuyển glucose đến các cơ, dẫn truyền thần kinh và hoạt động co giãn của cơ bắp. Thiếu hụt các dưỡng chất này sẽ gây ra tình trạng chuột rút.
  • Do mang thai: Trọng lượng tăng gây áp lực lên các cơ bắp chân, tử cung phình to chèn ép lên các dây thần kinh và tĩnh mạch cấp máu cho chân, hay rối loạn điện giải, thiếu canxi, ít vận động,... đều sẽ gây ra chuột rút.
  • Do hệ thần kinh, cơ hay mạch máu bị lão hóa theo tuổi tác.
  • Do cơ thể bị mất nước (uống ít, ra mồ hôi nhiều,...) mà không được bổ sung nước kịp thời, dẫn đến mất cân bằng chất điện giải.
  • Do máu lưu thông kém, ảnh hưởng đến hệ thần kinh cơ bắp, thường gặp trong trường hợp phải đứng, quỳ lâu, ngồi làm việc hay ngủ thường xuyên gập chân, mang giày cao gót cả ngày, mũi giày nhọn ép lên ngón chân,...
  • Tâm trạng căng thẳng, lo lắng quá mức khiến cho hoạt động của các hormon trong cơ thể rối loạn, tăng nhịp tim và huyết áp, tăng co cơ, dẫn đến chuột rút.

Nguyên nhân do bệnh lý

  • Do bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bệnh lý này xảy ra do sự hư hại trên thành tĩnh mạch hoặc hệ thống van 1 chiều, dẫn đến tình trạng rối loạn huyết động, máu dồn ứ lại tĩnh mạch chi dưới gây căng, phồng, kéo giãn các mạch máu. Trong thường hợp này, người bệnh sẽ bị chuột rút về đêm, có khi ngày nào cũng bị, thậm chí là bị nhiều lần một đêm. Cùng với đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, nặng mỏi chân, bầm tím, sạm da, nổi gân xanh tím, và đi lại khó khăn hơn.
  • Do bệnh tiểu đường. Đường huyết cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu, đồng thời tình trạng xơ vữa khiến động mạch bị thu hẹp, gây ra các đợt thiếu máu cục bộ, dẫn đến chuột rút. Ngoài ra, sử dụng thuốc tiêm insulin tác dụng nhanh cũng có thể gây chuột rút.
  • Do bệnh thận. Thận là cơ quan điều chỉnh huyết áp và các chất điện giải. Chức năng thận suy giảm gây tăng huyết áp và rối loạn điện giải, từ đó dẫn đến chuột rút.

 

triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

Chuột rút về đêm, nhức mỏi, nặng chân là triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

 

Cách xử lý khi bị chuột rút

   Khi bị chuột rút, bạn nên bình tĩnh, ngồi xuống và thả lỏng cơ thể. Bạn có thể tự mình xoa bóp nhẹ nhàng phần cơ bị chuột rút, hoặc nhờ người khác giúp đỡ. Nếu có dầu nóng, khăn ấm, hoặc túi chườm ấm thì bạn có thể để lên chỗ bị chuột rút để tăng cường lưu thông máu, giảm bớt tình trạng căng cơ (trong trường hợp chuột rút do suy giãn tĩnh mạch thì không nên dùng).

   Nếu bị chuột rút ở bắp đùi, bạn hãy nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống. Nếu bị chuột rút cơ xương sườn, thì bạn nên hít thở sâu, đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.

   Nếu như bị chuột rút ở cẳng chân, bạn hãy nhẹ nhàng duỗi thẳng chân, đồng thời kéo các đầu ngón chân và bàn chân ngược hướng về đầu gối. Nếu bị chuột rút ở bàn chân và các ngón chân, bạn hãy nắm lấy và cố gắng kéo căng hết cỡ, mặc dù sẽ khá đau nhưng giúp chấm dứt tình trạng chuột rút nhanh chóng.

 

Phòng tránh tình trạng chuột rút bằng cách nào?

   Với mỗi nguyên nhân, chúng ta sẽ có một cách để khắc phục tình trạng chuột rút khác nhau. Theo đó, các cách chung có thể kể đến như:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi, kali, magie, vitamin,.. như: các loại rau xanh, trai cây, hạt, tôm cua, động vật có vỏ,...
  • Khởi động thật kỹ trước khi tập thể dục, chơi thể thao. Nếu đã bị chuột rút, bạn nên ngừng tập, để các cơ được nghỉ ngơi, việc tập tiếp sẽ khiến chuột rút có thể tái phát.
  • Giữ ấm cơ thể, tránh đế quạt lạnh, điều hòa lạnh thổi trực tiếp vào chân.
  • Uống đủ nước từ 1,5 - 2 lít mỗi ngày.
  • Đi giày, dép phù hợp và thoải mái, tránh đi giày cao gót nhiều, hoặc các loại giày có mũi quá nhỏ, gây chèn ép các ngón chân.
  • Tránh đứng lâu ở một chỗ, khi ngồi và nằm nên duỗi thẳng chân, hoặc có thể kê cao chân để máu lưu thông tốt hơn.
  • Phụ nữ có thai nên xoa bóp chân thường xuyên khi ngồi hoặc nằm nghỉ, tập các bài tập chân nhẹ nhàng.
  • Chú ý nghỉ ngơi, thư giãn, tránh để bản thân căng thẳng, stress quá độ.
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Nếu mắc suy giãn tĩnh mạch, người bệnh nên lưu ý chế độ sinh hoạt, tránh bôi cao dầu nóng, ngâm chân nước nóng, kê cao chân từ 15 - 20cm khi đi ngủ, tập đạp xe trên không. Đồng thời, bạn hãy sử dụng thêm sản phẩm BoniVein + để giúp làm bền , bảo vệ thành mạch, co nhỏ tĩnh mạch bị giãn và giảm ứ máu ở chi dưới.
  • Nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn nên ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, uống thuốc theo hướng dẫn. Đồng thời, bạn hãy sử dụng thêm sử dụng sản phẩm BoniDiabet + để giúp giảm và ổn định đường huyết hiệu quả hơn, hạ mỡ máu, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.
  • Nếu bị bệnh thận, bạn nên lưu ý kiểm soát huyết áp, giảm ăn muối, hạn chế thực phẩm giàu kali, giàu đạm, nên ăn các thực phẩm như: cà chua, cà tím, rau diếp, cần tây, nho, xoài, việt quất,...

 

Khởi động thật kỹ sẽ giúp bạn không bị chuột rút khi tập luyện

Khởi động thật kỹ sẽ giúp bạn không bị chuột rút khi tập luyện

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về những nguyên nhân gây chuột rút, cũng như cách khắc phục và phòng ngừa. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc