Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Những nghề nghiệp nào có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch và tại sao?

Thứ tư, 29-07-2020 10:14 AM

Mục lục [Ẩn]

 

Hỏi: Thưa chuyên gia, dạo gần đây tôi thường xuyên bị các triệu chứng nhức mỏi, đau, sưng phù cả 2 bàn chân khiến việc đi giày dép trở lên khó khăn, hai bắp chân nổi lên những đường gân nhìn rất xấu. Tôi mới đi khám thì bác sĩ kết luận tôi bị suy giãn tĩnh mạch, tôi nghe nói là bệnh này có liên quan tới công việc làm giáo viên của tôi. Xin chuyên gia cho hỏi tại sao lại như thế? Ngoài giáo viên ra thì có những công việc gì có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch cao và có biện pháp gì phòng ngừa không ạ?

 

Trả lời: Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nghề nghiệp là một trong những yếu tố gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Những nghề phải đứng lâu, ngồi lâu suốt cả ngày hay ít vận động bắp chân hoặc vận động quá mức đều gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hay bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
 


Dưới đây là một số nghề nghiệp dễ bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nhất

1. Công nhân đứng ca, công nhân trong các nhà máy xí nghiệp 

    Đây là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân cao nhất hiện tại bởi tính chất công việc là làm việc liên tục trong nhiều giờ và ít di chuyển. Nhất là đối với những công nhân làm việc theo ca từ 8 tiếng đến 10 tiếng. Thường thì công nhân đứng ca phải đứng hay ngồi liên tục suốt ca làm việc như công nhân may, công nhân giày da, công nhân thủy sản,... do đó chân bị phù nề, tê bì tay chân và rất dễ bị suy giãn tĩnh mạch.
 

Công nhân là đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Công nhân là đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

 

2. Bác sĩ phẫu thuật
    Mỗi ngày bác sĩ phẫu thuật phải đứng mổ liên tục, có ca lên đến hàng tiếng đồng hồ cho một ca mổ là chuyện bình thường. Nếu phải mổ vài ca một ngày, bác sĩ  phẫu thuật sẽ phải đứng từ 6 tiếng đến 10 tiếng, nếu gặp ca khó, cấp cứu nặng thì bác sĩ phẫu thuật có thể phải đứng liên tục 6 giờ liền là điều bình thường ở các phòng mổ trong bệnh viện.

3. Giáo viên

    Đây chính là nghề nghiệp của chị, bởi vì giáo viên là người phải đứng giảng nhiều giờ và cũng phải nói liên tục mỗi ngày, đây không phải là công việc nhẹ nhàng. Đây cũng là nghề nghiệp dễ bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.  Do đó, trong khi giảng, cố gắng tự tạo cho mình cơ hội đi lại trong lớp học để tăng vận động bắp chân và cũng cần vận động bằng cách tập thể dục thêm khi về nhà để hạn chế tối đa nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân.
 

Giáo viên cũng dễ bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Giáo viên cũng dễ bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

 

4. Nhân viên văn phòng

    Đối tượng này có nguy cơ cao bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân vì phải ngồi suốt ngày bên máy vi tính, ít khi vận động chân mà chủ yếu đánh máy tính. Vì thế để hạn chế nguy cơ bị bệnh, đối tượng này lưu ý cứ khoảng 30 phút đứng lên vận động 1 lần, khi ngồi thì gác chân lên cao, ít nhất là bàn chân bằng mông để dòng máu được lưu thông tốt hơn.

5. Nhân viên bán thuốc, bán hàng…

Nhân viên bán hàng, bán thuốc… cũng ít đi lại, mà lại phải đứng liên tục nên cũng là đối tượng dễ bị suy tĩnh mạch.
 

Kể cả nhân viên bán hàng
Kể cả nhân viên bán hàng


    Do đó, tùy theo tính chất công việc, những người là nhân viên bán hàng, bán thuốc nên đi lại nhiều nhất có thể hoặc tập vận động tại chỗ mỗi khi vắng khách để hạn chế nguy cơ cao bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.

6. Nhân viên bảo vệ

Với đặc thù công việc phải đứng lâu hoặc ngồi lâu nên bảo vệ cũng được liệt kê vào danh sách những đối tượng dễ mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân.

7. Công an, cảnh sát giao thông, cảnh vệ,...

    Cảnh sát giao thông, công an hay cảnh vệ là những người đứng gác cơ quan… phải đứng suốt ngày và suốt ca trực của họ, và gần như không có cơ hội ngồi nghỉ. Chính vì vậy họ cũng là đối tượng nguy cơ cao của suy giãn tĩnh mạch
 

Cảnh sát giao thông cũng là đối tượng có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch rất cao

Cảnh sát giao thông cũng là đối tượng có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch rất cao

 

8. Tài xế

    Không có gì đáng bàn vì tài xế luôn phải ngồi sau tay lái, dù phải chạy xe đường dài hay tài xế taxi nội thành… đều phải để đôi chân ít vận động và tập trung quan sát, suy nghĩ, và xử lý tình huống trên đường.

9. Vận động viên (nhất là môn cử tạ và thể dục dụng cụ)

    Để có được thành tích trong thể thao, các vận động viên phải tập luyện, và các động tác đều làm “rắn chắc cơ bụng” để giữ cột sống không bị tổn thương khi nhấc vật nặng như cử tạ, khi khiêng càng nặng thì cơ bụng càng ép vào càng nhiều, và do đó làm cản trở đường về của tĩnh mạch.
 

Vận động viên cử tạ có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch rất cao
Vận động viên cử tạ có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch rất cao

 

10. Những nghề phải phơi nắng cả ngày 

Đi biển, làm muối, làm ruộng, làm rẫy, xe ôm, đạp xích lô… Nên mặc quần dài khi làm việc để che nắng chiếu trực tiếp vào chân.

11. Những nghề tiếp xúc với môi trường nóng

    Đứng lò rèn, đứng lò tráng bánh, đi trên cát nóng…sẽ làm nóng đôi chân. Chính hơi nóng đó làm cho tĩnh mạch bị giãn và làm suy van tĩnh mạch. Vì vậy, những đối tượng này nên làm mát bằng nước mỗi khi có thể hoặc dùng vật cách nhiệt che chắn để ngăn chặn hơi nóng ảnh hưởng tới đôi chân bạn.
 

Tại sao công việc đứng lâu, ngồi nhiều lại có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch?

    Cũng như chị, đây cũng là câu hỏi của rất nhiều người khi công việc của họ phải đứng lâu ngồi nhiều. Tôi có thể giải thích đơn giản như sau:

- Bình thường khi chúng ta đứng thẳng, máu trong tĩnh mạch phải thắng trọng lực để chảy về tim. Để làm được điều này, các cơ ở chân phải ép các tĩnh mạch sâu ở chân và bàn chân. Các van trong tĩnh mạch sẽ giúp máu chảy theo một chiều lên tim. Khi cơ ở chân co, các van trong tĩnh mạch sẽ mở ra. Khi cơ ở chân thả lỏng, các van sẽ đóng lại. Điều đó giúp máu không đi ngược trở lại chân. Toàn bộ tiến trình đem máu trở về tim gọi là bơm tĩnh mạch. Với phương thức hoạt động như thế, các van tạo nên hệ thống dòng chảy một chiều trong tĩnh mạch.

- Nhưng khi ngồi hay đứng, nhất là một thời gian lâu, máu trong các tĩnh mạch chân sẽ ứ lại và làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch. Các tĩnh mạch sâu và xuyên có khả năng chịu được việc tăng áp lực một thời gian. Tuy nhiên, ở những người có yếu tố nguy cơ, tĩnh mạch nông sẽ bị kéo căng ra nếu bạn ở tư thế đứng hay ngồi lâu. Việc kéo căng này đôi khi làm yếu thành tĩnh mạch và làm tổn thương các van. Khi đó, bệnh giãn tĩnh mạch sẽ xuất hiện: viêm tĩnh mạch, giãn các tĩnh mạch kèm theo các biến chứng khác. 

 

Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch

    Như vậy qua những giải thích trên đây, chị đã biết tại sao mình lại bị suy giãn tĩnh mạch rồi chứ ạ! Để giúp những người làm những công việc này hạn chế được khả năng bị hoặc nếu bị bệnh rồi để kiểm soát tốt căn bệnh này thì cần lưu ý:

- Bố trí thời gian nghỉ giữa ca để người lao động có thể vận động tại chỗ, xoa bóp chân, thư giãn cơ thể;

- Mang phương tiện bảo hộ lao động thường xuyên với những công việc phải tiếp xúc với nắng nóng hoặc những nơi làm việc có nhiệt độ cao hoặc sinh nhiệt độ cao;

- Với những công việc phải ngồi nhiều thì lưu ý nên gác chân lên cao hơn hoặc bằng phần mông, làm những động tác vận động cho đôi bàn chân để lưu thông máu hiệu quả.

- Hạn chế đi giày cao gót, mặc đồ, quần áo bó sát để máu được lưu thông tốt hơn.

 - Khám sức khoẻ tuyển dụng cần loại trừ những người có bệnh lý về tim, mạch máu như suy giãn tĩnh mạch và khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp.

 

BoniVein – Giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả

    Một trong những biện pháp hiệu quả giúp chị phòng ngừa được căn bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả đó là sử dụng đều đặn sản phẩm BoniVein. Vậy BoniVein có hiệu quả như thế nào với suy giãn tĩnh mạch? Bởi thành phần của BoniVein được chia thành các nhóm tác dụng sau:
+ Nhóm thảo dược giúp tác động trực tiếp đến hệ thống tĩnh mạch bao gồm: Hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe). Những thảo dược này sẽ tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch tức là giúp làm bền van tĩnh mạch và thành mạch, tăng cường trương lực thành mạch giúp tĩnh mạch luôn bền chắc, dẻo dai. Đồng thời còn giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh như đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút…

+ Nhóm thảo dược giúp chống oxy hóa mạnh bao gồm: Lý chua đen, Hạt nho, Vỏ thông. Đây là những thảo dược có tác dụng giúp chống oxy hóa cực mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.

+ Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: Bạch quả, Butcher's broom. Những thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối, ngăn ngừa biến chứng của suy giãn tĩnh mạch.

 

Các thành phần thảo dược trong BoniVein

Các thành phần thảo dược trong BoniVein

 

    Với các thành phần trên, BoniVein giúp co nhỏ các tĩnh mạch bị suy giãn, cải thiện tất cả các triệu chứng do suy van tĩnh mạch gây ra, ngăn ngừa biến chứng và phòng ngừa bệnh tái phát. Đây là sản phẩm có công thức toàn diện nhất hiện nay trên thị trường, được đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn khắt khe nhất.

 -  BoniVein được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc  - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals. Các nhà máy trên đều đã đạt tiêu chuẩn GMP của: Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Bộ y tế Canada và Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO.

-   Tại các nhà máy trên, BoniVein được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ Microfluidizer, giúp các thành phần của BoniVein có kích thước nano, từ đó sinh khả dụng có thể lên đến 100%.

- Tại Việt Nam, BoniVein được phân phối bởi công ty Botania, 1 trong 5 công ty phân phối các sản phẩm bảo vệ sức khỏe lớn nhất cả nước. Năm 2008, Botania lọt top 10 Thương hiệu nhãn hiệu tin dùng do trung tâm chống hàng giả, hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu TP Hà Nội trao tặng.

Để BoniVein phát huy được hiệu quả nhất, chị lưu ý cách sử dụng như sau:

- Uống đúng liều: Liều tấn công ban đầu để BoniVein có tác dụng nhanh nhất là 6 viên mỗi ngày, chia 2-3 lần. Liều phòng ngừa tái phát là 2-4 viên/ ngày.

- Uống đủ liệu trình: Thông thường liệu trình sử dụng của Bonivein là từ 3-6 tháng. Sau khi bệnh đã được đẩy lui, chị lưu ý nên duy trì BoniVein hàng ngày hoặc dùng nhắc lại thành từng đợt để tránh bệnh tái phát.

 

Cảm nhận của người bệnh sau khi sử dụng BoniVein

    Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, BoniVein đã giúp hàng ngàn  bệnh nhân thoát được sự hành hạ của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch, sau đây là một vài trường hợp chị có thể tham khảo:

 

Cô Phạm Thị Sở, 70 tuổi, ở khu 2 phường Xuân Sơn, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

 

Cô Phạm Thị Sở

Cô Phạm Thị Sở

 

    “Ngày trước, lúc mới phát hiện bệnh suy giãn tĩnh mạch, chân cô lúc nào cũng thấy nặng mỏi, chuột rút diễn ra thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm. Mọi chuyện đã thay đổi hẳn kể từ khi cô dùng BoniVein, sau khoảng hai tuần cô đã thấy đỡ nặng, mỏi chân, kể cả tình trạng chuột rút ở chân cũng thưa dần. Sau 1 tháng thì tác dụng rõ rệt lắm; các triệu chứng mỏi, đau, nhức, bồn chồn hết hẳn, cô đi lại nhẹ như không, cả đêm ngủ ngon giấc vì không bị chuột rút nữa. Sau 3 tháng thì  gân xanh xẹp hẳn đi, cô không còn thấy gồ lên trên da nữa mà chỉ nhìn thấy tĩnh mạch mờ mờ chìm trong da thôi”.

 

Cô Phạm Thị Sơn, 67 tuổi, 2/3 Quang Đàm, Sở Dầu, Hải Phòng.

 

Liệu bạn có thể đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch như cô giáo này?

 

    “Cô bị suy giãn tĩnh mạch nhiều năm rồi, mới đầu chỉ bị chuột rút sau đó có thêm những triệu chứng đau, nhức, nặng, chân sưng múp lên như bà bầu xuống máu và gân xanh tím nổi lên rất nhiều nhất là từ phần bắp chân trở xuống. Cô dùng thuốc tây trị suy giãn tĩnh mạch nhưng không cải thiện. Sau đó cô đọc được thông tin về sản phẩm BoniVein và chuyển sang dùng hẳn. Sau 1 tuần chân cô đã xẹp hẳn xuống hết sưng, sau 2 tháng những triệu chứng nặng, mỏi, đau nhức, chuột rút đã đỡ hoàn toàn. Cô rất tin tưởng BoniVein nên chắc chắn sẽ tiếp tục dùng.”

     Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp chị có thêm thông tin hữu ích để giải quyết bệnh suy giãn tĩnh mạch của mình. Mọi thắc mắc về sản phẩm BoniVein và bệnh suy giãn tĩnh mạch, chị hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại dược sĩ tư vấn 1800 1044 giờ hành chính.

 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc