Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Những bài tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân đơn giản mà hiệu quả nhất

Thứ bảy, 25-04-2020 10:19 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh suy giãn tĩnh mạch có được cải thiện tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ tập luyện và sinh hoạt. Có nhiều bài tập dành cho bệnh suy giãn tĩnh mạch mà bạn có thể thực hiện bất kỳ lúc nào. Những bài tập thể dục chữa suy giãn tĩnh mạch đơn giản, hiệu quả nhất sẽ  được tổng hợp trong bài viết sau đây, mời bạn đọc tham khảo thêm!

 

Tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân

Tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân

 

Tổng quan về bệnh suy giãn tĩnh mạch

   Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mà tĩnh mạch bị suy yếu và giãn rộng gây ra các triệu chứng như: Nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê và buồn chân giống như có kiến bò dưới da, chuột rút về đêm, có những mảng tối và vết bầm dưới da, có hoặc không có tĩnh mạch nổi lên như hình mạng nhện hoặc con giun.

 

   Bệnh rất nguy hiểm bởi có thể gây thuyên tắc mạch phổi do cục máu đông hình thành khi máu bị ứ lại, dẫn đến tử vong chỉ sau một vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.

 

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

 

   Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như phẫu thuật, dùng sóng cao tần, chích xơ, dùng vớ ép hoặc tất áp lực và dùng thuốc. Không thể không kể đến vai trò quan trọng của chế độ tập luyện và sinh hoạt. Bởi chúng tác động trực tiếp đến việc chữa giãn tĩnh mạch có hiệu quả hay không.

 

Chế độ tập luyện sinh hoạt ảnh hưởng như thế nào đến bệnh suy giãn tĩnh mạch

   Chế độ tập luyện và sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Nếu người bệnh có chế độ sinh hoạt không hợp lý, thường xuyên đứng lâu ngồi nhiều, đi giày cao gót, ngồi vắt chéo chân, mang vác vật nặng, bệnh sẽ nặng lên và khó điều trị hơn.

 

   Nếu người bệnh có chế độ sinh hoạt tập luyện hợp lý: Kê cao chân khi nghỉ ngơi, tập các động tác (trong bài viết này) thường xuyên và tránh được những thói quen xấu trên, bệnh sẽ cải thiện tốt và nhanh hơn.

 

Có chế độ tập luyện hợp lý giúp bệnh suy giãn tĩnh mạch cải thiện tốt hơn

Có chế độ tập luyện hợp lý giúp bệnh suy giãn tĩnh mạch cải thiện tốt hơn

 

   Người bệnh giãn tĩnh mạch chân thường có thắc mắc giãn tĩnh mạch chân tập thể dục có sao không? Bị giãn tĩnh mạch có tập gym được không bởi họ thấy chỉ cần đi bộ lâu một chút sẽ bị đau, nặng, mỏi. Câu trả lời là người bị giãn tĩnh mạch vẫn tập thể dục, tập gym được, nhưng cần tập môn thể dục và các động tác gym phù hợp.

 

   Người bệnh có thể tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân bất kỳ khi nào, cả khi đứng, khi ngồi và khi nằm.

 

Những bài tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân khi ngồi

    Những bài tập khi ngồi rất phù hợp cho dân văn phòng với công việc phải ngồi liên tục trong nhiều giờ. Các bài tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân khi ngồi:

 

Bài tập nhón gót chân: Giúp giảm và phòng ngừa giãn tĩnh mạch. Cách thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng ở ghế có độ cao phù hợp sao cho chân vừa chạm mặt đất (ảnh minh họa).
  • Nhấc gót chân lên trong khi đầu ngón chân vẫn chạm đất.
  • Tập luân phiên giữa chân trái và chân phải, sau đó là tập cả hai chân một lúc. Nên tập ít nhất 2-3 phút, mỗi ngày 2-3 lần

 

Bài tập nhón gót chân

Bài tập nhón gót chân

 

Bài tập xoay cổ chân: Người bệnh ngồi thoải mái trên ghế (chú ý tránh để đùi đè nặng lên mặt ghế, hai bàn chân để cách nhau khoảng 20-25 cm. Sau đó nâng mũi bàn chân lên, gót chạm sàn và xoay khớp cổ chân cùng chiều kim đồng hồ rồi xoay ngược lại. Mỗi lần, người bệnh nên tập ít nhất trong 3 phút, mỗi ngày 2-3 lần.

 

Bài tập xoay cổ chân

Bài tập xoay cổ chân

 

Bài tập gập duỗi chân: Người bệnh ngồi trên ghế  trong tư thế thoải mái, một chân đưa lên tối đa rồi hạ xuống. Làm như vậy khoảng 10-15 lần rồi đổi chân. Mỗi lần nên tập trong khoảng 10 phút, mỗi ngày tập khoảng 2 lần.

 

Bài tập gập duỗi chân

Bài tập gập duỗi chân

 

Tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân khi đứng

Gập duỗi khớp gối

  Người bệnh đứng thẳng người, nhấc một chân lên rồi gập chân đó sát với đùi, rồi duỗi thẳng đồng thời nhấc cao một cách tối đa. mỗi chân thực hiện tối đa 10 đến 15 lần. Đứng trở lại tư thế ban đầu và làm tương tự với chân còn lại. Mỗi ngày thực thiện 2-3 lần.

 

Xoay khớp cổ chân

  Bệnh nhân đứng thẳng, nhấc một chân lên khỏi sàn nhà sao cho đùi song song còn bắp chân vuông góc với nền nhà, bàn chân và bắp chân tạo thành đường thẳng (bàn chân cũng vuông góc với nền nhà). Xoay cổ chân theo chiều kim đồng hồ và ngược lại trong khoảng 1 phút. Sau đó hạ chân xuống và tập tương tự với chân còn lại. Mỗi ngày tập khoảng 2-3 lần.

 

Bước cao chân tại chỗ

Người bệnh đứng tại chỗ, bước theo tư thế nâng cao đùi (mỗi lần nhấc chân đùi gần như song song với mặt đất), thực hiện từ 3-5 phút, mỗi ngày 2-3 lần.

 

Tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân khi nằm

Đạp xe đạp trên không

  Thực hiện: Người bệnh nằm thoải mái, nâng cả hai chân lên cao, gập một chân với góc khoảng 60o, chân còn lại duỗi thẳng. Đẩy một chân về phía trước rồi thu chân lại với chuyển động tròn và lặp lại với chân kia giống như đang đạp xe đạp nhưng không có bàn đạp mà là đạp vào không khí. Tập động tác này trong khoảng 3 phút, khi thấy mỏi thì nghỉ. Mỗi ngày tập khoảng 3 lần.

 

    Đây là bài tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân hiệu quả nhất, rất dễ tập, người bệnh nên chú ý tập hàng ngày.

 

Đạp xe đạp trên không tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch

Đạp xe đạp trên không tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

Động tác Buerger Allen

   Bài tập này giúp kiểm soát nhịp nhàng lưu lượng máu đến phần dưới cơ thể. Bệnh nhân nằm trên giường một cách thoải mái nhất, giơ cả hai chân lên cao cho đến khi thấy mỏi, chân chuyển nhạt màu thì ngồi dậy, thả lỏng và buông thõng  cả hai chân cho đến khi chân hồng hào trở lại. Sau đó, bệnh nhân nằm xuống, duỗi thẳng chân trên giường.

 

Nâng chân vuông góc

   Người bệnh nằm thoải mái, duỗi thẳng người. Sau đó, nâng cả hai chân lên sao cho tạo với lưng thành một góc vuông. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 15 giây rồi hạ xuống. Sau đó, nghỉ trong khoảng 10 giây rồi tiếp tục thực hiện. Đây là bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân rất hiệu quả thường được áp dụng.

 

Bài tập nâng chân vuông góc

Bài tập nâng chân vuông góc

 

Các môn thể thao chữa suy giãn tĩnh mạch chân

    Các môn thể thao tốt cho suy giãn tĩnh mạch đó là đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe đạp, bơi lội, yoga…

    Trong đó, tập yoga cho người giãn tĩnh mạch chân không chỉ giúp cải thiện bệnh mà còn giúp tinh thần được thư giãn, giảm stress, giúp người bệnh ngủ ngon hơn, sức khỏe được nâng cao.

 

   Môn thể thao tốt nhất cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch đó là bơi lội. Bơi lội giúp giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, giảm nhanh các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.

 

Có phải chỉ cần tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân là đủ?

   Các bài tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân trên đều có hiệu quả nhất định, là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Nếu muốn cải thiện người bệnh cần kết hợp thêm các biện pháp làm co nhỏ và bền thành tĩnh mạch.

 

  Hiện nay, có rất nhiều thảo dược tự nhiên đã được chứng minh về tác dụng giúp cải thiện hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch, tiêu biểu đó là:

 

Vỏ cam chanh: Diosmin và hesperidin trong vỏ cam chanh là những chất kinh điển trong việc cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch bởi những chất này có tác dụng: chống viêm, bảo vệ vi tuần hoàn,  cải thiện tính thấm của mao mạch và tăng cường tính bền của thành mạch và làm giảm tình trạng ứ máu tại tĩnh mạch.

 

Vỏ cam chanh

Vỏ cam chanh

 

Hạt dẻ ngựa: Aescin có nhiều trong hạt dẻ ngựa có tác dụng: trợ tĩnh mạch, giảm phù và sưng, cải thiện độ bền của tĩnh mạch, làm lành vết thương.

 

Hoa hòe: Như đã nói ở trên, rutin trong hoa hòe rất tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch. Việc bổ sung rutin hàng ngày là cần thiết.

 

Cây chổi đậu (Butcher’s broom): Các chất thuộc nhóm flavonoid trong cây chổi đậu có tác dụng kích thích giải phóng noradrenaline dẫn tới tăng trương lực mạch máu và co mạch. Điều này giúp máu tuần hoàn dễ dàng và giúp làm giảm tụ máu.

 

Cây chổi đậu là thảo dược rất tốt cho các tĩnh mạch bị suy giãn

Cây chổi đậu là thảo dược rất tốt cho các tĩnh mạch bị suy giãn

 

BoniVein - Giúp cải thiện toàn diện bệnh suy giãn tĩnh mạch

   BoniVein được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ, là sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần từ  thảo dược tự nhiên:

  • Diosmin và hesperidin trong vỏ cam chanh
  • Rutin trong hoa hòe
  • Aescin trong hạt dẻ ngựa
  • Các flavonoid trong cây chổi đậu

 

   Bên cạnh đó, BoniVein còn có thêm các thành phần có tác dụng chống oxy hóa từ các thảo dược: hạt nho, lý chua đen và vỏ thông, các thành phần có tác dụng  tăng cường lưu thông máu, ngừa biến chứng do huyết khối nhờ lá bạch quả và chiết xuất cây chổi đậu.

 

 

BoniVein có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên

 

BoniVein có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên

 

   Không chỉ vậy, BoniVein được sản xuất tại hai hệ thống nhà máy đạt tiêu chuẩn cGMP thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới. BoniVein được tạo nên bởi hệ  thống máy móc sử dụng công nghệ bào chế microfluidizer. Đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước siêu nhỏ (<70nm), đồng nhất và ổn định, giúp sinh khả dụng lên đến 10%.

 

Cuộc sống của hàng ngàn bệnh nhân đã trở về bình thường nhờ BoniVein

   Trong nhiều năm nay, nhờ có BoniVein mà cuộc sống của nhiều bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đã trở về bình thường như chưa từng bị bệnh.

 

   Một trong rất nhiều bệnh nhân đó là cô Nguyễn Thị Thanh Phương, 63 tuổi, 709  tòa nhà 179 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.

 

Cô Nguyễn Thị Thanh Phương, 63 tuổi

Cô Nguyễn Thị Thanh Phương, 63 tuổi

 

   Cô chia sẻ: “Cô bị suy giãn tĩnh mạch cũng đã lâu, hai mắt cá chân sưng lên như 2 cái bánh bao, không đi lại được. Cô có dùng daflon kết hợp với tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân nhưng không đỡ, chân cô vẫn bị phù. Về sau cô đau không đi được, phải dùng nạng, da vùng chân tím lại, tĩnh mạch xanh đỏ như mạng nhện ngày càng nhiều.”

 

   “Tình cờ đọc báo cô biết đến và sử dụng BoniVein với liều 4 viên/ngày. Chỉ sau 1 lọ những triệu chứng như nặng chân, tê bì và chuột rút đã giảm rõ ràng. Dù chưa hết lọ thứ 4 nhưng bệnh đã giảm được đến 80%. Giờ cô đi bộ tới 2 tiếng đồng hồ mà chân vẫn không sao. Cô mừng lắm”.

 

Chú Phạm Văn Đạt, 65 tuổi, ở số 4B, ấp 2, xã tân hạnh, tp Biên Hòa, Đồng Nai, số điện thoại: 0917.976.550

 

Chú Phạm Văn Đạt, 65 tuổi

Chú Phạm Văn Đạt, 65 tuổi

 

   Chú Đạt chia sẻ: “Chú bị suy giãn tĩnh mạch với các triệu chứng nặng mỏi chân, chuột rút, nhức mỏi ngứa và sưng phù. Chú dùng thuốc Daflon và rutin gần 2 năm kết hợp với tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân nhưng không ăn thua”.

 

   “Tình cờ một lần chú đọc báo thấy tin tức về BoniVein, chú tìm hiểu thật kỹ và rất tin tưởng nên bắt đầu dùng. Đó cũng là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của chú đấy cháu ạ. Chỉ sau khoảng 3 tháng tất cả những triệu chứng nặng, nhức, chuột rút, sưng phù đã hết hẳn, sau 5 tháng những vết bầm hay thâm tím trước đây da đã hồng và trắng lại, những vết loét trước đây đã liền thành sẹo. Chú mừng quá nên kiên trì dùng liên tục đến nay, không bỏ ngày nào để ngăn các triệu chứng quay trở lại”.

 

   Trên đây là những bài tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân vừa đơn giản vừa hiệu quả mà bạn có thể tập trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cả khi đứng, ngồi hay nằm, khi làm việc hay nghỉ ngơi. Các bạn hãy tập luyện thường xuyên để có đôi chân khỏe mạnh nhé.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc