Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Các hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân từ nhẹ đến nặng

Thứ hai, 20-07-2020 14:48 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Thông qua hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân chúng ta có thể nhận biết được bệnh cũng như xác định được giai đoạn tiến triển của bệnh ở mức độ nặng hay nhẹ. Vậy những hình ảnh này là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

 

Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân

Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân

 

Tổng quan kiến thức về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

    Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng bệnh lý mà các tĩnh mạch tại vùng chân bị giãn nở ra và suy yếu chức năng vận chuyển máu trở về tim dẫn đến máu bị ứ đọng lại ở trong lòng mạch.

    Sự ứ đọng máu này sẽ khiến cho tĩnh mạch ngày càng to ra cùng với sự biến đổi mô và tế bào (do không thể thực hiện quá trình trao đổi chất bình thường) dẫn đến hàng loạt các triệu chứng lâm sàng đặc trưng sau đây:

+ Đau nhức, nặng chân, chân thường xuyên tê mỏi, khả năng đi lại và vận động bị suy giảm.

+ Phù bắp chân, mắt cá chân sưng to.

+ Chuột rút chân xảy ra vào ban đêm.

+ Hiện tượng nổi rõ các tĩnh mạch màu xanh tím ở trên da

+ Da sậm màu, có các mảng bầm tím ở xung quanh tĩnh mạch bị suy giãn.

   Nguyên nhân gây bệnh của suy giãn tĩnh mạch chân hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng và được cho là có liên quan nhiều đến các yếu tố nguy cơ như: Tuổi cao, sự rối loạn hormon nội tiết trong cơ thể, thói quen đứng ngồi nhiều, ít đi lại vận động, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và yếu tố di truyền.

   Không chỉ đơn thuần là bệnh lý gây ra các biểu hiện khó chịu, suy giãn tĩnh mạch chân có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Vỡ tĩnh mạch, xuất huyết trong, viêm nhiễm, lở loét da, hoại tử, huyết khối tĩnh mạch, tai biến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy hô hấp…

 

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân theo từng cấp độ bệnh

   Suy giãn tĩnh mạch chân thường được chia ra làm 7 cấp độ khác nhau: từ độ 0 đến độ 6. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ cũng như cấp độ của bệnh mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu hay hình ảnh đặc trưng:

 

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân ở độ 0 và độ 1

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân ở độ 0 và độ 1

 

Suy giãn tĩnh mạch chân độ 0

   Ở cấp độ này, các tĩnh mạch mới chỉ bắt đầu suy yếu và giãn nở ra. Do đó người bệnh sẽ không có những hình ảnh hay dấu hiệu gì bất thường ở vùng chân cả và chỉ có một số trường hợp thỉnh thoảng bị đau nhức chân ở mức độ nhẹ không rõ nguyên nhân.

   Nếu muốn phát hiện suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn này thì chỉ có cách là sử dụng các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm, chụp CT…

Suy giãn tĩnh mạch chân độ 1

   Khi bệnh tiến triển sang cấp độ 1, các tĩnh mạch đã giãn ra lớn hơn nhưng đa phần kích thước chỉ khoảng hơn 1mm. 

   Ở độ này người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có thể có một số biểu hiện như: ngứa chân, mỏi chân, đau chân, nặng chân khi đứng lâu hay ngồi nhiều, cảm giác kiến bò trong chân… nhưng đều rất mờ nhạt, lúc có lúc không nên người bệnh thường không chú ý.

Hình ảnh chân của người bệnh ở giai đoạn này cũng chưa có gì thay đổi so với cấp độ 0.

 

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân ở độ 2,3 và 4

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân ở độ 2,3 và 4

 

Suy giãn tĩnh mạch chân độ 2

   Đến cấp độ 2 thì những dấu hiệu với hình ảnh của suy giãn tĩnh mạch chân mới rõ ràng:

+ Các tĩnh mạch bị suy giãn lúc này đã có kích thước lớn hơn 3mm.

+ Đau nhức, tê bì, nặng mỏi chân… sẽ xuất hiện một cách thường xuyên, khả năng đi lại của người bệnh bị suy giảm đáng kể.

+ Nếu suy giãn xảy ra ở các tĩnh mạch nông gần da, sẽ thấy rõ được hình ảnh của các tĩnh mạch xanh tím nổi trên da kèm theo đó là vùng da xung quanh bị sậm màu đi.

Suy giãn tĩnh mạch chân độ 3

  Ở cấp độ này, do máu xấu đã bị ứ đọng lâu ở trong lòng mạch nên sẽ dẫn đến tình trạng sưng phù chân như: Bàn chân hoặc bắp chân có hiện tượng sưng to, phù bàn chân khi đứng nhiều hoặc vào buổi chiều tối.

   Kích thước của các tĩnh mạch vẫn tiếp tục gia tăng và sẽ có những mảng bầm tím ở xung quanh do tụ máu.

Suy giãn tĩnh mạch chân độ 4

   Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn này sẽ là tình trạng phù chân kèm theo hiện tượng xơ bì, sừng hóa da và khi ấn ngón tay vào bàn chân sẽ tạo ra vết lõm.

 

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân ở độ 5 và độ 6

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân ở độ 5 và độ 6

 

Suy giãn tĩnh mạch chân độ 5

   Đây là giai đoạn nguy hiểm vì bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nguy cơ biến chứng cao. Người bệnh sẽ có hiện tượng các tĩnh mạch nổi chằng chịt ở trên da cùng với sự xuất hiện của những vết loét ở chân.

Suy giãn tĩnh mạch chân độ 6

   Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân của người bệnh ở cấp độ cuối này sẽ rất là “kinh khủng” với hàng loạt các vết loét to nhỏ ở trên da, có cả những vết loét sâu và vết loét nông.

 

Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

   Việc sử dụng phương pháp điều trị nào phù hợp sẽ phụ thuộc chủ yếu vào cấp độ và giai đoạn tiến triển của suy giãn tĩnh mạch chân:

+ Nếu ở cấp độ 0 và cấp độ 1, vì tĩnh mạch mới bị suy giãn nhẹ nên người bệnh sẽ không cần phải sử dụng đến thuốc tây y mà chỉ cần thay đổi lối sống sinh hoạt, chế độ tập luyện và chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất.

+ Nếu ở cấp độ 2,3 hoặc 4 thì bệnh nhân đa phần sẽ cần phải sử dụng các thuốc điều trị để làm giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc sử dụng thuốc phải theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý sử dụng hay lạm dụng mà gặp phải nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.

+ Còn ở cấp độ 5 và 6 với nhiều biến chứng suy giãn tĩnh mạch, nếu như các phương pháp điều trị thông thường không mang lại hiệu quả thì người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp phẫu thuật ngoại khoa. Tuy nhiên phẫu thuật cũng chỉ trị được phần ngọn mà không giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây ra suy giãn tĩnh mạch nên sau đó vẫn sẽ có nguy cơ tái phát ở những vùng tĩnh mạch khác. Người bệnh cần phải chú ý để phòng ngừa.

    Hiện nay xu hướng hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng các thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên đang ngày càng chiếm được ưu thế và lòng tin của người bệnh. Phương pháp này tuy thời gian sử dụng phải kéo dài hơn nhưng bù lại hiệu quả rất bền vững và đặc biệt là an toàn lành tính không gây ra tác dụng phụ như thuốc tây.

   Đi đầu xu hướng này hiện nay là sản phẩm BoniVein của tập đoàn Viva Nutraceuticals từ Mỹ và Canada. Sản phẩm này sẽ mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch: Vừa khắc phục nguyên nhân gây bệnh, vừa giúp giảm triệu chứng khó chịu đồng thời còn giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm nữa.

 

Cơ chế tác dụng của BoniVein

 

Cơ chế tác dụng của BoniVein

 

BoniVein – Công thức “vàng” cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân

   BoniVein nổi bật với công thức toàn diện 9 thành phần thảo dược quý bao gồm 3 nhóm tác dụng vượt trội cho người bệnh giãn tĩnh mạch chân:

+ Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến hệ thống tĩnh mạch bao gồm: Hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe). Những thảo dược này sẽ tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch tức là giúp làm bền van tĩnh mạch và thành mạch, tăng cường trương lực thành mạch giúp tĩnh mạch luôn bền chắc, dẻo dai. Đồng thời chúng còn làm giảm những triệu chứng của bệnh như đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút…

+ Nhóm thảo dược giúp chống oxy hóa mạnh bao gồm: Lý chua đen, Hạt nho, Vỏ thông. Đây là những thảo dược có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.

+ Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: Bạch quả, Cây chổi đậu. Những thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối, ngăn biến chứng của suy giãn tĩnh mạch.

 

Ai đã sử dụng BoniVein hiệu quả?

   Tại Việt Nam, BoniVein đã giúp cho hàng vạn bệnh nhân thoát khỏi tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Dưới đây là phản hồi của một số khách hàng đã sử dụng BoniVein:

 

Bác Trần Thị Nghiêm (70 tuổi, ở số 58, ngõ 275 đường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Tp Hải Phòng), điện thoại: 0332.914.239

 

Bác Trần Thị Nghiêm

Bác Trần Thị Nghiêm

 

“Bác bị suy giãn tĩnh mạch nặng tới mức mà từng có ý định đi cắt chân vì quá đau, không đi lại được, chân lúc nào cũng căng bóng, tê bì, buốt, chuột rút. Bác đã chữa ở nhiều nơi, dùng nhiều loại thuốc nhưng bệnh không đỡ. Mãi tới khi dùng BoniVein bệnh mới giảm từng ngày. Dùng hết tháng thứ 2 là chân bác cũng hết đau hẳn, tê, căng, buốt không còn dấu hiệu gì nữa cả, bác cũng đứng nấu cơm thoải mái và đi lại bình thường rồi. Bác vẫn duy trì dùng tới nay để phòng bệnh tái phát mà không hề có tác dụng phụ”.

 

Thầy giáo Thạch Văn Việt (64 tuổi, nguyên Giảng viên trường đại học Hòa Bình Hà Nội, hiện tại bác vẫn là quản lý Trung tâm Giáo dục của trường, địa chỉ số 47, ngõ 146, Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội)

 

Thầy giáo Thạch Văn Việt

Thầy giáo Thạch Văn Việt

 

“Bác bị suy giãn tĩnh mạch đã lâu, dùng BoniVein mới được khoảng 2 tuần mà chân đã nhẹ nhàng đi trông thấy, sau 3 tháng bệnh thuyên giảm rõ rệt, hết hẳn triệu chứng đau, tức, mỏi nhức, chuột rút. Bác vẫn kiên trì dùng đều đặn, BoniVein hầu như không có tác dụng phụ gì và bác cũng không hề gặp biến chứng nào. Trước đây bác đã từng dùng thuốc tây và dùng nhiều phương pháp khác nhau mà không đỡ, dùng BoniVein hiện nay bác còn có thể đi bộ được quãng đường tương đương với 3km đấy. Bác hài lòng lắm!”

 

Chị Trương Thị Thuyết, 36 tuổi, ở thôn Nhì Tây, xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. 

 

Chị Trương Thị Thuyết

Chị Trương Thị Thuyết

 

“Nhờ dùng BoniVein đều đặn ngày 6 viên mà những triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch trước đây như sưng phù, đau âm ỉ, tê rần như có kiến bò trong ống chân, nhiều khi còn bị chuột rút co hết cả người lại đã biến mất hoàn toàn. Chị đã đi đứng được bình thường thậm chí đi làm đồng cả ngày cũng không gặp trở ngại gì. Chị tin tưởng BoniVein nên dùng liên tục tới nay, những tĩnh mạch nổi như ngón tay ở chân cũng đã mờ hẳn, chị mừng lắm.”

    Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết về chủ đề “hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân” vừa rồi đã giúp độc giả có thêm được nhiều kiến thức về căn bệnh mạn tính phổ biến này. Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào khác, xin vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn miễn phí 1800 1044.

 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc