Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Suy giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách phòng ngừa và điều trị (2020)

Thứ bảy, 22-02-2020 15:50 PM

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh phổ biến nhưng thời gian đầu những triệu chứng của bệnh không rầm rộ. Điều này khiến người bệnh bệnh chủ quan, không đi khám, âm thầm chịu đựng. Chỉ đến khi bệnh trở nặng, gây không ít phiên toái trong cuộc sống, thậm chí đến khi xuất hiện biến chứng bệnh nhân mới đi khám. Lúc này, việc điều trị trở nên khó khăn hơn và phục hồi chậm hơn. Vì vậy, nắm được suy giãn tĩnh mạch là gì? nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng, điều trị và những giải pháp tối ưu là vô cùng cần thiết. 

 

Nội dung bài viết:

 

  1. Suy giãn tĩnh mạch là gì?
  2. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch
  3. Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch
  4. Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch
  5. Phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch
  6. Điều trị suy giãn tĩnh mạch
     

 

1. Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại vi. Suy tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên cơ thể, kể cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đứng nhiều.

 

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thuộc nhóm bệnh của mạch máu ngoại vi

 

  Hệ tĩnh mạch ngoại biên gồm tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Bình thường, máu chảy từ tĩnh mạch nông qua tĩnh mạch xuyên vào tĩnh mạch sâu rồi về tim nhờ vào sự co cơ và các van tĩnh mạch. Các van này đóng vai trò như cánh cửa một chiều giúp máu không chảy ngược trở lại. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó khiến các van này bị tổn thương và tĩnh mạch bị giãn, khiến máu chảy theo chiều ngược lại, ứ đọng ở ngoại vi và gây ra suy giãn tĩnh mạch chân.

 Suy giãn tĩnh mạch xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam và càng lớn tuổi thì càng dễ mắc bệnh. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch đang ngày càng gia tăng. Bệnh thường xuất hiện ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh, người phải đứng hoặc ngồi quá lâu, ít vận động.

 

2. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch

  • Yếu tố di truyền: Theo thống kê thì khoảng 80% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chân có cha hoặc mẹ mắc bệnh.
  • Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, quá trình thai nghén, mãn kinh, đi giày cao.
  • Nghề nghiệp: các nghề phải đứng quá lâu hay ít vận động như giáo viên, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng, bác sĩ phẫu thuật
  • Thừa cân gây tác động lên đôi chân khiến máu bị dồn về phía chân
  • Sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.
  • Chế độ ăn ít xơ và vitamine.
  • Các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột  

 

3. Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch

 - Giai đoạn đầu, các triệu chứng thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh thường có biểu hiện: đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, vọp bẻ, chuột rút vào buổi tối, châm chích, cảm giác như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. 

 

Kết quả hình ảnh cho đau chân do suy giãn tĩnh mạch

 

- Giai đoạn tiến triển bệnh sẽ gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày làm rối loạn biến dưỡng. Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân, nặng hơn thì có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da, các mảng thâm tím trên da..

 

-  Gây loét da cẳng chân. Lúc đầu loét chân có thể tự lành, sau đó các vết loét không tự lành mà có nguy cơ nhiễm trùng, điều trị rất phức tạp. Ngoài các dấu hiệu trên, những tĩnh mạch nông dưới da ở cẳng chân và đùi giãn to ngoằn ngoèo. Giai đoạn đầu chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là ở cổ chân và bàn chân. Lâu ngày, các tĩnh mạch này giãn to, có khi giãn hơn 1cm.

Các triệu chứng thường nặng lên khi về cuối ngày, đặc biệt là sau khi đứng lâu.

Nếu bệnh nhân có các triệu chứng của suy tĩnh mạch chân, nên đi khám. Đặc biệt nếu thấy chân sưng nhanh và đau nhiều, hoặc thấy khó thở, đau ngực đột ngột phải đến bệnh viện khám ngay vì đó có thể là biểu hiện của tắc tĩnh mạch chân hoặc động mạch phổi, là những biến chứng nguy hiểm của suy van tĩnh mạch. 

Khi thấy mình có một hoặc nhiều dấu hiệu như trên, nhiều người lại băn khoăn không biết suy giãn tĩnh mạch chân khám ở đâu cho kết quả chính xác nhất? Khác với các bệnh thông thường khác, với bệnh suy giãn tĩnh mạch bạn cần đến các bệnh viện có đầy đủ máy móc và con người để chẩn đoán chính xác nhất. Hiện nay, mới chỉ có một số bệnh viện ở các thành phố lớn ở nước ta có thể thực hiện kỹ thuật siêu âm để chẩn đoán phân biệt và xác định mức độ suy giãn tĩnh mạch chính xác như Hà Nội, tp.Hồ Chí Minh,… 

 

4. Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch

- Biến chứng của bệnh này là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, các cục máu này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu và gây tắc mạch chỗ khác, trong đó nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi, có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong. 

 

Kết quả hình ảnh cho thuyên tắc động mạch phổi

 

-  Có ba biến chứng mà người mắc bệnh suy và giãn tĩnh mạch chân có thể gặp phải nếu không được điều trị đúng cách, là huyết khối (máu đông), xuất huyết (chảy máu) và loét chân.

 -  Các tĩnh mạch giãn to nếu không được lấy bỏ sẽ có nguy cơ tạo lập cục máu đông, gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối. Các cục máu đông tạo lập trong lòng mạch có thể bong ra, theo dòng máu trôi ngược lên phổi, làm tắc mạch phổi, nguy cơ tử vong cao. Các tĩnh mạch giãn to dần đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Sự rối loạn biến dưỡng da ở cẳng chân lâu ngày sẽ dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và loét chân do ứ đọng. 

 

5. Phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch

Nắm được suy giãn tĩnh mạch là gì, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ ta sẽ biết cách và thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch. Để phòng bệnh, bạn cần:

  • Không đi đứng quá lâu, ngồi quá nhiều, nên vận động 30-60 phút/ngày
  • Khi nghỉ ngơi, nên kê chân cao
  • Suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì : Bệnh nhân nên ăn nhiều chất xơ, ăn nhiều rau củ quả có nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, ...và uống nhiều nước
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, nên tập đi bộ nhanh, xe đạp, bơi lội, dưỡng sinh, yoga
  • Hạn chế đi giày cao gót, mặc quần chật
  • Hạn chế sử dụng nội tiết tố, thuốc tránh thai

 

Trên các trang mạng hiện nay chia sẻ nhiều cách trị suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà,  và suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì,  trong đó có dùng nhiều loại rau, quả có sẵn, dễ tìm. Các bạn có thể thực hiện theo cách đó để tăng cường sức khỏe. Nhưng bạn lưu ý rằng để phòng ngừa và cải thiện suy giãn tĩnh mạch thực sự hiệu quả, bạn cần thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt như trên, đồng thời cần bổ sung những loại thực phẩm, thảo dược thực sự có tác dụng và đã được nghiên cứu, chứng minh tác dụng đó. 

 

6. Điều trị suy giãn tĩnh mạch

Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại,  có nhiều cách chữa suy giãn tĩnh mạch như:

  • Dùng băng ép và vớ tạo áp lực: Băng và vớ có tác dụng ép vào các bắp cơ, tạo một áp lực lớn ở phía dưới và giúp các van tĩnh mạch khép lại, do đó giúp máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Hai dụng cụ này giúp làm chậm tiến triển của bệnh, phòng ngừa bệnh tái phát và hỗ trợ các biện pháp điều trị ngoại khoa. Tuy nhiên, vớ áp lực chân chỉ hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mà không cải thiện được nếu tĩnh mạch ở bộ phận khác bị suy giãn. Bởi tĩnh mạch có ở tất cả các cơ quan, bộ phận trên cơ thể, luôn luôn hoạt động và cũng luôn có nguy cơ bị suy giãn.

 

Kết quả hình ảnh điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng vớ ép suy giãn tĩnh mạch

 

  • Dùng thuốc ngoài da: Các thuốc này nếu có tác dụng thì chỉ tác động đến những tĩnh mạch nông gần da, không điều trị được suy giãn tĩnh mạch sâu. 
  • Chích xơ: một dung dịch sẽ được tiêm vào tĩnh mạch gây phản ứng viêm kết hợp với nén ép tĩnh mạch, khiến máu không vào được tĩnh mạch bị giãn, kết quả là tĩnh mạch đó bị xơ hóa và không còn hoạt động nữa.
  • Phẫu thuật: được áp dụng cho trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông, đoạn tĩnh mạch bị giãn sẽ bị cắt bỏ thông qua các đường rạch nhỏ. Ca phẫu thuật thường kéo dài khoảng 5-10 phút. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được băng ép và nằm bất động trên giường khoảng ba ngày.
  • Laser nội mạch cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn: nhiệt lượng từ sợi laser sẽ đốt cháy tĩnh mạch bị giãn khiến tĩnh mạch này bị phá hủy. Liệu pháp này sẽ được thực hiện xuyên suốt toàn bộ chiều dài của tĩnh mạch bị giãn. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 30-40 phút.

Ưu điểm của những biện pháp phẫu thuật, chích xơ, dùng laser là loại bỏ những tĩnh mạch bị giãn nhanh chóng, các triệu chứng của bệnh sẽ biến mất. Tuy nhiên, chúng không giúp phòng ngừa, sau 1 thời gian bệnh sẽ tái phát trở lại. Đồng thời, các phương pháp trên chỉ có tác dụng tại những tĩnh mạch được tác động, những tĩnh mạch khác lân cận có thể bị suy giãn nhanh hơn bình thường. Chưa có một có biện pháp điều trị suy tĩnh mạch sâu nào được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Tất cả các phương pháp phẫu thuật đều là thử nghiệm hoặc có tỷ lệ thành công thấp và tỉ lệ biến chứng cao.

Vì thế, biện pháp tối ưu đó là sử dụng thảo dược có tác dụng tốt theo đường uống, giúp làm bền tĩnh mạch toàn thân, đồng thời an toàn, không lo tác dụng phụ và biến chứng.

 

Cải thiện suy giãn tĩnh mạch bằng thảo dược an toàn hiệu quả

Để cải thiện tốt bệnh suy giãn tĩnh mạch, người bệnh nên dùng các loại thảo dược có tác dụng tăng cường độ bền, độ đàn hồi của tĩnh mạch đồng thời kết hợp thêm các thảo dược giúp bảo vệ thành mạch, hoạt huyết để ngăn ngừa biến chứng. Một số thảo dược kinh điển có thể kể đến như: 

 

Chiết xuất vỏ cam chanh 

Vỏ cam chanh chứa thành phần Diosmin và Hesperidin có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nhờ: 

- Bảo vệ vi tuần hoàn, cải thiện tính thấm của mao mạch và tăng cường tính bền của thành mạch.

- Ức chế sản xuất các yếu tố gây viêm như Prostaglandins E2, F2 và thromboxane B2 cũng như làm giảm các gốc tự do, có tác dụng chống oxy hóa trực tiếp và làm giảm lipid. Vì thế diosmin và hesperidin cũng làm giảm tình trạng sưng phù.

- Diosmin còn giúp kéo dài tác dụng co mạch của norepinephrine trên thành tĩnh mạch, tăng bền vững thành tĩnh mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch nên làm giảm hiện tượng ứ máu bên trong lòng mạch.

 

Kết quả hình ảnh cho vỏ cam chanh

Cây dẻ ngựa

Thành phần Aescin trong hạt dẻ ngựa có tác dụng trợ tĩnh mạch, cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch. Đồng thời giúp làm giảm sưng phù do làm giảm tính thấm mao mạch, tăng cường co bóp tĩnh mạch và giảm tình trạng thiếu oxy ở mô. 

Đã có rất nhiều các nghiên cứu về tác dụng của hạt dẻ ngựa trên bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Điển hình là nghiên cứu của hiệp hội các bác sĩ Thực hành tổng quát (GP) tại Đức, trên 5429 bệnh nhân.

Kết quả: Tất cả các triệu chứng được cải thiện trong 1 tuần đầu và mức độ nghiêm trọng giảm đáng kể khi kết thúc nghiên cứu. Ngoài ra tỉ lệ phần trăm bệnh nhân không còn triệu chứng cũng tăng lên đáng kể.

Ngoài ra còn có 18 nghiên cứu lâm sàng trên 1.258 bệnh nhân, 3 nghiên cứu quan sát trên 10.725 bệnh nhân…. đều cho thấy rõ ràng tác dụng của hạt dẻ ngựa trong việc làm giảm những triệu chứng  của suy giãn tĩnh mạch như đau, nặng, sưng, ngứa…và tác dụng làm giảm sưng chân, phù nề tương đương với mang vớ ép.

 

Hoa hòe

Rutin trong hoa hòe có tác dụng tăng cường sức bền của tĩnh mạch, thiếu chất độ bền  của thành mạch bị giảm rõ, mạch máu rất dễ bị đứt vỡ, trước đây người ta thường cho rằng đó là do thiếu Vitamin C nhưng gần đây mới phát hiện đó là do thiếu vitamin P (rutin).

Để cải thiện tình trạng của mình một cách tốt nhất, toàn diện nhất, bạn cần nắm được các kiến thức cơ bản về bệnh như suy giãn tĩnh mạch là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, các biện pháp phòng ngừa và điều trị, và giải pháp nào là tối ưu và an toàn nhất cho bản thân, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

 

Cây chổi đậu và lá bạch quả

Những thảo dược này giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, làm ngăn ngừa hình thành cục máu đông - biến chứng nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch.

 

Kết quả hình ảnh cho lá bạch quả

 

Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung thêm những thảo dược có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ thành tĩnh mạch khỏi các tác nhân oxy hóa, từ đó góp phần bảo vệ thành mạch, cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch một cách toàn diện nhất như lý chua đen, hạt nho, vỏ thông. 

 

BoniVein- Chấm dứt bệnh suy giãn tĩnh mạch đơn giản, an toàn và hiệu quả

Hiểu được nỗi khổ của bệnh nhân, những biến chứng nguy hiểm mà bệnh suy giãn tĩnh mạch mang lại, các nhà khoa học thuộc tập đoàn Viva Pharmaceutical Inc đã dày công nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra sản phẩm BoniVein hoàn toàn từ thảo dược - hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. 

BoniVein - sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược tự nhiên

Tất cả các thảo dược kể trên đều được kết hợp trong sản phẩm BoniVein của Canada và Mỹ. Các thành phần đó được kết hợp với nhau một cách hài hòa, theo tỷ lệ đã được nghiên cứu và thử nghiệm tạo nên tác dụng: 

  • Tăng cường sức bền và độ đàn hồi thành tĩnh mạch: nhờ thành phần cao dẻ ngựa, rutin trong hoa hòe, diosmin và hesperidin trong vỏ cam chanh.
  • Bảo vệ tĩnh mạch nhờ các chất chống oxy hóa nhờ thành phần hạt nho, lý chua đen và vỏ thông.
  • Tăng cường lưu thông máu, ngừa biến chứng do huyết khối nhờ lá bạch quả và cây chổi đậu.

Đây là sản phẩm có công thức toàn diện nhất hiện nay, tác động vào tất cả các mặt giúp bệnh suy giãn tĩnh mạch được cải thiện nhanh và rõ rệt. Vì chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên BoniVein rất an toàn, không có tác dụng phụ, người bệnh có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không lo ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan thận hay bất kỳ chức năng nào khác của cơ thể.

BoniVein sản phẩm của tự nhiên được phát triển bởi khoa học công nghệ hiện đại

Các hoạt chất trong các thảo dược trên là sản phẩm của thiên nhiên, nhưng để tối ưu hóa tác dụng, giúp cơ thể hấp thu tốt nhất thì cần thêm sự hỗ trợ của khoa học công nghệ. Được nghiên cứu, bào chế và sản xuất bởi tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới - tập đoàn Viva Pharmaceutical Inc, BoniVein được tối ưu tác dụng nhờ công nghệ  microfluidizer, giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước đồng nhất và ổn định, loại bỏ được các tạp chất, sản phẩm có độ ổn định cao và hạn sử dụng lâu dài, đặc biệt là sinh khả dụng có thể đạt tới tối đa. 

BoniVein giúp hàng ngàn bệnh nhân có cuộc sống tốt đẹp hơn

Được phân phối nhiều năm trên thị trường Việt Nam, BoniVein đã giúp hàng ngàn bệnh nhân vượt qua bệnh suy giãn tĩnh mạch một cách đơn giản, nhẹ nhàng và an toàn.

 

cô Cao Thị Liễu, 58 tuổi ở Xóm Chợ. xã Lâm Động, Thủy Nguyên, Hải Phòng

 

Như trường hợp của cô Cao Thị Liễu, 58 tuổi ở Xóm Chợ. xã Lâm Động, Thủy Nguyên, Hải Phòng, số điện thoại: 0788.410.887

Cô bị suy giãn tĩnh mạch đã hơn chục năm, chân nặng đau nhức, tê bì không bước chân xuống giường được, đi đứng nhiều 2 bàn chân nóng như xát ớt, tĩnh mạch nổi to như con giun ở đùi trở xuống. Cô đã đi khám ở bệnh viện lớn cũng bấm huyệt, cũng vuốt mạch kết hợp cả uống thảo dược mà không đỡ. Khi chuyển sang dùng BoniVein, thật bất ngờ khi chỉ sau hộp thứ 5 trở đi triệu chứng đã thuyên giảm rõ ràng, chân đỡ nặng hơn, tần xuất chuột rút giãn thưa hơn. Tới giờ triệu chứng đã hết hẳn, tĩnh mạch còn mờ đi rõ, hiện cô chỉ dùng với liều 2 viên mỗi ngày để phòng bệnh tái phát. 

 

Bác Trần Thị Lý, 72 tuổi ở số 726, đường Hùng Vương, khu vực 5, thị xã Ngã Bảy, phường Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

 

Bác Trần Thị Lý, 72 tuổi ở số 726, đường Hùng Vương, khu vực 5, thị xã Ngã Bảy, phường Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, số điện thoại: 0356.070.362.

Bác bị Suy giãn tĩnh mạch đã lâu, nhưng hơn 1 năm nay bệnh trở nặng, hai chân tê bì nặng nề, đau nhức, da chân căng bóng và phù to, sau đó đau quá nên bác bị liệt giường luôn. Uống thuốc tây, thuốc ta mập hết cả người mà bệnh không đỡ. Sau tìm hiểu và biết đến BoniVein, chỉ sau 1 tháng sử dụng, chân tay bác đỡ hẳn tê bì, đau nhức. Sau 2 tháng, chuột rút giảm tới 70%, bác đã nhúc nhích đứng dậy đi khỏi giường được, đứng lên ngồi xuống được. Sau 5 tháng, không những bác đi lại được mà chân tay hết hẳn triệu chứng. Chỉ có những người trước phải nằm liệt giường vì suy giãn tĩnh mạch mới biết giờ đi lại bình thường không đau nhức hạnh phúc đến nhường nào.

 

Bác Trần Thanh Xuân 72 tuổi ở Kp3, phường Phú Hài, tp Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

 

Bác Trần Thanh Xuân 72 tuổi ở Kp3, phường Phú Hài, tp Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, số điện thoại: 0914.278.041

Bác bị chuột rút, hai bắp chân nóng ran, không đứng lâu được. Chỉ cần đi bộ tầm 200-300m là mỏi, tê cứng, mất cảm giác, đi như có kim châm, tĩnh mạch nổi lên và vùng chân thâm tím, vô cùng khổ sở. Tình cờ bác biết đến sản phẩm của Canada và Mỹ là BoniVein có tác dụng cải thiện suy giãn tĩnh mạch rất tốt, bác quy định dùng thử. Ban đầu bác dùng Bonivein liều 4 viên 1 ngày, chỉ sau 4 lọ  tình trạng giảm tới 50%, thêm 4 lọ nữa thì chuột rút cũng hết hẳn, hết đau nhức. Sau 15 lọ thì tĩnh mạch đã mờ đi. Hiện nay bác vẫn đang dùng BoniVein đều đặn hàng ngày vì bác biết bệnh này là bệnh mãn tính, đồng thời BoniVein cũng rất an toàn nên bác cũng không phải lo lắng gì về tác dụng phụ.

BoniVein được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng

Với công thức toàn diện, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các bệnh nhân dùng đều cho hiệu quả tốt, BoniVein đã được các bác sĩ và chuyên gia đầu ngành tin tưởng và khuyên dùng. 

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết: “Hiện nay có rất nhiều các loại thảo dược có tác dụng dự phòng và hỗ trợ điều trị tích cực căn bệnh này. Một số thảo dược đã được chứng minh hiệu quả  như hạt dẻ ngựa, rutin trong hoa hòe, diosmin và hesperidin trong vỏ cam chanh, cây chổi đâu, lý chua đen... Tuy nhiên những loại thảo dược này có những thứ ở nước ta có, nhưng có những loại chỉ có ở châu Âu, châu Mỹ. Nhiều người muốn dùng nhưng không biết làm cách nào. 

Rất may hiện nay có sản phẩm BoniVein được nhập khẩu từ Canada và Mỹ có công thức rất toàn diện. Thực tế bệnh nhân của tôi sử dụng và kết quả thu được rất tốt. Theo khuyến cáo và thực tế sử dụng trên bệnh nhân thì dùng 4-6 viên/ngày chia 2 lần, thông thường chỉ cần 2-3 tuần sẽ có hiệu quả, còn để tĩnh mạch mờ đi thì cần dùng một vài tháng.Nói chung đây là một sản phẩm từ dược liệu nên không có tác dụng phụ, dùng duy trì kéo dài mà không bị ảnh hưởng gì”. 

Bác sĩ cũng nhấn mạnh: “Dù các triệu chứng đã cải thiện hết rồi thì vẫn nên dùng lâu dài liên tục với liều 2 viên/ngày hoặc dùng thành từng đợt cách nhau 1 tháng để ngăn chặn các triệu chứng quay trở lại”.

 

BoniVein là sản phẩm của Canada và Mỹ, được phân phối tại Việt Nam bởi công ty công ty Botania - thuộc top 10 công ty phân phối thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu Việt nam. 

Địa chỉ công ty Botania: 169, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Dược sĩ tư vấn: 18001044 (miễn phí) - 0984.464.844 - 1800.1044

 

Xem thêm:

BoniVein - Giải pháp vàng giúp đẩy lui biến chứng suy giãn tĩnh mạch

Tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc