Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Suy van tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không?

Thứ bảy, 25-04-2020 09:52 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Suy van tĩnh mạch sâu là căn bệnh có tính chất phức tạp và khó điều trị hơn suy giãn tĩnh mạch nông rất nhiều. Vì vậy mà rất nhiều người bệnh suy van tĩnh mạch sâu vẫn đặt ra câu hỏi về tính chất nguy hiểm của bệnh này. Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

 

Hoạt động của các tĩnh mạch sâu trong cơ thể

    Hệ mạch máu gồm 3 phần: động mạch đưa máu từ tim đến các cơ quan nuôi cơ thể, mao mạch giúp trao đổi chất, tĩnh mạch dẫn máu ngược từ các cơ quan trở về tim.

   Trong đó, hệ tĩnh mạch đảm bảo nhận máu từ ngoại biên đưa trở về tim, gồm: tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên nối 2 hệ tĩnh mạch này với nhau.

  Tĩnh mạch sâu chạy song song với xương chày, xương đùi. Các tĩnh mạch sâu chạy giữa các cơ trên đường trở về tim và đảm nhiệm đến 9/10 lượng máu về tim. Tĩnh mạch sâu khác với những tĩnh mạch nông mà bạn có thể nhìn thấy trên bề mặt da.

  Bình thường máu quay về tim từ các mô và cơ quan thông qua hệ thống tĩnh mạch nối tiếp nhau. Các tĩnh mạch nông đổ máu vào các tĩnh mạch sâu. Sau đó nhờ có các cơ vân đẩy máu đi tiếp. Các cơ vân xung quanh ép vào tĩnh mạch sâu và đẩy máu đi về trước. Tĩnh mạch giữ máu không chảy ngược lại bằng các van một chiều. Cuối cùng máu đi về tĩnh mạch chủ trên hoặc tĩnh mạch chủ dưới và đổ vào nhĩ phải. Sau đó máu đi vào thất phải, rồi bơm vào động mạch phổi và cuối cùng đi vào phổi.

 

Hoạt động đẩy máu về tim của hệ tĩnh mạch sâu

Hoạt động đẩy máu về tim của hệ tĩnh mạch sâu

 

   Như vậy, qua phần trên chúng ta đã có cái nhìn cơ bản về hoạt động của hệ tĩnh mạch sâu và các van tĩnh mạch sâu trong cơ thể. Vậy bệnh suy van tĩnh mạch sâu là gì?

 

Suy van tĩnh mạch sâu là gì?

   Bệnh suy van tĩnh mạch sâu hay suy giãn tĩnh mạch sâu là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch sâu do hệ thống van một chiều bị suy. Điều này dẫn đến tình trạng máu ứ đọng lại không lưu thông đúng như chức năng vốn có của nó.

   Bệnh suy van tĩnh mạch sâu rất thường gặp ở chi dưới, xảy ra ở khoảng 10 - 35 % người lớn. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, cho đến khi các biến chứng tiến triển nặng, khi đã gặp biến chứng việc điều trị bệnh thường rất lâu và tốn kém.

 

Triệu chứng suy van tĩnh mạch sâu.

     Khác với các tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu nằm sâu trong cơ và không thể nhìn thấy được, nên khi gặp tình trạng suy van tĩnh mạch sâu, bệnh nhân không thể thấy dấu hiệu điển hình giống suy tĩnh mạch nông khi các tĩnh mạch nổi ngoằn nghèo trên bề mặt da. Thay vào đó, suy van tĩnh mạch sâu có một số triệu chứng sau:

    Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thường rất mờ nhạt thoáng qua, người bệnh thường có các biểu hiện nhẹ như đau chân, nặng chân, chuột rút ở bắp chân, phù nhẹ, cảm giác như có kiến bò ở chân vào ban đêm. Các triệu chứng tăng lên về chiều tối, sau khi đứng lâu và thường giảm bớt sau khi ngủ dậy, nghỉ ngơi, kê chân cao, chườm lạnh... Những triệu chứng này thường không rõ ràng nên bệnh nhân ít chú ý và dễ bỏ qua.

   Ở giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp triệu chứng như sưng phù xung quanh mắt cá chân, triệu chứng thường nặng hơn vào buổi tối, tình trạng suy giãn không chỉ còn ở hệ tĩnh mạch sâu mà tiến sang cả hệ tĩnh mạch nông, gây suy giãn các mao mạch và tĩnh mạch nông ở chân...

 

Suy van tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không?

   Thông thường ở giai đoạn sớm, suy van tĩnh mạch sâu không gây nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ gây khó chịu, đau đớn, cản trở sinh hoạt.

   Tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tính mạng người bệnh như:

 

  • Hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu, gây tắc mạch tại chỗ hay theo đường mạch máu trở về tim và gây ra biến chứng tắc mạch, nguy hiểm nhất là thuyên tắc phổi, nhồi máu não, nguy cơ tử vong rất cao.

 

  • Đau mạn tính và loét chân.

 

  • Xuất huyết do vỡ tĩnh mạch, thường là do chấn thương.

   Trong đó biến chứng hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu là biến chứng nguy hiểm nhất nhưng lại rất đặc trưng của bệnh lý suy van tĩnh mạch sâu.

 

Biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu do suy van tĩnh mạch

Biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu do suy van tĩnh mạch

 

Điều trị suy van tĩnh mạch sâu như thế nào?

 

  • Điều trị suy van tĩnh mạch sâu bằng thuốc nội khoa

   Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc: giảm đau, kháng viêm, kháng sinh, chống đau, làm tan cục máu, làm bền thành mạch (aescin, flavonoid)...

   Tuy nhiên, phần lớn các thuốc điều trị này chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới nói riêng và bệnh suy giãn tĩnh mạch nói chung vì thành phần hạn chế.

  • Mang vớ y khoa

   Việc đeo vớ y khoa vào ban ngày sẽ giúp khép các van tĩnh mạch bị hở làm hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề.

  • Phương pháp tiểu phẫu chích xơ

Phương pháp này thường áp dụng cho các giãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới và khu trú.

  • Điều trị suy van tĩnh mạch sâu bằng phương pháp phẫu thuật

 

  • Một số phương pháp phẫu thuật: lấy bỏ các búi tĩnh mạch suy giãn, lột tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch qua da... Đây là các phương pháp rất phức tạp, cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao để hạn chế biến chứng hậu phẫu và để lại các dị dạng hoặc sẹo xấu trên da.

 

  • Can thiệp nội mạch bằng sóng cao tần hay laser: Là kỹ thuật mới điều trị giãn tĩnh mạch, ít đau, mau hồi phục và đảm bảo thẩm mỹ, thay cho phẫu thuật lột tĩnh mạch kinh điển trước đây.

 

Làm sao để phòng ngừa suy van tĩnh mạch sâu tiến triển

   Suy van tĩnh mạch sâu diễn biến mãn tính lâu dài theo thời gian và tuổi tác, gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm tới sức khỏe. Chính vì vậy mà người bệnh suy van tĩnh mạch sâu cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tiến triển qua các biện pháp sau:

 

  • Theo dõi bệnh và tái khám định kỳ khi bệnh còn ở giai đoạn sớm.

  Điều này giúp người bệnh kiểm soát bệnh tốt hơn, sớm phát hiện những bất thường để có  biện pháp xử lý kịp thời.

 

  • Thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt.

+ Tránh đứng quá lâu hoặc ngồi bất động kéo dài.

+ Duy trì một mức cân nặng hợp lý, giảm cân ngay nếu bạn đang gặp tình trạng thừa cân, béo phì.

+ Tăng cường vận động, đặc biệt các môn  thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đạp xe.

+ Kê cao chân khi nằm nghỉ ngơi và ngủ. Sau khi thức dậy nên xoa bóp chân để lưu thông máu.

 

  • Sử dụng một số sản phẩm thảo dược hỗ trợ

   Sử dụng thảo dược thiên nhiên từ lâu đã được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả dành cho người bệnh suy van tĩnh mạch. Phương pháp này vừa hiệu quả mà lại vừa an toàn, lành tính, không gây ra các tác dụng phụ có hại như thuốc tây.

  Dẫn đầu xu hướng sử dụng thảo dược thiên nhiên cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch sâu hiện nay là sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada.

 

 

Thành phần của BoniVein

 

Thành phần của BoniVein

 

  BoniVein là sự kết hợp toàn diện của 9 thảo dược quý. Tất cả đều được trải qua quá trình nghiên cứu và chọn lọc kỹ lưỡng để kết hợp lại với nhau tạo ra hiệu quả vượt trội, tác động đến mọi khía cạnh của căn bệnh giãn tĩnh mạch chân:

+ Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến hệ thống tĩnh mạch bao gồm: Hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe). Những thảo dược này sẽ tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch tức là giúp làm bền van tĩnh mạch và thành mạch, tăng cường trương lực thành mạch giúp tĩnh mạch luôn bền chắc, dẻo dai. Đồng thời còn làm giảm những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch như đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút…

+ Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: Bạch quả, Butcher's broom. Những thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối, ngăn biến chứng suy giãn tĩnh mạch.

+ Nhóm thảo dược giúp chống oxy hóa mạnh bao gồm: Lý chua đen, Hạt nho, Vỏ thông. Đây là những thảo dược có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.

 

  Nhờ vậy mà BoniVein giúp phòng ngừa, hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch, suy van tĩnh mạch sâu của bệnh nhân như giảm nhanh các triệu chứng sưng, đau, nhức, buốt, ngứa, chuột rút, khiến bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhõm và thoải mái hơn.

 

Đánh giá của khách hàng sử dụng BoniVein

Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniVein đã trở thành cứu cánh cho hàng vạn người bệnh bị giãn tĩnh mạch chân, suy van tĩnh mạch chi dưới… Dưới đây là một số phản hồi của người bệnh, mọi người có thể tham khảo:

 

Cô Cao Thị Liễu, 58 tuổi. Địa chỉ: Xóm Chợ. xã Lâm Động, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Số điện thoại: 0788.410.887

“Từ khi mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, chân cô lúc nào cũng thấy nặng nề, thêm cả tê bì, nóng rát và chuột rút cực kỳ khó chịu. May mà có BoniVein, từ hộp thứ 5 trở đi, cô thấy khỏe hơn hẳn vì triệu chứng bệnh đã thuyên giảm, chân đi lại đỡ nặng nề hơn, tần suất chuột rút cũng giãn thưa hơn.  Cô còn được công ty phân phối BoniVein gửi tặng cuốn cẩm nang bệnh suy giãn tĩnh mạch, cô phối hợp cả chế độ ăn uống cũng như những bài tập yoga trong đó nữa đấy. Nhờ thế, những triệu chứng khó chịu nhẹ dần rồi biến mất hết, cô không còn bị tê bì, chuột rút, nặng chân, nóng rát nữa, mừng nhất là chuyện cô đã đi lại bình thường, đứng bán hàng hay thể dục thể thao cũng thoải mái rồi”. 

 

Cô Cao Thị Liễu, 58 tuổi

Cô Cao Thị Liễu, 58 tuổi

 

Bác Trần Thị Lý (tên ở nhà là Tư), 72 tuổi. Địa chỉ: số 726, đường Hùng Vương, khu vực 5, thị xã Ngã Bảy, phường Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang

“Bác bị suy giãn tĩnh mạch, hai chân thường xuyên nặng mỏi, bác không những không đi lại được mà còn bị nổi gân xanh lè, to đùng, xệ cả xuống. Dù đã dùng rất nhiều sản phẩm mà bệnh không đỡ, chỉ đến khi gặp BoniVein bệnh tình mới cải thiện. Bác dùng BoniVein liều 6 viên mỗi ngày, chia 2 bữa. Sau độ 1 tháng, chân bác đỡ hẳn tê bì, đau nhức, đau buốt. Đến hết 2 tháng bệnh chuyển biến rõ rệt; chân bác nhẹ nhàng hơn, đau nhức, tê bì, chuột rút đã giảm tới 70% rồi, bác đã nhúc  nhích cho chân ra khỏi giường, đứng lên ngồi xuống được. Và sau gần 5 tháng dùng liên tục BoniVein, chân bác hết cả đau nhức, tê bì, chuột rút, đi lại nhẹ nhõm lắm”.

 

Bác Trần Thị Lý, 72 tuổi

Bác Trần Thị Lý, 72 tuổi

 

Cô Nguyễn Thị Trâm Anh, 64 tuổi. Địa chỉ: Khối 16, Phường Hương Bình, Tp Vinh, tỉnh Nghệ An

“Cô bị suy giãn tĩnh mạch sâu chân trái, đã có biến chứng huyết khối tắc tĩnh mạch rất nặng. Có thời điểm chân bị sưng phù to gấp đôi bình thường. Chân cô thường xuyên đau nhức, tê bì, nặng mỏi, chuột rút. May mà cô biết tới BoniVein. Dùng BoniVein tốt lắm, cô thực sự rất bất ngờ đấy. Chỉ khoảng 3-4 lọ là đau nhức, nặng tê bì, mỏi chân, sưng phù và chuột rút giảm hẳn. Có niềm tin nên cô tiếp tục kiên trì dùng, sau khoảng 3 tháng là bệnh ổn định, các vết thâm tím máu tụ ở chân mờ đi hẳn, bàn chân cô nhìn sáng hơn rõ rệt. Nhưng điều cô thấy hay nhất là dùng BoniVein cải thiện tốt mà người lại rất khỏe, không bị mệt như thuốc tây. Thậm chí đi khám, bác sĩ rất ngạc nhiên vì phim chụp tĩnh mạch đã đẹp hơn rất nhiều.”

 

Cô Nguyễn Thị Trâm Anh, 64 tuổi

Cô Nguyễn Thị Trâm Anh, 64 tuổi

 

Qua bài viết, chúng ta thấy được suy van tĩnh mạch sâu là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy mà người bệnh cần thực hiện sớm các biện pháp phòng ngừa để hạn chế bệnh tiến triển, gây ra các biến chứng khó lường. Nếu có bất cứ thắc mắc nào mời quý bạn đọc gọi tới số miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc