Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Suy giãn tĩnh mạch chân nguy hiểm đến mức nào? Làm sao để phòng ngừa?

Thứ bảy, 13-03-2021 16:33 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Nếu bị suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh sẽ được cảnh báo về biến chứng như huyết khối tĩnh mạch, loét chân, vỡ tĩnh mạch… Thế nhưng, cụ thể nó nguy hiểm đến mức nào? Có cần quá lo lắng về những biến chứng đó hay không? Các chuyên gia của Cẩm Nang Sống khỏe sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này thông qua bài viết ngay sau đây. Mời các bạn cùng đón đọc.

 

Suy giãn tĩnh mạch chân nguy hiểm đến mức nào?

Suy giãn tĩnh mạch chân nguy hiểm đến mức nào?

 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có những biến chứng nào?

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh mà những tĩnh mạch ở chân (chi dưới) bị suy yếu và giãn rộng. Chức năng đưa máu một chiều về tim của tĩnh mạch khi đó bị giảm, máu bị ứ lại tại đoạn tĩnh mạch bị giãn và dẫn đến hàng loạt các triệu chứng, biến chứng của bệnh.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch gây ra các triệu chứng như:

  • Đau nhức, nặng mỏi chân.
  • Tê và cảm giác buồn , khó chịu ở chân.
  • Phù chân vào buổi chiều.
  • Chuột rút vào buổi tối.
  • Chân nổi các tĩnh mạch lớn như con giun hoặc tĩnh mạch mạng nhện (giãn tĩnh mạch nông).
  • Nặng hơn bệnh nhân sẽ có những vết bầm tím, xuất huyết dưới da, thậm chí là những vết loét khó lành.

 

Đau nhức, nặng mỏi chân là triệu chứng thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Đau nhức, nặng mỏi chân là triệu chứng thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

 

Khi không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải những biến chứng như:

  • Xuất huyết do vỡ tĩnh mạch. Các tĩnh mạch suy yếu, không bền và giãn to sẽ dễ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ.
  • Viêm tắc tĩnh mạch.
  • Viêm loét, nhiễm trùng do hiện tượng ứ trệ tuần hoàn tại những tĩnh mạch bị suy giãn. Điều đó khiến lượng máu đến các vết thương giảm. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, dù bệnh nhân chỉ bị một vết thương rất nhỏ, nếu không chăm sóc cẩn thận thì sẽ dễ bị nhiễm trùng, hình thành các vết loét rất khó điều trị.
  • Huyết khối tĩnh mạch: Máu bị ứ lại tại vùng tĩnh mạch bị suy giãn sẽ dần hình thành huyết khối (các cục máu đông). Huyết khối có thể bị bong ra, di chuyển theo mạch máu và gây nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi, đột quỵ.

 

Biến chứng huyết khối tĩnh mạch rất nguy hiểm

Biến chứng huyết khối tĩnh mạch rất nguy hiểm

 

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp những biến do quá trình điều trị bệnh như:

  • Biến chứng do phẫu thuật: Nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, động mạch, thẩm mỹ.
  • Biến chứng do gây xơ tĩnh mạch: Dị ứng với thuốc gây xơ, hoại tử da do thoát nước ra xung quanh, tiêm nhầm vào động mạch (có thể cắt cụt chi).

Những trường hợp trong phần tiếp theo của bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn mức độ nghiêm trọng của các biến chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

 

Những trường hợp đã được báo cáo giúp bạn hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Theo báo cáo của  Khoa Pháp y và Độc chất học, Đại học Ioannina, Ioannina, Hy Lạp năm 2012: Người ta phát hiện trường hợp một phụ nữ 66 tuổi tử vong trong nhà, xung quanh là một lượng lớn máu. Khám nghiệm tử thi cho thấy một vết loét 7mm ở mặt trong của cẳng chân trái thông với một tĩnh mạch giãn. Kết luận cho thấy, nguyên nhân tử vong là do tĩnh mạch suy giãn bị vỡ gây xuất huyết nặng.

Hai trường hợp tương tự được báo cáo bởi Viện Pháp y, Đại học Bonn, Đức, đó là một người đàn ông 58 tuổi và một phụ nữ 76 tuổi. Khi được phát hiện tử vong, nạn nhân có rất nhiều máu xung quanh. Kết quả khám nghiệm tử thi cũng đưa ra kết luận nguyên nhân tử vong là do tĩnh mạch suy giãn bị vỡ và xuất huyết ồ ạt.

Một trường hợp khác về biến chứng suy giãn tĩnh mạch chân tại Trung Quốc cũng đã được báo cáo. Đó là một người đàn ông 59 tuổi bị suy giãn tĩnh mạch 10 năm, bị biến chứng loét giãn tĩnh mạch trong 1 năm. Sau đó, vết loét nặng lên, lộ xương bên trong và phải phẫu thuật thắt và cắt bỏ tĩnh mạch, khoan xương chày và cắt ghép da.

Với biến chứng huyết khối tĩnh mạch, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, có đến 60.000-100.000 người Mỹ chết mỗi năm vì huyết khối tĩnh mạch. Trong đó, có 10 đến 30% người sẽ chết trong vòng một tháng sau khi được chẩn đoán.

Trên đây chỉ là một số trong những trường hợp đáng tiếc xảy đến với người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Có thể thấy, bệnh suy giãn tĩnh mạch không đơn thuần là gây những triệu chứng đau tê, nặng mỏi, chuột rút… mà còn khiến người bệnh phải đối mặt với tử thần nếu không có phương pháp điều trị hiệu quả. Vậy, làm sao để bệnh suy giãn tĩnh mạch được cải thiện tốt nhất?

 

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân như thế nào?

 

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân như thế nào?

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân như thế nào?

 

Có nhiều phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau:

1. Phương pháp phẫu thuật

  • Phẫu thuật stripping: Đoạn tĩnh mạch bị suy giãn sẽ được kéo rút ra bởi một thiết bị được gọi là dụng cụ tuốt bỏ tĩnh mạch, từ đó các triệu chứng cũng được cải thiện.
  • Phẫu thuật Muller: Bác sĩ rút bỏ các tĩnh mạch bị suy giãn bằng thiết bị chuyên dụng sau khi rạch những vết mổ nhỏ trên da.

Tất cả các phương pháp phẫu thuật đều mới là thử nghiệm hoặc có tỷ lệ thành công thấp và tỉ lệ biến chứng cao, chỉ áp dụng với suy giãn tĩnh mạch nông, không được dùng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới.

2. Dùng tất và băng ép y khoa

   Người bệnh sẽ dùng tất hoặc băng cuốn có áp lực thích hợp, lực ép chặt hơn ở gần cổ chân và lỏng dần khi lên cao, từ đó đưa máu theo các tĩnh mạch chân lên tim. Nếu người bệnh dùng loại vớ hoặc băng cuốn có lực ép quá lớn sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Dùng tất y khoa có lực ép quá lớn sẽ khiến bệnh nặng thêm

Dùng tất y khoa có lực ép quá lớn sẽ khiến bệnh nặng thêm

 

3. Phương pháp laser nội tĩnh mạch

   Phương pháp này sử dụng năng lượng của tia laser để làm xơ hóa đoạn tĩnh mạch bị suy giãn. Phương pháp này không dùng cho phụ nữ có thai và trong các trường hợp suy giãn tĩnh mạch đã có biến chứng.

4. Phương pháp sóng radio

   Một Catheter tần số radio được đưa vào tĩnh mạch từ đầu gối đến bẹn. Nhiệt độ lớn sẽ làm tĩnh mạch co lại và tổn thương từ đó dẫn đến xơ hóa, giúp giảm nhanh triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, phương pháp này không giúp bảo vệ các tĩnh mạch lành khác nên nguy cơ bệnh tái phát là rất cao.

5. Phương pháp chích xơ tạo bọt

   Bác sĩ sẽ tiêm một chất gây xơ hoá vào lòng của tĩnh mạch bị suy giãn. Chất gây xơ sẽ khiến lớp trong của tĩnh mạch bị viêm và sau đó sẽ dính lại với nhau, từ đó loại bỏ hiện tượng dòng chảy ngược của bệnh. Phương pháp này có thể khiến người bệnh bị dị ứng với thuốc gây xơ, hoại tử da do thoát nước ra xung quanh, tiêm nhầm vào động mạch (có thể cắt cụt chi).

6. Phương pháp dùng thuốc

   Các thuốc được dùng trong bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là thuốc có tác dụng làm bền và tăng độ đàn hồi thành tĩnh mạch, thuốc hoạt huyết, thuốc chống viêm. Thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân có thể dùng ở dạng uống hoặc dạng bôi.

  Dùng thuốc uống tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tác dụng phụ, khi dùng riêng lẻ sẽ có hiệu quả khá thấp. Thuốc bôi ngoài da nếu có tác dụng thì hiệu quả cũng rất thấp, không điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu.

Có thể thấy, các phương pháp trên đều có những nhược điểm nhất định. Để có cho mình phương pháp vừa hiệu quả, vừa an toàn, mời bạn theo dõi chia sẻ của TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên trưởng khoa Nội bệnh viện Y học cổ truyền TW ngay sau đây.

 

Chia sẻ của TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên trưởng khoa Nội bệnh viện Y học cổ truyền TW

 

Bác sĩ cho biết: “Để bệnh suy giãn tĩnh mạch chân được cải thiện một cách an toàn và hiệu quả nhất, người bệnh nên sử dụng các chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như Aescin trong hạt dẻ ngựa, diosmin và hesperidin trong vỏ cam chanh, rutin trong hoa hòe… Các chất này đều đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng giúp co nhỏ và tăng độ bền, độ đàn hồi của thành tĩnh mạch, giúp bệnh này được cải thiện hiệu quả. Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm BoniVein + của Mỹ chứa các thảo dược tự nhiên cho hiệu quả rất tốt trên bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Tôi rất tin tưởng sản phẩm này vì thực tế những bệnh nhân tôi khuyên dùng nó đều đã có cải thiện tốt”.

 

BoniVein + - Giải pháp hoàn hảo cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

   BoniVein + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Trước hết, sản phẩm rất an toàn vì thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, chất lượng, độ an toàn cũng đã được kiểm chứng tại Mỹ. Tất cả các thảo dược trong BoniVein + đều đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng với các cơ chế cụ thể. Đó là:

- Diosmin và hesperidin (trong vỏ cam chanh), Aescin (trong hạt dẻ ngựa),  Rutin (trong hoa hòe): Các thành phần này giúp tăng độ bền và độ đàn hồi, co nhỏ tĩnh mạch, từ đó giúp hoạt động lưu thông máu dần về bình thường, các triệu chứng được giảm thiểu, các biến chứng của bệnh được phòng ngừa.

- Cây chổi đậu, lá bạch quả: Giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, từ đó giúp phòng ngừa biến chứng huyết khối hiệu quả.

- Lý chua đen, hạt nho và vỏ thông: Các thảo dược này có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tĩnh mạch trước các tác nhân oxy hóa hiệu quả.

 

 

Thành phần toàn diện của sản phẩm BoniVein +

 

   Đặc biệt, BoniVein + được sản xuất bởi bởi hệ  thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer. Đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay, giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước siêu nhỏ, đồng nhất và ổn định, giúp cơ thể hấp thu tối đa, hiệu quả đạt được là cao nhất.

 

BoniVein có tốt không?

  Để tự trả lời cho mình câu hỏi này một cách khách quan nhất, mời bạn theo dõi những phản hồi của người dùng BoniVein + ngay sau đây:

 

Chú Hồ Văn Hiệp, 52 tuổi ở số 3/2A, ấp Mỹ Hòa 4, xã  Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh, điện thoại: 0945805815

 

Chú Hồ Văn Hiệp chia sẻ về quá trình cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch chân của mình

 

Chú Hiệp chia sẻ: “Ngày trước, cầm kết quả khám bệnh mà chú không đứng nổi luôn. Chú bị suy giãn tĩnh mạch nông sâu hai chân rất nặng, bác sĩ nói đã có biến chứng huyết khối và phải mổ, xong sau đấy tái lại thì mổ tiếp. Nghe vậy, chú không mổ mà ai mách gì chú làm đó, thử nhiều cách khác nhau nhưng bệnh tình không thuyên giảm”.

“Tình cờ lên mạng tìm hiểu thì chú thấy có sản phẩm BoniVein + của Mỹ hay quá nên chú mua về dùng. Không ngoài mong đợi, sau lọ thứ 3, thứ 4 là chân chú đã đỡ hẳn, hết đau, sáng ngủ dậy chân chỉ hơi thốn chút thôi chứ vẫn đi bình thường được. Hai bắp chân đã bớt sưng, lắc lắc được rồi. Chú dùng tiếp thì đến giờ, chân chú không còn bị đau nhức gì nữa, đi siêu âm bác sĩ cũng nói tĩnh mạch của chú đã co nhỏ đến 90%, huyết khối cũng tan gần hết rồi. Cuộc đời chú gặp được BoniVein + quả thực là rất may mắn”.

 

Cô Nguyễn Thị Thanh Phương, 63 tuổi, 709  tòa nhà 179 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.

 

Cô Nguyễn Thị Thanh Phương

 

  “Cô đã từng bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hành hạ trong hơn 1 năm trời. Bệnh khiến chân cô lúc nào cũng có cảm giác nặng nề, hai mắt cá chân sưng lên như 2 cái bánh bao khiến cô không đi lại được. Cô có dùng daflon do bác sĩ kê nhưng không đỡ, chân vẫn không cải thiện, tĩnh mạch xanh đỏ như mạng nhện nổi lên nhiều, nhất là vùng mắt cá chân, ngủ hay ngồi đều phải kê cao chân lên thì mới bớt khó chịu”.

“Tình cờ đọc báo cô biết đến và sử dụng BoniVein + với liều 4 viên/ngày. Khi dùng hết 1 lọ, những triệu chứng như nặng chân, tê bì và chuột rút đã giảm rõ ràng. Sau 2 lọ, chỗ mắt cá chân sưng to đã xẹp xuống gần như bình thường. Chưa hết lọ thứ 4 nhưng bệnh đã giảm được đến 80%. Dần dần cô đã đi lại được thoải mái rồi, các tĩnh mạch mạng nhện cũng đã mờ đi, không nhìn rõ nữa. Cô cảm ơn BoniVein + nhiều lắm!”.

  Bài viết trên đã giúp bạn nắm được bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nguy hiểm đến mức nào. Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này, BoniVein + chính là lựa chọn tối ưu của bạn. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn phí 1800.1044 để được các dược sĩ đại học giải đáp một cách cụ thể nhất.

 

XEM THÊM:

  •  

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc