Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Người bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ?

Thứ bảy, 10-09-2016 17:23 PM

           Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạn tính, với những triệu chứng gây đau chân, nặng chân, tê bì, chuột rút. Vì thế đa phần bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân đã bỏ thói quen đi bộ, thậm chí còn không dám vận động vì sợ bệnh nặng hơn. Vậy thực ra với bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thì đi bộ có lợi hay không?

 

 

Đi bộ tác động đến tĩnh mạch như thế nào?

-          Ở tư thế đứng yên, bàn chân tiếp xúc với mặt đất sẽ không có dòng chảy tĩnh mạch.

-          Đi bộ, gót chân được nhấc lên cao, máu từ tĩnh mạch phía dưới gót chân và lòng bàn chân (đám rối tĩnh mạch Bejar) sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi. Cứ như thế, dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn, rồi về tim.

-          Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông

-          Trong thực nghiệm đánh giá sự thay đổi áp lực tĩnh mạch nông khi đi bộ, người ta luồn một kim nhựa vào lòng tĩnh mạch nông ở bàn chân của người và nối kim với một cột nước. Ở tư thế đứng yên, cột nước dâng cao đến ngang tim. Khi gấp duỗi cổ chân liên tục, cột nước vơi xuống giữa 50-60%. Thí nghiệm mô phỏng hoạt động đi bộ này cho thấy áp lực trong hệ tĩnh mạch nông giảm xuống đáng kể khi di chuyển.

Như vậy việc đi bộ giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh suy tĩnh mạch.

     Nếu người bệnh chưa có thói quen đi bộ thì nên bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần thời lượng và quãng đường. Giai đoạn đầu, có thể sẽ thấy khó chịu hoặc đau chân , nhưng về sau sẽ cải thiện dần. Hầu hết bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đều cho biết cảm thấy dễ chịu hơn sau một thời gian đi bộ và thay đổi lối sống.

     Nghiên cứu gần đây cho thấy những người suy tĩnh mạch mạn tính đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày có nguy cơ loét chân cao hơn nhóm duy trì hoạt động thể dục tích cực trên 10 phút. Các hiệp hội phẫu thuật mạch máu trên thế giới đều khuyến cáo bệnh nhân suy tĩnh mạch nên đi bộ. Những người bị loét chân do suy tĩnh mạch thì vận động cổ chân sẽ bị hạn chế nên cần được vật lý trị liệu cổ chân và liệu pháp giảm đau trước khi đi bộ.

 

XEM THÊM:

Suy giãn tĩnh mạch chân và bí kíp loại bỏ vùng thâm tím

Thận trọng khi dùng tất áp lực chữa giãn tĩnh mạch chân

 

Mời các bạn nghe chia sẻ của bệnh nhân bị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tại đây:

 

 

Mời các bạn nghe Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn - trưởng khoa Đông y bệnh viện quân y 108 tư vấn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tại đây:

 

 

Nhà phân phối: 169, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội 

Điện thoại tư vấn: 1800.1044 - 0243.760.6666 - 0984.464.844 - 0243.734.2904 (Giờ hành chính từ 8h - 12h sáng, từ 1h30 - 5h30 chiều)

Mã vạch: 625349019003

BoniVein là hàng chính hãng được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn cGMP của :

- FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) 

- Health Canada ( Bộ y tế Canada)

- NSF International ( Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO).

 

 

          

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc