Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh gút kiêng ăn rau gì?

Thứ tư, 19-08-2020 13:46 PM

Mục lục [Ẩn]

 

  Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng với người bệnh gút. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh gút nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Tuy nhiên có một số loại rau củ mà người bệnh gút không nên ăn. Việc sử dụng các loại rau không phù hợp có thể khiến bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy bị bệnh gút kiêng ăn rau gì? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

Bệnh gút là gì?

  Gút là bệnh khớp vi tinh thể, do rối loạn chuyển hóa nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu, gây lắng đọng tinh thể natri urat ở các mô và khớp.

   Triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân gút là những đợt viêm cấp tính xuất hiện đột ngột, dữ dội, hay xảy ra vào ban đêm với biểu hiện: Viêm sưng các khớp xương (nhất là ngón chân cái), phù nề, căng bóng; kèm theo những dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, sốt, khát nước...  

 

Lắng đọng tinh thể natri urat tại khớp gây bệnh gút

Lắng đọng tinh thể natri urat tại khớp gây bệnh gút

 

   Nếu người bệnh không có các biện pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp, những đợt viêm cấp sẽ tái phát thường xuyên và chuyển sang giai đoạn gút mãn tính. Khi đó việc điều trị sẽ rất khó khăn, gây ra nhiều biến chứng như cục tophi, suy thận, biến dạng khớp gây tàn phế. Việc xây dựng chế độ ăn hạn chế thực phẩm nhân purin cũng góp phần giúp người bệnh kiểm soát bệnh gút.

 

Bệnh gút kiêng ăn rau gì?

   Rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên một số loại rau xanh lại chứa hàm lượng purin khá cao mà người bệnh gút nên cẩn trọng khi ăn, đó là:

Giá đỗ

  Giá đỗ là loại rau phổ biến chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại rau này lại không hề tốt cho người bệnh gút. Bởi đây là loại rau có chứa quá nhiều protein và đặc biệt là có hàm lượng purin rất cao. Việc sử dụng giá đỗ thường xuyên sẽ tăng tích tụ acid uric trong máu và khiến người bệnh tăng các cơn đau do bệnh gút gây ra. Chính vì thế giá đỗ là loại thực phẩm đầu tiên người bệnh gút nên loại bỏ khỏi bữa ăn hàng ngày.

 

Người bệnh gút không nên ăn giá đỗ

Người bệnh gút không nên ăn giá đỗ

 

Nấm

  Nấm là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Nấm cung cấp vitamin A, vitamin C và phức hợp vitamin B giúp cơ thể tăng cường miễn dịch. Ngoài ra nấm còn nhiều canxi góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và củng cố độ bền chắc của xương. Tuy nhiên, hàm lượng purin trong nấm khá cao khoảng 480 mg acid uric/100g, không thích hợp cho người bệnh gút. Người bệnh có thể thay thế nấm bằng các loại rau chứa hàm lượng purin thấp khác như: Rau cải, rau ngót, rau bắp cải, củ cải…

 

Nấm không tốt cho người bệnh gút

Nấm không tốt cho người bệnh gút

 

Măng tây

  Theo các chuyên gia y tế, người mắc bệnh gút không nên ăn tất cả các loại măng như măng tây, măng trúc, măng tre, măng tươi hoặc măng khô, các loại măng được muối chua cũng không nên ăn.

  Sở dĩ người bị gút không nên ăn các loại măng, nhất là măng tây là bởi: Măng chính là loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh sẽ làm tăng tổng hợp acid uric trong cơ thể. Hơn nữa, măng lại chứa rất nhiều purin. Vì thế các chất này sẽ là nguyên nhân khiến cho lượng acid uric trong máu bị tăng cao hơn, khiến cho bệnh gút ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

 

Người bệnh gút không nên ăn măng tây

Người bệnh gút không nên ăn măng tây

 

Rau bina (rau bó xôi)

  Rau bina giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng tốt, cung cấp vitamin A, C cùng với sắt, chất xơ và folate cho cơ thể. Thế nhưng, nếu bạn đang mắc bệnh gút thì rau bina không phải là lựa chọn thông minh, bởi nó chứa hàm lượng purin cao hơn so với các loại rau xanh khác.

 

Người bệnh gút không nên ăn rau bina

Người bệnh gút không nên ăn rau bina

 

Rau dọc mùng

  Rau dọc mùng được biết đến là một loại rau gia vị quen thuộc không thể thiếu trong món canh chua của bữa ăn hằng ngày. Rau dọc mùng có chứa khá nhiều yếu tố vi lượng, giàu đạm thích hợp cho mong muốn giảm cân nhưng lại không thích hợp với người bệnh gút. Món ăn này sẽ khiến lượng acid uric máu tăng lên nhanh chóng và gây ra các triệu chứng của bệnh gút.

 

Người mắc bệnh gút không nên ăn rau dọc mùng
Người mắc bệnh gút không nên ăn rau dọc mùng

 

 Ngoài các loại rau trên, người bệnh gút cũng cần phải hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản, phủ tạng động vật… và đặc biệt là người bệnh gút nên kiêng tuyệt đối rượu bia. Chúng đều là những thực phẩm làm tăng acid uric khiến bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn.

 

Top 5 loại rau tốt nhất dành cho người bệnh gút

 

Người bệnh gút nên ăn rau gì?

Người bệnh gút nên ăn rau gì?

 

  Một số loại rau có thể giúp làm giảm nồng độ acid uric trong máu và làm giảm triệu chứng của bệnh gút. Dưới đây là danh sách 5 loại rau tốt nhất nên được ưu tiên sử dụng trong bữa ăn nếu bạn đang bị căn bệnh này tấn công:

Rau cần tây

   Rau cần tây có tính mát, giúp giải nhiệt, tiêu độc, khu phong, trừ thấp, giúp hỗ trợ xoa dịu các cơn đau khớp trong đợt gút cấp tính. Ngoài ra, loại rau này còn bổ sung nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể nhưng không chứa chất béo và nhân purin.

Củ cải

  Củ cải là loại rau có tính kiềm mạnh. Chính nhờ đặc tính này mà khi được sử dụng, củ cải sẽ giúp kiềm hóa và làm giảm bớt lượng acid uric trong máu.

  Ngoài ra, củ cải còn bổ sung nhiều nước và chất xơ giúp thải độc, làm tăng khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời loại rau này cũng cung cấp hàm lượng vitamin nhóm B, C, sắt, canxi, glucid vô cùng dồi dào có tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm viêm, giúp tổn thương tại khớp do bệnh gút gây ra nhanh hồi phục.

Bí xanh

  Bí xanh chứa thành phần chủ yếu là nước và có tính chất lợi tiểu, giúp đào thải một phần acid uric qua nước tiểu. Đặc tính kiềm sẵn có trong loại rau này cũng giúp hỗ trợ tích cực cho cơ thể trong việc làm giảm acid uric có lợi cho người bệnh gút.

Súp lơ (bông cải xanh)

  Bông cải xanh đặc biệt giàu chất chống oxy hóa nhưng lại chứa ít nhân purin. Người bị gút sử dụng loại rau này thường xuyên trong thực đơn sẽ giúp bảo vệ khớp, giảm tác hại của gốc tự do, acid uric và vi khuẩn đến khớp, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

  Đồng thời bông cải xanh còn có đặc tính thanh nhiệt, giải độc, giúp tăng cường bài tiết acid uric ra ngoài theo đường nước tiểu.

Bí đỏ

  Bí đỏ không chứa nhân purin mà lại còn có đặc tính kiềm nên có thể giúp cân bằng môi trường acid trong cơ thể, giảm bớt lượng acid uric dư thừa trong máu. Bên cạnh đó thực phẩm này cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch, làm giảm mỡ máu, ổn định đường huyết. Điều này sẽ tạo điều kiện cho máu lưu thông tốt hơn đến nuôi dưỡng các khớp bị ảnh hưởng.

   Để kiểm soát tốt bệnh gút, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn nên lưu ý hạn chế sử dụng các loại rau có hàm lượng purin cao như trên và tích cực bổ sung các loại rau cải thiện tốt cho người bệnh gút.

   Bên cạnh đó, các chuyên gia luôn khuyên người mắc bệnh gút nên sử dụng thêm sản phẩm chứa thành phần thảo dược giúp hạ acid uric máu, giảm cơn đau gút và ngăn ngừa bệnh tái phát. Hiện nay, sản phẩm đang được nhiều người bệnh gút tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả tích cực là viên uống thảo dược BoniGut- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành riêng cho người bệnh gút.

 

BoniGut - Mang lại hiệu quả vượt trội cho người bệnh gút

  Để hạn chế tình trạng sưng đau khớp hay các cơn gút cấp tái phát nhiều lần thì người bệnh cần phải kiểm soát tốt được nồng độ acid uric trong máu ở mức an toàn. BoniGut là sản phẩm hiếm có trên thị trường được chiết xuất hoàn toàn từ các loại thảo dược thiên nhiên giúp người bệnh gút kiểm soát được acid uric toàn diện theo 3 cơ chế:

 - Ức chế acid uric hình thành trong máu nhờ các thảo dược: Quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn.

- Trung hòa acid uric trong máu nhờ thảo dược có tính kiềm: Hạt cần tây.

-  Lợi tiểu, tăng thải acid uric ra ngoài nhờ các thảo dược: Ngưu bàng tử, cây bách xù, trạch tả, mã đề.

 Ngoài tác dụng làm hạ acid uric máu, quả anh đào đen, ngưu bàng tử, tầm ma, hạt cần tây còn có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các khớp xương, hạn chế biến chứng tàn phế ở người bệnh gút.

  Mặt khác, BoniGut còn kết hợp thêm 4 thảo dược: Húng tây, tầm ma, kim sa và gừng có tác dụng giảm đau chống viêm trên cả hệ thần kinh trung ương lẫn ngoại vi. Việc sử dụng các thảo dược này vừa an toàn vừa giúp người bệnh giảm đau khi cơn gút cấp bùng phát.

 

Cơ chế vượt trội của BoniGut

 

Cơ chế vượt trội của BoniGut

 

    Với cơ chế toàn diện như trên, BoniGut vừa giúp giảm acid uric trong máu, vừa giúp giảm đau hiệu quả. Khi acid uric được đưa về ngưỡng an toàn thì chế độ ăn của bệnh nhân gút sẽ bớt ngặt nghèo hơn, người bệnh có thể ăn thêm một chút thực phẩm chứa purin để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như cải thiện sức khỏe. Đồng thời, BoniGut cũng giúp ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm như cục tophi, suy thận, biến dạng khớp.

 

Nguồn gốc xuất xứ của BoniGut

  BoniGut là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ, là hàng chính hãng được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới.

  BoniGut được phân phối bởi Công ty Botania (1 trong 5 công ty phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe lớn nhất hiện nay), địa chỉ: 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại: 1800.1044 – 0984.464.844. 

 

Cảm nhận của khách hàng khi sử dụng BoniGut

  Rất nhiều bệnh nhân đã không còn phải sống chung với những cơn đau gút và ăn uống bình thường, không cần kiêng khem nhiều sau khi dùng BoniGut. Dưới đây là một số câu chuyện người thật việc thật về kinh nghiệm sử dụng sản phẩm BoniGut:

 

  Anh Thông Duy Thanh (35 tuổi) ở 155 quốc lộ 13, thị trấn Lộc Ninh, Huyện Lộc Ninh, Tỉnh Bình Phước, SĐT 0942356595

 

Anh Thông Duy Thanh (35 tuổi)

Anh Thông Duy Thanh (35 tuổi)

 

  "Giáp tết năm 2017 anh gặp cơn đau dữ dội ở đầu gối sau chuỗi ngày dài tham gia các bữa tiệc tất niên với những món ăn giàu đạm như hải sản, thịt thú rừng. Anh đi khám bác sĩ kết luận anh bị Gút, lúc này nồng độ acid uric trong máu của anh là 715µmol/l. Mỗi lần cơn đau gút cấp kéo đến, không chỉ ngón chân cái, mu bàn chân, gót chân mà cả các khớp ở ngón tay và bàn tay của anh đều sưng và đau khủng khiếp.”

 “Khi biết đến BoniGut anh đã mua 4 lọ về dùng với liều 6 viên/ngày. Sau khi uống hết 3 lọ thì anh không còn phải chịu những cơn đau nữa, đầu gối chỉ hơi nhức thôi. Sau 3 tháng thì nồng độ acid uric trong máu của anh chỉ còn 410µmol/l. Kể từ đó anh giảm liều BoniGut xuống còn 4 viên/ngày rồi 2 viên/ngày. Tính đến nay đã hơn 1 năm rồi anh không đau đớn gì cả. Tuyệt vời hơn là trước kia anh ăn uống kiêng khem khổ sở mà vẫn bị cơn đau gút cấp hành hạ, còn giờ đây thỉnh thoảng anh vẫn đi nhậu rượu bia với bạn bè mà chả gặp bất kỳ cơn đau nào. Anh cảm ơn BoniGut rất nhiều!” 

 

  Chú Phạm Văn Công (46 tuổi) ở thôn Xích Thổ, xã Hồng Thái, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, sđt 0389044939

 

Chú Phạm Văn Công chia sẻ kinh nghiệm sử dụng BoniGut

Chú Phạm Văn Công chia sẻ kinh nghiệm sử dụng BoniGut

 

 “Chú phát hiện bị gút năm 2013, lúc ý nồng độ acid uric máu của chú là 715 μmol/lít. Những lúc lên cơn đau gút cấp chú không thể đi làm được. Chú có uống colchicin nhưng chỉ uống khi có cơn đau, hết đau phải dừng ngay vì dùng thuốc này chú bị tiêu chảy khủng khiếp. Cả tháng trời chú chỉ ăn cơm với muối lạc mà các cơn gút cấp vẫn tái phát liên tục khiến chú vô cùng khổ sở.” 

 “Chú biết đến BoniGut là sản phẩm có 100% thành phần thảo dược rất tốt cho bệnh nhân gút nên đã mua về dùng với liều 4 viên/ngày chia 2 lần. Trong khoảng thời gian chú uống 4 lọ thì chỉ bị đau duy nhất 1 lần thôi, cơn đau cũng nhẹ hơn trước nhiều. Sau 4 tháng kiên trì sử dụng sản phẩm thì nồng độ acid uric máu giảm còn 345 μmol/lít. Chú cũng ăn uống thoải mái hơn, không cần kiêng khem khổ sở như trước nữa. Cảm ơn công ty Botania đã cho chú được dùng sản phẩm tốt như vậy.”

  Bài viết trên đây đã trả lời cho quý độc giả câu hỏi " Bệnh gút kiêng ăn rau gì?" . Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích với quý độc giả. Nếu quý độc giả cần tư vấn về bệnh gút cũng như sản phẩm BoniGut vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn phí cước gọi của công ty Botania 1800 1044.

 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc