Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gút để giảm đau và co nhỏ nốt tophi

Thứ bảy, 18-01-2020 13:54 PM

Mục lục [Ẩn]

Bệnh gút là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purin ở người, gây tăng acid uric trong máu, mà hậu quả là gây các đợt viêm khớp cấp, gây biến chứng nổi nốt tophi (hay còn gọi là hạt tophi), sỏi thận, suy thận. Tuy nhiên, bệnh gút có thể được kiểm soát tốt bằng chế độ thuốc men đều đặn và liên tục, phối hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng của người bệnh gút qua bài viết dưới đây!

 

nốt tophi ở bệnh nhân gut

 

Khái niệm về bệnh Gút

Bệnh Gút hay còn gọi là bệnh Thống phong. Đây là căn bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.

Các tinh thể urat này nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận...). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.

Đối tượng dễ mắc phải bệnh Gút

  • Nam giới sau 40

  • Nữ giới tuổi mãn kinh

  • Người thừa cân, béo phì

  • Người có tiền sử gia đình có người mắc Gút

  • Người ăn uống thiếu khoa học

Triệu chứng bệnh gút

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh gút hầu như xảy đến đột ngột và thường tấn công bệnh nhân vào ban đêm hoặc sáng sớm. Các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Đau khớp dữ dội: Người bệnh thường cảm thấy bị đau khớp ngón chân cái. Tuy nhiên, bệnh gút có thể gây ảnh hưởng bất kỳ khớp nào. Các khớp bị ảnh hưởng nhất thường ở vị trí mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay. Những khớp ở trung tâm cơ thể như cột sống, vai ít bị ảnh hưởng hơn. Cơn đau khớp có xu hướng đạt đến đỉnh điểm vào khoảng 12 giờ đêm sau khi cơn gút bắt đầu.

  • Khó chịu kéo dài: Kể cả sau khi cơn đau đã đạt đến đỉnh điểm, người bệnh vẫn trải qua cảm giác khó chịu trong vài ngày, thậm chí vài tuần liền. Các cơn gout về sau có khả năng kéo dài hơn, gây ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn.

  • Viêm khớp, khớp tấy đỏ: Khớp bị ảnh hưởng, sưng lên, trở nên mềm, nóng đỏ.

  • Cử động khớp bị hạn chế: Bệnh gút tiến triển khiến các khớp cứng đờ và gây cảm giác đau đớn tột cùng cho người bệnh, khiến họ gặp khó khăn trong việc cử động các khớp. Nhiều trường hợp người bệnh không đi lại bình thường được.

Các giai đoạn tiến triển của bệnh Gút

 

các giai đoạn của bệnh gut

Hình ảnh: Các giai đoạn tiến triển của bệnh Gút

 

Với sự tăng acid uric và hình thành các tinh thể urat lắng đọng ở các khớp, qua thời gian, bệnh nhân gút sẽ gặp phải những triệu chứng của cơn gút cấp đầu tiên.Vị trí khớp xảy ra cơn gút cấp thường có dấu hiệu đau trong khoảng hơn 1 tuần và giảm dần. Tuy nhiên, tình trạng này nếu tiếp tục không được chú ý và điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành gút mạn tính.

Những khối tinh thể muối urat này tiếp tục tích tụ ở các khớp xương chính là nguyên nhân dẫn đến sự viêm, sưng tấy cũng như đau nhức cho người bệnh. Sự tích tụ nhiều tinh thể urat ở các khớp làm cho khớp sưng lên, ngoài ra, sự gia tăng acid uric trong máu sẽ lắng đọng urat trong thận gây ra bệnh sỏi thận.

Sự lắng đọng ngoại bào của các tinh thể urat này trong mô mềm quanh khớp, kích thích phản ứng viêm mạn tính và hóa sợi, gây ra sự hình thành các nốt tophi. Các nốt tophi này có thể gây ra loét da, rỉ dịch, có khả năng làm biến dạng các khớp, do đó dần dần sẽ làm hạn chế vận động của khớp, đi lại khó khăn, nặng hơn nữa là gây tàn phế.

Trong trường hợp các hạt tophi bị vỡ sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.

 

nốt tophi của bệnh nhân gut

Hình ảnh: sự hình thành các nốt tophi ở bệnh nhân Gút

Biến chứng nốt tophi ở bệnh nhân gút

Trong các biến chứng bệnh gút, thì biến chứng hình thành các nốt tophi ở khớp và nốt tophi ở ngoại bào là biến chứng thường gặp nhất.

  • Nốt tophi là gì?

Nốt tophi là những u cục nhỏ nằm dưới da với chất bột màu trắng, có thể xuất hiện nhiều tại các vị trí ổ khớp và mô mềm xung quanh khớp, hình thành khi hàm lượng acid uric tăng cao, vượt quá mức bão hòa trong thời gian dài ở những người có suy giảm chức năng chuyển hóa acid uric.

  • Sự tiến triển của các nốt tophi

Nốt tophi khi bắt đầu xuất hiện rất nhỏ, rồi không ngừng phát triển thành những khối u cục màu trắng, cứng và không di động được. Kích thước của hạt tophi phát triển đến một mức độ nào đó, thì chỉ cần 1 tác động nhỏ hoặc do kích thước hạt quá to, các hạt tophi sẽ tự vỡ loét, gây nhiễm trùng, hoại tử và vết thương rất khó lành.

  • Vị trí xuất hiện nốt tophi trên cơ thể bệnh nhân Gút

Các tinh thể mononatri urat thường dễ hình thành và lắng đọng ở các bộ phận có nhiệt độ tương đối thấp hơn trong cơ thể như các khớp bàn ngón chân cái, các khớp bàn chân, đầu gối, khuỷu tay và bàn tay, hai bên vành tai…

Đó cũng là lý do biểu hiện đầu tiên của sưng nóng đỏ đau trong gout cấp xuất hiện ở vị trí ngón chân cái.

Sau khoảng 10 năm kể từ khi có cơn gout cấp, hoặc sớm hơn với bệnh nhân cao tuổi, hạt tophi sẽ xuất hiện. Đây là triệu chứng cảnh báo người bệnh đã rơi vào giai đoạn gout mạn tính. Chính vì vậy mà bệnh nhân Gút khi phát hiện hạt tophi, càng chần chú ý hơn đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, điều trị của mình và đến các cơ sở khám chuyên khoa để được thăm khám và điều trị tránh những biến chứng nguy hiểm.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Gút để giảm đau và co nhỏ nốt tophi

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiến triển của bệnh Gút. Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng mà người bệnh Gút cần chú ý:

Để làm giảm lượng acid uric máu, cần hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều purin (chứa nhiều acid nhân tế bào) cụ thể như: Gan, thận, tim, óc, trứng lộn, cá chích, cá đối. Đây là những loại thức ăn giàu đạm. Tuy nhiên, chất đạm là 1 thành phần quan trọng trong dinh dưỡng của mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở người cao tuổi. Chính vì vậy, không thể loại bỏ hoàn toàn chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày nhưng cũng đừng vượt quá nhu cầu thiết yếu về đạm của cơ thể. Đối với người lớn, nhu cầu về đạm là 1g/kg trọng lượng/ngày (nhu cầu này sẽ tăng trong 1 số trạng thái cơ thể đặc biệt: có thai, gắng sức hay là bị bệnh. 

Các loại thức ăn: cua, tôm, sò, ốc, hến, ếch, cá nước ngọt, thịt chim, trứng, đạm thực vật, cá biển nói chung, đều không cần kiêng tuyệt đối. Mặc dù vậy, số lượng đạm từ các thức ăn đó không vượt quá nhu cầu cần thiết hàng ngày. 

Kiêng rượu bia vì uống nhiều rượu bia sẽ làm giảm bài tiết acid uric.

Nên tăng cường ăn rau xanh, uống nhiều nước, uống các loại nước khoáng có nhiều gas (bicarbonate) vì sẽ làm kiềm hóa nước tiểu và tăng mức lọc cầu thận, thuận lợi cho việc thải bớt acid uric ra ngoài. Bảng dưới đây là lượng đạm có trong 1 số thực phẩm thường dùng giúp bệnh nhân Gout có thể điều chỉnh 1 cách hợp lý dựa trên chỉ số axit uric.

Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo. Hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.

Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gút

Để chống chọi với bệnh gút, bên cạnh chế độ kiêng khem nghiêm ngặt như thế, bệnh nhân gút nên bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày bằng cách:

  • Uống nhiều nước giúp đào thải acid uric theo đường tiểu

  • Nên thay thế các loại dầu bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng.... để giảm bớt lượng chất béo.

  • Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gout, bởi nó chứa một lượng purin an toàn. Chúng có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh có thể thoải mái ăn mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì....

  • Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.

  • Bổ sung thêm 500 - 1000mg vitamin C hàng ngày: Dùng vitamin C có tác dụng làm giảm acid uric trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Tuy nhiên nếu dùng quá liều vitamin C sẽ gây acid hóa nước tiểu dẫn tới kết tủa tinh thể urat, gây sỏi oxalat, khi sỏi tạo thành sẽ cản trở quá trình đào thải acid uric ra ngoài. Do đó, bổ sung lượng Vitamin C vừa đủ vừa phải từ rau củ có vị chua nhẹ như ổi dứa để có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Cách điều trị gút, làm tan hạt tophi

Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt cũng chỉ phần nào làm hạn chế sự tiến triển của bệnh, sự khởi phát của cơn gút cấp. Bởi vậy, bên cạnh việc điều chỉnh ăn uống, người bệnh Gút còn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như sử dụng các sản phẩm hỗ trợ để kiểm soát tốt nồng độ acid uric máu. Giảm nồng độ acid uric trong máu sẽ giúp ngăn ngừa các cơn gút cấp, giảm kích thước hạt tophi và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

  • Các loại thuốc tây điều trị gút

+ Thuốc giảm acid uric:Allopurinol, Febuxostat, Probenecid, Pegloticase,… giúp giảm kích thước tophi và giảm tổng lượng axit uric trong cơ thể.

+ Thuốc dự phòng: Colcrys, Indomethacin, Diclofenac, Naproxen natri,… thường được dùng làm thuốc chữa bệnh gout dự phòng để ngăn ngừa mụn mủ trong quá trình giảm acid uric.

+ Thuốc giảm đau và chống viêm: Colchicin, NSAID, Corticosteroid,… cũng được dùng để giảm viêm và đau trong các đợt tấn công gout cấp.

  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Gút

  Nhiều bệnh nhân gút mặc dù hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng và đã kiêng khem ăn uống rất tốt nhưng vẫn bị những cơn đau dữ dội hoành hành. Đa số bệnh nhân tìm tới những loại thuốc giảm đau tạm thời, những loại thuốc tây giúp hạ acid uric tốt trong máu nhưng lại không thể dùng lâu dài vì thuốc tây gây nhiều tác dụng phụ.

 

Kết quả hình ảnh cho bonigut

 

Thật may mắn vì BoniGut đã ra đời với đủ các tiêu chí an toàn, hiệu quả, không tác dụng phụ!

Với công thức toàn diện gồm 12 loại thảo dược hạ acid uric máu và thảo dược giảm đau chống viêm, BoniGut mang lại hiệu quả rất cao

  • Thảo dược giúp ức chế hình thành acid uric trong máu: quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn

Trong đó, quả anh đào đen là một loại thảo dược vô cùng hữu hiệu với bệnh gút bời thành phần chứa nhiều anthocyanins (chất chống oxy hóa rất mạnh), và các chất dinh dưỡng như chất xơ, kali, đồng, magiê cũng như mangan, sắt, canxi, kẽm và phốt pho…

  • Thảo dược giúp trung hòa acid uric trong máu: hạt cần tây

  • Nhóm thảo dược có tác dụng giúp giảm đau chống viêm, như lá húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa.

  • Nhóm có tác dụng giúp lợi tiểu làm tăng đào thải acid uric bao gồm trạch tả, mã đề, bách xù, ngưu bàng tử.

BoniGut là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ, là hàng chính hãng được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc  - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn cGMP của:

FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) 

Health Canada (Bộ y tế Canada)

NSF International (Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO).

BoniGut – Thảo dược cứu tinh cho bệnh gút!

Điện thoại tư vấn: 1800.1044 (miễn phí) - 1800.1044 - 0984.464.844 - (Giờ hành chính từ 8h - 12h sáng, từ 1h30 - 6h30 chiều).

Nhà phân phối: Công ty Botania, 169, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

 

Đánh giá của bệnh nhân sử dụng BoniGut

  • Chú Viên văn Lộc, 65 tuổi, ở căn hộ D, tầng 13 tháp A, chung cư 18 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: 0945113136:

Chú Lộc phải dùng colchicin liên tục vì những cơn đau gút cấp tới liên tục nhưng lần nào dùng chú cũng bị tiêu chảy, acid uric đo được 605µmol/l. Chú phải ăn uống kiêng khem rất khổ sở vì cứ ăn vào là đau liên tục. Từng có ý định tự tử vì gút, may mắn thay khi biết tới và sử dụng đều đặn BoniGut, không những cơn đau không còn, chú không cần phải sử dụng Colchicin nữa mà acid uric cũng chỉ còn 342µmol/l.

 

chú viên văn lộc dùng bonigut

 

  • Chú Phạm Văn Hường, 52 tuổi, ở thôn Tri Lễ, xã Quang Trung, Phú Xuyên, Hà Nội, điện thoại: 0369.063.881:

    Chú bị gút từ năm 1990, mỗi tháng đều đau 20 ngày, thậm chí có lần còn đau 50 ngày mới dứt, acid uric có khi lên tới 720 µmol/l, đau đớn khủng khiếp. Thế mà từ ngày dùng BoniGut, bệnh đã đỡ hẳn, cơn đau thưa, giảm dần và mất hẳn, chú đã có thể đi đứng lại bình thường, thậm chí chạy bộ được, acid uric chỉ còn 256µmol/l. Đặc biệt chú không cần ăn uống kiêng khem khổ sở như trước nữa rồi.

 

chú phạm văn hường dùng bonigut

 

  • Chú Trần Văn Bân (61 tuổi, ở xóm 8, Xuân Bắc, Xuân Trường, Nam Định, điện thoại: 035.415.3352 / 02283.753.779):

Acid uric khi mới phát hiện ra là 590µmol/l, cứ 15- 20 ngày lại bị đau 1 lần, lần nào chú cũng phải uống thuốc giảm đau 3-4 ngày mới hết, đến năm thứ 2 bị gút thì ngón chân cái và đầu gối của chú bắt đầu xuất hiện hạt tophi. Kể từ ngày sử dụng BoniGut, không những chú không phải sử dụng thuốc tây vì không còn đau nữa mà acid uric cũng chỉ còn 320µmol/l, chú có thể ăn uống thoải mái hơn.

chú trần văn bân dùng bonigut

 

Người bệnh gút nếu không chú ý thực hiện các biện pháp dự phòng bệnh sớm thì sẽ rất dễ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như gút mạn tính, hình thành nốt tophi, sỏi thận… Chính vì vậy mà ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống điều độ, khám bệnh định kỳ, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, các bệnh nhân gút nên uống bổ sung sản phẩm hỗ trợ điều trị Gút có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên BoniGut để kiểm soát tốt nồng độ acid uric máu cũng như hạn chế sự tiến triển của các biến chứng.

 

>>> Xem thêm:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc