Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh gút ăn cá biển được không? Chế độ ăn uống dành cho người bệnh gút

Thứ bảy, 30-07-2022 15:47 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh gút còn được coi là “bệnh từ miệng mà ra”. Bởi lẽ, người bệnh chỉ cần ăn những món làm tăng axit uric máu, cơn gút cấp sẽ có nguy cơ cao xuất hiện. Do đó, để tránh bị đau đớn, họ cần kiêng khem rất nghiêm ngặt trong chế độ ăn uống. Vậy đối với các loại cá biển thì sao? Người bệnh gút ăn cá biển được không? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây!

 

Bệnh gút ăn cá biển được không?

Bệnh gút ăn cá biển được không?

 

Vì sao nói bệnh gút là “bệnh từ miệng mà ra”?

   Bệnh gút được hình thành do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, làm tăng nồng độ axit uric máu. Với tính axit yếu, axit uric được tạo ra dễ chuyển thành muối urat và lắng đọng ở các tổ chức.

   Tại khớp, muối urat tích tụ lại sẽ kích hoạt phản ứng viêm, gây cơn gút cấp với các biểu hiện khớp sưng, đỏ, bỏng rát và đau dữ dội. Axit uric máu càng cao, cơn gút cấp càng dễ tái lại. Tình trạng này cũng là khởi nguồn của hàng loạt biến chứng nguy hiểm như hạt tophi gây hủy hoại khớp, sỏi thận, suy thận…

   Nguyên nhân chủ yếu làm tăng axit uric máu và hình thành bệnh gút là do chế độ ăn uống không khoa học. Việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm chứa nhân purin, đồ uống chứa cồn (ethanol)... sẽ khiến nồng độ độ axit uric tăng cao. Cụ thể:

- Các thực phẩm giàu đạm chứa nhân purin: Nhân purin khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tạo thành axit uric dưới xúc tác của enzym xanthin oxidase. Vì vậy, khi ăn các thực phẩm giàu nhân purin thì axit uric trong máu sẽ càng tăng cao.

 

Thực phẩm chứa nhân purin sẽ làm tăng axit uric máu gây cơn gút cấp

Thực phẩm chứa nhân purin sẽ làm tăng axit uric máu gây cơn gút cấp

 

- Với đồ uống chứa cồn: Ethanol (cồn) sẽ cạnh tranh với axit uric trong quá trình thải trừ qua thận. Khi bị giảm đào thải, nồng độ axit uric cũng sẽ tăng cao.

   Mà hiện nay, nhiều người có chế độ ăn uống không khoa học, hay ăn đồ ăn nhiều đạm và uống rượu bia… nên rất dễ bị gút. Thậm chí ngay cả khi đã mắc bệnh, họ vẫn không kiêng khem được, khiến cơn gút cấp tái phát không dứt. Đây chính là lý do vì sao người ta nói bệnh gút là “bệnh từ miệng mà ra”.

   Có thể thấy, việc kiêng khem trong chế độ ăn uống cực kỳ quan trọng đối với người bệnh gút. Vậy cụ thể đối với cá biển, liệu bệnh gút ăn cá biển được không?

 

Bệnh gút ăn cá biển được không?

   Các loại cá biển như cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá trích… rất giàu axit béo omega 3. Đây là dưỡng chất tốt cho hoạt động bình thường của tim và não bộ. Nghiên cứu cho thấy, bạn chỉ cần tiêu thụ khoảng 113g cá biển có omega 3 mỗi tuần sẽ giảm được 36% nguy cơ mắc bệnh tim. Đồng thời, việc bổ sung đủ nhu cầu omega 3 còn tốt cho thị lực, giảm nguy cơ mắc bệnh về mắt, Alzheimer và đột quỵ.

 

Bệnh gút ăn cá biển được không?

Bệnh gút ăn cá biển được không?

 

   Cá biển tốt là thế nhưng đối với người bệnh gút, đây cũng là loại thực phẩm họ cần kiêng. Bởi lẽ, các chuyên gia khuyến cáo rằng, người bệnh gút nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều đạm, nhất là những thực phẩm có lượng purin trong đạm trên 150mg/100g. Mà lượng đạm chứa nhân purin trong cá biển rất lớn. Cụ thể:

- Trong 100g cá mòi có tận 345mg purin.

- Cá trích chứa 804 mg/100g.

- Cá hồi chứa 170 - 297mg purin.

- Cá ngừ 257 mg purin

   Với hàm lượng nhân purin cao như vậy, người bệnh gút ăn vào sẽ dễ lên cơn gút cấp. Do đó, trước câu hỏi “bệnh gút ăn cá biển được không?” thì lời khuyên tốt nhất của chúng tôi dành cho bạn đó là cần kiêng tối đa. Vậy người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống như thế nào để giảm nguy cơ cơn gút cấp tái phát?

 

Chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh gút

   Chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh gút cần tránh làm tăng axit uric máu. Cụ thể, ngoài cá biển, người bệnh gút cần kiêng:

- Thịt đỏ: Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…

- Hải sản: Tôm, cua, mực…

- Nội tạng động vật: Gan, thận, tim, lách,..

- Các loại trứng đang phát triển thành phôi: Trứng vịt lộn, gà lộn, cút lộn…

- Một số rau củ có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Măng, măng tây, giá đỗ, nấm…

 

Các loại nấm người bệnh gút cũng nên kiêng

Các loại nấm người bệnh gút cũng nên kiêng

 

- Đồ uống có cồn: Rượu, bia…

   Đồng thời, bệnh nhân gút cần hạn chế:

- Đạm động vật nói chung: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt...; cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch... 

- Đạm thực vật: Các loại đậu hạt như: Đậu hà lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…

- Hạn chế đồ uống như nước ngọt có ga vì chúng làm giảm bài tiết acid uric qua nước tiểu; ngoài ra việc uống nước ngọt nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ béo phì. Béo phì chính là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh gút.

    Những loại thực phẩm người bệnh gút nên ăn nhiều gồm có:

- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như các loại hoa quả ổi, đu đủ, kiwi, cam...

- Uống nhiều nước để tăng cường đào thải axit uric, nên uống nước khoáng kiềm.

- Tích cực ăn nhiều rau củ như cải xanh, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, táo, lê, nho, cà chua…

- Tăng cường các loại thực phẩm góp phần giúp kiểm soát axit uric trong máu như quả anh đào đen, cải bẹ xanh, chuối, dưa hấu…

 

Người bệnh gút nên bổ sung nhiều hoa quả

Người bệnh gút nên bổ sung nhiều hoa quả

 

- Nên thay thế các loại mỡ động vật bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng....để giảm lượng chất béo.

- Sử dụng sữa ít béo và sản phẩm từ sữa để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

   Khi tuân thủ kiêng khem khoa học trong chế độ ăn uống, người bệnh sẽ giảm được nguy cơ tái phát cơn gút cấp. Tuy nhiên, nếu chỉ kiêng ăn uống thôi thì chưa đủ bởi vốn dĩ, nồng độ axit uric vẫn tăng cao trong máu mỗi ngày. Do đó, bên cạnh việc chú ý trong chế độ ăn uống, người bệnh gút nên sử dụng thêm BoniGut + của Mỹ để hạ axit uric máu, kiểm soát bệnh hiệu quả.

 

BoniGut + - Giải pháp toàn diện giúp bạn vượt qua bệnh gút dễ dàng!

   BoniGut + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sản phẩm duy nhất trên thị trường có sự kết hợp của nhiều thảo dược quý giúp hạ axit uric máu theo cả 3 cơ chế vượt trội. Cụ thể:

- Sự hiệp đồng tác dụng của các thảo dược quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn giúp ức chế enzyme xanthine oxidase - enzyme tham gia vào quá trình hình thành axit uric, từ đó giúp ức chế cơ thể tổng hợp chất này.

- Tính kiềm của hạt cần tây giúp trung hòa axit uric trong máu, đồng thời giúp lợi tiểu, tăng cường đào thải axit uric qua đường niệu.

- Các thảo dược trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề có tác dụng giúp lợi tiểu, tăng thải axit uric qua đường nước tiểu.

   Bên cạnh đó, BoniGut + còn được bổ sung các thảo dược có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau theo nhiều cơ chế khác nhau, giúp làm giảm nhanh tình trạng viêm đau trong cơn gút cấp, cải thiện bệnh gút, bao gồm gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa.

 

Công thức vượt trội của BoniGut +

Công thức vượt trội của BoniGut +

 

   Hơn nữa, tác dụng của từng thành phần trong BoniGut + còn được tối ưu hóa bằng công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới. Đó là công nghệ Microfluidizer giúp đưa các thành phần thảo dược trong BoniGut + tồn tại với kích thước siêu nano (<70nm); nhờ đó, sản phẩm có độ ổn định cao, loại bỏ các nguồn ô nhiễm có hại, tăng khả năng hấp thu lên tới 100%, phát huy tối đa tác dụng của sản phẩm.

   Nhờ công thức toàn diện kết hợp với công nghệ bào chế hiện đại như trên, BoniGut + giúp hạ axit uric trong máu hiệu quả, đẩy lùi bệnh gút; vừa giúp giảm đau trong cơn gút cấp, vừa ngăn ngừa cơn cấp tái phát và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm như sỏi thận, suy thận, đột quỵ…

   Khi nồng độ axit uric máu đã hạ về ngưỡng an toàn, chế độ ăn uống kiêng khem cũng sẽ bớt hà khắc hơn, từ đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

 

BoniGut + được hàng vạn người bệnh gút trên khắp cả nước tin dùng

   Sau nhiều năm được công ty Botania phân phối rộng rãi trên thị trường, BoniGut + đã trở thành bí kíp sống vui, sống khỏe của hàng vạn người bệnh gút. Như trường hợp của chú Nguyễn Văn Đạt (58 tuổi, ở ấp 7b2, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang).

 

Chú Nguyễn Văn Đạt

Chú Nguyễn Văn Đạt (58 tuổi)

 

   Chú Đạt bị gút tính đến nay đã 14 năm. Hồi đầu, vài ba tháng chú mới bị đau gút cấp một lần nhưng đến khoảng 2 năm trước, tháng nào cũng đều đặn đau 3 lần, mỗi lần kéo dài 7-8 ngày. Về sau, ngón chân cái của chú còn xuất hiện nhiều hạt tophi, khiến chú đi lại khó khăn. Chú đi khám, uống nhiều loại thuốc tây, thuốc nam nhưng vẫn bị đau cấp, hạt tophi thì ngày càng to ra. Đến đầu năm 2021, chú còn phát hiện thêm bệnh suy thận độ 2, chỉ số creatinin lên đến 135, còn axit uric đã là 550 µmol/l.

   Nhờ BoniGut + của Mỹ, sức khỏe chú Đạt đã ổn định. Sau 2 tháng dùng BoniGut + đều đặn cùng với thuốc điều trị suy thận, chú đi kiểm tra thì axit uric đã về được ngưỡng dưới 400µmol/l rồi, bác sĩ cũng nói chỉ số creatinin đã giảm hơn. Tính đến giờ, chú Đạt đã dùng BoniGut +  khoảng 1 năm, không bị lên cơn gút cấp nào, các hạt tophi cũ cũng nhỏ đi nhiều và chẳng có hạt nào mọc thêm. Đợt tháng 01/2022, chú đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thì axit uric chỉ còn 282µmol/l, mà chỉ số creatinin cũng về ngưỡng an toàn là 98. Từ ngày dùng BoniGut +, chú ăn uống thoải mái hơn, đôi khi ăn miếng cá hồi, con tôm hay cốc bia cũng không sao cả.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết bệnh gút ăn cá biển được không. Để kiểm soát tốt bệnh này, đồng thời cải thiện chế độ ăn uống, sử dụng BoniGut + của Mỹ chính là bí quyết vàng dành cho bạn. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc