Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến bệnh gút

Thứ năm, 02-01-2020 10:34 AM

Gút là một bệnh rất phổ biến, thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Bạn có thể thấy rõ ảnh hưởng của bệnh ở ngón chân cái, ngón tay, khuỷu tay. Để hiểu rõ hơn về một số vấn đề liên quan đến căn bệnh gút, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

 

 

 

 

Bệnh gút là bệnh gì?

 

        Bệnh gút là một dạng viêm khớp, gây ra bởi sự lắng đọng tinh thể acid uric trong các khớp. Acid uric được sinh ra từ sự phân hủy của purin, một chất có mặt trong nhiều loại thực phẩm. Quá trình xử lý bất thường của acid uric và sự kết tinh của các hợp chất này trong khớp có thể gây ra các cơn đau ở khớp, sỏi thận và làm tắc nghẽn những ống nhỏ trong thận, dẫn đến suy thận.

 

Triệu chứng của bệnh gút như thế nào?

 

       Cơn gút cấp thường đặc trưng bởi sự khởi phát nhanh cơn đau ở khớp bị viêm và sau đó là nóng, sưng đỏ và đau dữ dội. Khớp bàn ngón chân cái là nơi mà gút thường xuyên tấn công nhất. Ngoài ra, các khớp khác cũng có thể bị ảnh hưởng như mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay và khuỷu tay. Ở một số người, những cơn đau này có thể dữ dội đến nỗi việc chạm ngón chân lên tấm trải giường cũng có thể gây đau nhức nghiêm trọng.

 

    Những cơn đau này thường giảm dần trong vài giờ tới vài ngày dù có điều trị bằng thuốc hay không. Đôi khi, những cơn đau này có thể kéo dài hàng tuần. Hầu hết các bệnh nhân gút đều bị viêm khớp tái phát trong nhiều năm.

 

Đối tượng nào thường bị bệnh gút?

 

    Bệnh gút thường gặp phổ biến ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Khả năng bị gút tăng theo độ tuổi. Phụ nữ thường hay bị gút tấn công sau tuổi mãn kinh. Ở Mỹ, khoảng 21% dân số mắc chứng tăng acid uric trong máu cao. Tuy nhiên, chỉ một tỷ lệ nhỏ người bị tăng acid uric máu phát triển thành bệnh gút. Nếu bố mẹ bị gút thì con cái có 20% khả năng phát triển bệnh.

 

Các yếu tố nguy cơ của bệnh gút

 

    Tăng cân quá mức, béo phì, đặc biệt là thanh niên, sử dụng rượu bia từ mức độ vừa phải đến nhiều, huyết áp cao, chức năng thận bất thường là những yếu tố nguy cơ phát triển bệnh gút. Một số thuốc và bệnh cũng có thể khiến nồng độ acid uric tăng cao. Những người có nồng độ hormone tuyến giáp thấp bất thường (suy giáp) cũng rất dễ mắc bệnh gút.

 

Bệnh gút có biểu hiện như thế nào?

 

  Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh gút:

 

  • Ngón chân cái: Khớp bàn ngón chân cái là nơi thường gặp những cơn tấn công của bệnh gút cấp nhất. Nếu không được điều trị, những cơn đau này sẽ tái phát nhiều lần. Hãy đến gặp bác sĩ, ngay cả khi bạn không còn đau do gút nữa. Nếu để lâu, bệnh gút có thể gây hại cho khớp, gân và các mô khác.

 

  • Ngón tay: Nhiều người có thể bị gút ở ngón tay do tinh thể acid uric lắng đọng ở các khớp ngón tay. Để giảm đau trong khi bị gút, bạn hãy để các khớp bị tổn thương nghỉ ngơi, không sử dụng chúng.

 

  • Khuỷu tay: Bệnh gút cũng có thể xảy ra ở nhiều khớp, chẳng hạn như khuỷu tay và đầu gối. Hãy chú ý đến chỗ nhô ra trên khuỷu tay.

 

Chẩn đoán bệnh gút như thế nào?

 

     Khi bệnh nhân khai bệnh sử có những cơn đau khớp lặp lại, nhất là ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân hoặc đầu gối, bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân bị gút. Phương pháp xét nghiệm bệnh gút đáng tin cậy nhất là dò tìm tinh thể acid uric có trong dịch khớp qua chọc hút khớp. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách gây tê cục bộ, sau đó nhân viên y tế sẽ dùng kim tiêm để hút chất dịch ra khỏi khớp bị viêm.

 

   Dịch khớp được rút ra sẽ được đem đi phân tích để tìm tinh thể acid uric. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho xét nghiệm máu để đo nồng độ acid uric trong máu của bạn.

 

Phòng ngừa bệnh gút tấn công

 

       Uống đủ nước có thể giúp ngăn ngừa các cơn gút cấp và làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận hình thành ở người bị gút. Rượu bia có tác dụng lợi tiểu có thể góp phần làm mất nước và thúc giục cơn gút cấp. Rượu bia cũng làm ảnh hưởng đến chuyển hóa acid uric và làm tăng acid uric trong máu. Nó gây ra gút bằng cách làm chậm quá trình bài tiết acid uric ra khỏi thận và gây mất nước, làm ngưng tụ tinh thể trong khớp.

 

   Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp giảm nồng độ acid uric trong máu. Bên cạnh đó, hãy tránh ăn những loại thực phẩm chứa nhiều purin như hải sản và nội tạng động vật như gan, óc, thận. Các nhà nghiên cứu cho biết tiêu thụ thịt và hải sản làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, trong khi tiêu thụ các sản phẩm làm từ sữa thì nguy cơ mắc bệnh này sẽ giảm. Giảm cân cũng rất hữu ích trong việc phòng ngừa bệnh gút quay trở lại.

 

    Trên đây là bài viết tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến bệnh gút. Hy vọng rằng, bài viết này cung cấp được thông tin hữu ích đến cho bạn đọc. Có bất cứ thắc mắc nào mời quý bạn đọc gọi tới số miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc