Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu 5 giai đoạn của biến chứng suy thận mạn và cách phòng ngừa cho người bệnh gout

Thứ bảy, 26-11-2022 14:52 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Gout là căn bệnh luôn khiến cho nhiều người phải sợ hãi vì những cơn đau kinh hoàng ập đến một cách bất ngờ lúc nửa đêm. Không những vậy, gout còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau, trong đó nguy hiểm nhất chính là suy thận. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 5 giai đoạn của biến chứng suy thận, cũng như cách phòng ngừa cho người bệnh gout nhé!

 

Tìm hiểu 5 giai đoạn của biến chứng suy thận mạn và cách phòng ngừa cho người bệnh gout

Tìm hiểu 5 giai đoạn của biến chứng suy thận mạn và cách phòng ngừa cho người bệnh gout

 

5 giai đoạn của biến chứng suy thận mạn

   Suy thận là hiện tượng thận bị suy giảm chức năng lọc các chất thải từ máu. Điều này dẫn đến những chất thải trong máu không thể lọc ra ngoài và tích tụ lại trong cơ thể. Suy thận được chia thành hai loại là cấp tính và mạn tính. Trong đó, người bệnh gout sẽ gặp phải biến chứng suy thận mạn.

   Hội Thận học quốc tế và Hội Thận học quốc gia Hoa Kỳ đã chia suy thận mạn thành 5 giai đoạn dựa trên độ lọc cầu thận - GFR. Qua các giai đoạn, các triệu chứng sẽ nhiều và thể hiện rõ ràng hơn. 5 giai đoạn này có thể kể đến như:

Suy thận độ 1

   Đây là giai đoạn đầu của suy thận mạn. Lúc này, GFR vẫn bình thường, khoảng 90 mL/phút hoặc hơn. Thận bị tổn thương nhẹ nhưng vẫn còn hoạt động tốt. Các triệu chứng cũng khá mờ nhạt nên người bệnh thường khó có thể nhận biết được. Các triệu chứng có thể kể đến là đi tiểu nhiều hơn bình thường, giảm cân, chán ăn, mệt mỏi, hụt hơi, khó thở, thiếu máu nhẹ, đau tức hai bên ngang lưng.

Suy thận độ 2

  Suy thận độ 2 được đánh dấu bằng việc GFR đã giảm xuống còn khoảng 60 – 89 mL/phút. Chức năng thận giảm nhẹ và có xuất hiện đạm niệu. Người bị suy thận độ 2 sẽ có một số dấu hiệu như:

- Có thể tiểu nhiều hoặc ít hơn thông thường, nước tiểu sẫm màu hơn.

- Người mệt mỏi, thiếu sức sống.

- Tăng huyết áp.

- Phù nề ở chân, mắt cá, mí mắt.

- Đau phần mạn sườn - lưng.

- Mất ngủ và có thể xuất hiện chuột rút vào ban đêm.

- Da khô và ngứa.

 

Đau phần mạn sườn - lưng có thể là dấu hiệu của biến chứng suy thận mạn

Đau phần mạn sườn - lưng có thể là dấu hiệu của biến chứng suy thận mạn

 

Suy thận độ 3

   Suy thận độ 3 được chia thành mốc là 3A (GFR khoảng 45 – 59 mL/phút) và 3B (GFR khoảng 30 – 44 mL/phút). Trong giai đoạn này, chức năng của thận đã bị suy giảm đáng kể. Các triệu chứng của suy thận độ 3 trở nên rõ ràng và nặng hơn nhiều so với độ 2. Trong giai đoạn 3A, người bệnh có thể bị thiếu máu nhiều hơn và thường gặp các vấn đề về xương khớp. Trong giai đoạn 3B, người bệnh có thể xuất hiện đạm niệu vi thể và đại thể với mức độ nặng dần.

Suy thận độ 4

   Lúc này, độ lọc cầu thận chỉ còn khoảng 15 – 29 mL/phút. Các biểu hiện lâm sàng đã vô cùng rõ ràng. Người bệnh trở nên xanh xao, tăng huyết áp, xuất huyết đường tiêu hóa, chán ăn, tiểu đêm nhiều, buồn nôn, phù nề và ngứa toàn thân, thường xuyên đau nhức đầu, đau nhức xương khớp…

   Các chất độc tích tụ trong máu nhiều sẽ gây tình trạng nhiễm độc. Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh có thể bị suy tim, phù phổi, phù não, đau quặn hai bên thận.

 Suy thận độ 5

    Đây là giai đoạn cuối cùng và nặng nhất của suy thận mạn, GFR chưa đến 15 mL/phút. Một số cơ quan như tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp,... đã bị nhiễm độc. Ở giai đoạn này, người bệnh cần phải được chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng thường xuyên hoặc ghép thận thì mới có thể duy trì sự sống.

 

Người bệnh suy thận độ 5 sẽ phải chạy thận thường xuyên

Người bệnh suy thận độ 5 sẽ phải chạy thận thường xuyên

 

   Như vậy, chúng ta có thể thấy, biến chứng suy thận mạn là mối nguy hại với người bệnh gout. Đặc biệt, biến chứng này lại tiến triển một cách âm thầm, khó phát hiện trong những giai đoạn đầu. Do đó, biện pháp tốt nhất chính là phải phòng ngừa từ sớm. Vậy, người bệnh gout cần làm gì để thực hiện được điều này?

 

Người bệnh gout cần làm gì để phòng ngừa biến chứng suy thận?

   Bệnh gút là căn bệnh viêm khớp mãn tính được đặc trưng bởi tình trạng tăng acid uric trong máu. Điều này sẽ khiến cho các tinh thể muối urat hình thành và tích tụ tại các khớp, mô liên kết. Nơi bị ảnh hưởng đầu tiên chính là các khớp chi dưới như ngón chân, bàn ngón, mắt cá,... Từ đó, người bệnh sẽ gặp phải các cơn gout cấp.

   Tuy nhiên, các tinh thể muối urat còn có thể gây hại đến nhiều cơ quan khác, trong đó có thận. Người ta đã phát hiện ra 2 cơ chế quan trọng dẫn đến biến chứng suy thận mạn ở người bệnh gout gồm:

- Tinh thể muối urat gây tổn thương trực tiếp đến cầu thận, ống thận, dẫn đến viêm và giảm chức năng thận.

- Tăng acid uric máu góp phần hình thành sỏi thận, gây tắc nghẽn, dẫn đến ứ nước, ứ mủ và cũng làm giảm chức năng thận.

   Như vậy, chúng ta có thể thấy, nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng suy thận mạn ở người bệnh gout đều đến từ việc acid uric máu tăng cao. Do đó, để phòng ngừa biến chứng này, người bệnh cần phải hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn. Để làm được điều này, người bệnh nên áp dụng những biện pháp dưới đây:

Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu đạm

    Như đã phân tích, tiêu thụ thực phẩm giàu đạm là yếu tố chính khiến acid uric máu tăng cao. Do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này.

    Thực phẩm giàu đạm có thể kể đến như:

  • Thịt đỏ: Thịt bò, thịt chó, thịt thú rừng,…
  • Hải sản, động vật có vỏ (sò, ốc, hàu,…)
  • Nội tạng động vật.

    Thay vào đó, người bệnh nên dùng các loại thịt trắng (ức gà, cá sông), thịt nạc, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi (trừ nấm, giá đỗ, măng tây,…), uống nhiều nước,…

 

Người bệnh Gút nên hạn chế ăn thịt đỏ

Người bệnh Gút nên hạn chế ăn thịt đỏ

 

Tránh xa rượu, bia

    Bia là sản phẩm lên men từ lúa mạch, có chứa nhiều loại nấm men, nên sẽ làm tăng acid uric máu sau khi sử dụng, đặc biệt là bia tươi. Rượu lại làm giảm chức năng đào thải acid uric của thận nên cũng khiến acid uric máu tăng cao. Vì vậy, người bệnh nên tránh xa những loại đồ uống này.

Sử dụng thảo dược

   Hiện nay, xu hướng mới của y học là sử dụng các loại thảo dược để hạ acid uric máu một cách an toàn. Trong đó, một sản phẩm đang nhận được nhiều sự quan tâm của chuyên gia y tế và người bệnh chính là BoniGut + của Mỹ. Đây là sản phẩm giúp hạ acid uric theo nhiều cơ chế ưu việt, đồng thời giúp giảm đau, ngăn ngừa cơn gout cấp tái phát và phòng ngừa các biến chứng của gout.

 

BoniGut + - Bí quyết giúp hạ acid uric máu, ngăn ngừa biến chứng bệnh gout  

   BoniGut + là sản phẩm gồm có 12 loại thảo dược tự nhiên như:

- Chiết xuất hạt nhãn, hạt cần tây và quả anh đào đen có tác dụng giúp ức chế enzyme xanthine oxidase, từ đó giúp ức chế hình thành acid  uric máu hiệu quả. Hạt cần tây còn có tác dụng trung hòa acid uric máu nhờ có tính kiềm.

- Mã đề, ngưu bàng tử, bách xù, trạch tả có tác dụng lợi tiểu, giúp đào thải acid uric qua đường nước tiểu.

- Bạc hà, gừng, kim sa, húng tây, tầm ma giúp chống viêm, giảm mức độ đau của các đợt gout cấp.

   Với các thảo dược này, BoniGut + sẽ giúp hạ acid uric máu hiệu quả. Nhờ đó, BoniGut + giúp giảm tần suất tái phát những cơn gout cấp, co nhỏ các hạt tophi và phòng ngừa những biến chứng của bệnh.

 

Thành phần và công dụng của BoniGut +

Thành phần và công dụng của BoniGut +

 

   Đặc biệt, BoniGut + còn được sản xuất bằng công nghệ nano Microfluidizer, giúp đưa các thành phần về kích thước dưới 70nm. Nhờ đó, sản phẩm được loại bỏ các tạp chất, tăng độ ổn định và khả năng hấp thu.

 

Liều dùng BoniGut +

   Bạn dùng BoniGut  với liều 4 – 6 viên/ngày, chia thành 2 lần. Tần suất xuất hiện và mức độ đau trong cơn gout cấp sẽ giảm đáng kể sau từ 2 – 3 tuần. Sau 3 tháng, chỉ số acid uric trong máu sẽ hạ rõ rệt và được đưa về ngưỡng an toàn. Khi sử dụng lâu dài, người bệnh sẽ ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm của gout.

 

Đánh giá BoniGut +

   Qua nhiều năm lưu hành, BoniGut + đã nhận được sự ủng hộ của hàng vạn khách hàng trên toàn quốc. Chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của: 

   Chú Mai Hoàng, 71 tuổi, trú tại số 39 Lý Tự Trọng, khu đô thị Nam Trung Giang, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

  Chú Hoàng chia sẻ: “Chú bị gout từ năm 2016. Khi gặp cơn gout cấp đầu tiên, chân chú sưng đỏ và đau buốt khủng khiếp. Sau khi đi khám, acid uric của chú đã tăng đến 520 μmol/l. Sau khi dùng thuốc bác sĩ kê, cơn đau đã giảm đi đáng kể, nhưng chú lại bị đi ngoài liên tục. Chú cũng dùng đủ mọi cách nhưng acid uric vẫn cao và các cơn đau đến ngày càng nhiều. Có những lúc, chú đau đến mức không thể nào đi lại nổi, chỉ có nằm một chỗ ôm chân thôi. Những lúc bình thường thì đi lại cũng khó khăn, chỉ dám vịn vào cầu thang, đi rón rén từng bước.”

   “Đến khoảng năm 2018, chú vô tình biết đến sản phẩm BoniGut + của Mỹ. Chú đã mua về dùng thử xem thế nào. Chú uống 6 viên/ngày, kèm ăn uống kiêng khem đầy đủ. Ban đầu, các cơn đau gout cấp cũng giãn dần ra, đỡ đau hơn trước. Sau 3 tháng, chú đi đo lại acid uric thì chỉ còn 420 μmol/l thôi. Mừng quá, chú tiếp tục dùng thêm mấy tháng nữa thì thấy acid uric chỉ còn có 380 μmol/lít. Bây giờ, chú chỉ còn dùng duy trì 2 viên BoniGut + thôi, nhưng vẫn rất hiệu quả, ăn uống bớt khổ sở hơn, đi lại dễ dàng hơn nhiều.”

 

Chú Mai Hoàng, 71 tuổi

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về 5 giai đoạn của biến chứng suy thận mạn, cũng như cách phòng ngừa cho người bệnh gout. BoniGut + là sản phẩm ưu việt giúp hạ acid uric máu, ngăn ngừa cơn gout cấp tái phát và các biến chứng của bệnh gout. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc