Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thuốc điều trị Gout dùng sao cho đúng

Thứ hai, 21-10-2019 15:33 PM

thuốc điều trị gout sao cho đúng

 

Người mắc Gút thường điều trị ngoại trú. Do bệnh tiến triển mạn tính, không được chẩn đoán chắc chắn, không khám định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết, nên việc dùng thuốc bừa bãi, chưa đúng có thể gây kém hiệu quả, thậm chí có khi xảy ra tai biến.

1. Thuốc chống viêm

  • Colchicine

Môi trường acid dễ làm kết tủa urat gây bệnh gút. Colchicine tạo ra chất ngăn cản sự vận chuyển của các vật liệu bị thực bào đến các thể tiêu bào, ức chế sự thực bào của bạch cầu trung tính với tinh thể urat, giữ cho môi trường bình thường, nên được dùng để điều trị cơn cấp tính và dự phòng khởi phát đợt cấp.

Thuốc muốn có hiệu quả phải dùng càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ đầu khởi phát cơn gút), khả năng thành công giảm đáng kể nếu điều trị trễ hơn 48 giờ từ khi khởi phát triệu chứng.

-   Nên dùng liều 1mg/ngày. Phối hợp với một thuốc nhóm chống viêm không steroid (NSAIDs) (nếu không có chống chỉ định của thuốc này) để đạt hiệu quả cắt cơn Gút.

-   Trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định với chống viêm không steroid (NSAIDs):

Colchicine dùng với liều 1mg x 3 lần trong ngày đầu tiên (có thể cho 0,5mg cách nhau 2 giờ một lần, nhưng tối đa không quá 4mg), 1 mg x 2 lần trong ngày thứ 2 và 1mg từ ngày thứ 3 trở đi.

Thông thường sau 24-48 giờ sử dụng, triệu chứng tại khớp sẽ giảm nhanh.

-   Dự phòng tái phát: 0,5- 1,2 mg uống 1-2 lần/ ngày, trung bình 1mg/ ngày kéo dài ít nhất 6 tháng.

Cần theo dõi tác dụng phụ (tiêu chảy…) của thuốc để điều chỉnh hay kết hợp thuốc kịp thời.

  • Thuốc kháng viêm không steroid

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) là thuốc đầu tay trong điều trị Gout vì hiệu quả cao và ít độc tính khi sử dụng ngắn hạn. Có thể dùng một trong các thuốc sau: Indometacin, Naproxen, Ibuprofen, Ketoprofen, Piroxicam, Diclofena, các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (Meloxicam, celecoxib, etoricoxib...). Lưu ý các chống chỉ định của thuốc này (viêm loét dạ dày tá tràng, suy thận…). Có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với colchicin.

 

Tên thuốc

Liều dùng và số lần/ngày

Etodolac

300mg, 2 lần/ngày

Fenoprofen

300-600mg, 3-4 lần/ngày

Ibuprofen

800mg, 4 lần/ngày

Ketoprofen

75mg, 4 lần/ngày

Indomethacin

25-50mg, 4 lần/ngày trong 3 ngày. Sau giảm xuống 2 lần/ngày trong 4-7 ngày.

Naproxen

500mg, 2 lần/ngày trong 3 ngày. Sau giảm xuống 250-500mg/ngày trong 4-7 ngày.

Piroxicam

20mg dùng 1 lần/ngày hoặc 10mg dùng 2 lần/ngày

 

 

Liều dùng của một số Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) đường uống trong điều trị bệnh viêm khớp Gout cấp

Điều trị nên được bắt đầu với liều khuyến cáo tối đa khi khởi phát các triệu chứng và tiếp tục trong 24 giờ sau khi giải quyết xong đợt tấn công cấp tính, sau đó giảm dần trong 2-3 ngày. Các đợt tấn công cấp tính nói chung hết trong vòng 5-8 ngày sau khi bắt đầu điều trị.

Các tác dụng bất lợi thường gặp nhất liên quan đến hệ tiêu hóa (viêm, loét dạ dày, tá tràng…). NSAIDs nên được sử dụng thận trọng ở người có tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy tim, tăng huyết áp khó kiểm soát, suy thận, bệnh mạch vành hoặc đang dùng thuốc chống đông.

  • Thuốc chống viêm steroid- Corticosteroids

Corticoid đường toàn thân được chỉ định khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định, cần rất hạn chế và dùng ngắn ngày. Đường tại chỗ (tiêm corticoid trực tiếp vào khớp viêm) phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa cơ xương khớp sau khi loại trừ viêm khớp nhiễm khuẩn.

Liều khuyến cáo là Prednisone 30-60 mg đường uống (hoặc một liều tương đương của corticosteroid khác), 1 lần/ngày trong 3-5 ngày. Liều dùng nên giảm dần mỗi 5 mg trong 10-14 ngày và ngưng.

Tiêm bắp liều duy nhất một corticosteroid tác dụng kéo dài (ví dụ,triamcinolone acetonide 60 mg) có thể được sử dụng cho trường hợp bệnh nhân không thể dùng thuốc theo đường uống.

 

Xem thêm: Bệnh nhân gút đang lạm dụng thuốc giảm đau

 

2.  Thuốc giảm acid uric máu

 

thuốc giảm acid uric trong máu

 

Bệnh nhân có tiền sử tái phát viêm khớp Gút cấp tính và nồng độ acid uric máu tăng đáng kể có thể kiểm soát tốt bởi liệu pháp hạ acid uric.

Liệu pháp này không nên bắt đầu trong đợt tấn công cấp mà là vào 6-8 tuần sau xử trí.

Mục tiêu điều trị là đạt được và duy trì nồng độ acid uric huyết thanh <6 mg /dL (357 μmol/L) và tốt nhất là <5 mg/dL (297 μmol/L).

  • Nhóm thuốc ức chế xanthine oxidase

Thuốc ức chế Xanthine oxidase làm giảm acid uric bằng cách làm giảm sự chuyển đổi của hypoxanthine thành xanthine và xanthine thành acid uric. Do vậy, nhóm thuốc này cho hiệu quả trong cả sản xuất thừa và giảm bài xuất acid uric. Đây là nhóm được chỉ định rộng rãi nhất cho ngăn ngừa dài hạn các đợt tái phát.

  • Allopurinol: Liều lượng hằng ngày dựa vào nồng độ acid uric máu.

+ Liều khởi đầu: Allopurinol 100mg/ngày trong vòng 1 tuần, sau đó tăng 200-300mg/ngày. Nồng độ acid uric máu thường trở về bình thường với liều 200-300mg/ngày.

Không nên chỉ định trong trong cơn gút cấp mà nên chỉ định khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm, sau 1-2 tuần sử dụng colchicin.

+ Tác dụng bất lợi mức độ nhẹ của Allopurinol là phát ban da, giảm bạch cầu, vấn đề trên đường tiêu hóa, nhức đầu, và nổi mề đay. Phản ứng bất lợi nghiêm trọng hơn bao gồm phát ban nặng (độc hoại tử biểu bì, hồng ban đa dạng, hoặc viêm da tróc vảy) và một hội chứng allopurinol quá mẫn cảm đặc trưng bởi sốt, bạch cầu ái toan, viêm da, viêm mạch, và rối loạn chức năng thận và gan hiếm khi xảy ra nhưng có liên quan đến 20%tỷ lệ tử vong.

+ Khi dùng thuốc phải uống nhiều nước để có đủ lượng nước tiểu thải ra, nếu không sẽ kết tinh urat, gây sỏi. Không dùng thuốc cho người có sỏi urat.

  • Nhóm thuốc tăng thải acid uric:

Probenecid, Sulfinpyrazone, Benzbriodaron, Benzbromaron… làm tăng thanh thải qua thận của acid uric do ức chế tái hấp thu acid uric ở ống lượn gần. Chỉ định nhóm này cần xét nghiệm acid uric niệu.

Probenecid: liều ban đầu 250 mg, 2 lần/ngày trong 1-2 tuần. Sau đó 500mg x 2lần/ngày trong 2 tuần. Sau đó, liều hàng ngày được tăng thêm 500 mg sau 1-2 tuần cho đến khi đạt được sự kiểm soát tốt hoặc đạt được liều tối đa là 2 g/ngày.

Sulfinpyrazone: liều ban đầu là 50 mg, 2 lần/ngày, trong 3 hoặc 4 ngày. Sau đó 100 mg, 2 lần/ngày, tăng liều hàng ngày 100 mg mỗi tuần lên đến 800 mg/ngày.

Các tác dụng bất lợi chủ yếu liên quan với liệu pháp tăng thải acid uric niệu là kích ứng tiêu hóa, phát ban và quá mẫn, lắng đọng ở các khớp bị Gout cấp, và hình thành sỏi. Các thuốc này được chống chỉ định ở những bệnh nhân với suy giảm chức năng thận (CLcr <50 mL / phút) hoặc có tiền sử sỏi thận, cũng như ở những bệnh nhân tăng sản xuất acid uric.

 

Xem thêm: Làm thế nào để chung sống hòa bình với bệnh gút

  •  

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc