Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thực hư phương pháp chữa bệnh Gút bằng lá tía tô

Thứ sáu, 11-10-2019 16:28 PM

Mục lục [Ẩn]

Lá tía tô là món rau thơm phổ biến, từ lâu đã quen thuộc với người dân Việt Nam, thường được dùng làm rau ăn kèm trong các món ăn hoặc được dùng làm dược liệu trị một số bệnh rất hiệu quả. Theo y học cổ truyền, bệnh nhân bị  bệnh gút nếu sử dụng lá tía tô hàng ngày sẽ có tác dụng làm giảm các cơn đau do bệnh Gút gây ra. Vậy thực hư của phương pháp chữa bệnh Gút bằng lá tía tô ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Gút là bệnh gì?

Bệnh gút (hay bệnh thống phong) là một bệnh do rối loạn chuyển hóa purin ở người, gây ra tăng acid uric máu và lắng đọng tinh thể urat natri ở các mô của cơ thể.

Đặc điểm của bệnh gút là xuất hiện các cơn đau đột ngột giữa đêm, gây sưng tấy ở khớp, nhất là các khớp tại ngón chân cái, gây ảnh hưởng tới các vị trí khác (bàn chân, mắt cá chân, khớp gối), ít gặp ở khớp tay. Cũng có thể ảnh hưởng tới cột sống nhưng rất hiếm gặp.

Ở giai đoạn mạn tính, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các u cục ở khớp chân, khớp tay còn được gọi là hạt tophi. Hạt tophi không được kiểm soát tốt có thể bị vỡ, gây nhiễm trùng, hoại tử, làm khớp bị biến dạng, mất khả năng vận động…

 

bệnh gút

Hình ảnh: Bệnh Gút

Tổng quan về cây tía tô

  • Tên khoa học: Perilla frutescens L thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae)

  • Tên khác: cây é tía, tử tô, xích tô…

  • Mô tả: Cây thảo, cao 0,5-1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối. Quả bé, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.

  • Thành phần hóa học và hàm lượng dinh dưỡng:

  • Tía tô có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, chứa nhiều vitamin A, C, Ca, Fe, P.

  • Trong lá chứa tới 0,3%-1,3% lượng tinh dầu theo chất khô. Lượng tinh dầu này có thành phần chính là perilla aldehyde, phenylpropanoid và B-caryophyllene

Công dụng của cây tía tô trong hỗ trợ điều trị bệnh

-Tinh dầu trong tía tô có tác dụng ngăn ngừa các vi khuẩn có khả năng gây ngộ độc thực phẩm.

- PGS.TS Trần Công Khánh- Trung tâm nghiên cứu và phát triển thuốc dân tộc cổ truyền cho biết, trong hạt tía tô có chứa đến 40% dầu béo, phần dầu ép từ hạt tía tô cũng có thể làm thành dầu ăn và thuốc chữa bệnh.

- Theo quan điểm y học cổ truyền, lá tía tô có vị cay, tính nồng ấm, không có độc và đi vào 3 kinh là Phế- Tâm- Tỳ, đây được xem là một vị thuốc giải biểu, giúp phát tán phong hàn nên thường được sử dụng trong việc trị các bệnh cảm mạo thông thường, cảm lạnh, sốt cao, các bệnh về đường hô hấp, mẩn ngứa, giải độc…

- Tất cả các bộ phận trên cây đều được sử dụng làm thuốc hỗ trợ chữa bệnh. Tác dụng của cây tía tô được liệt kê cụ thể như: lá tía tô trừ hắt hơi sổ mũi, giảm ho, có thể nấu cùng các loại lá khác để làm nước xông giải cảm mạo; phần lá non dùng nấu cháo giải cảm, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn; hạt tía tô dùng làm thuốc hạ khí để trị bệnh ho suyễn; cành thuốc giúp an thai, hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng lá tía tô…

-Các nghiên cứu mới nhất cho thấy trong lá tía tô chứa rất nhiều thành phần có giá trị dinh dưỡng cao như: Vitamin A, C và các khoáng chất Canxi, Sắt và Photpho… rất tốt cho sức khỏe của người dùng.

Tác dụng  hỗ trợ chữa bệnh gút của lá tía tô.

Nhiều nghiên cứu của Nhật Bản đã tìm thấy trong lá tía tô có chứa 4 chất khác nhau giúp ức chế các enzyme xanthine oxidase, đây là loại enzym đẩy nhanh sự hình thành acid uric. Việc hỗ trợ chữa gút bằng tía tô sẽ khiến nồng độ acid uric trong cơ thể được giữ lại ở mức thấp.

Bên cạnh đó, thành phần trong lá tía tô chứa nhiều tinh dầu có tác dụng tốt trong việc giảm đau, kháng viêm, chống giãn mạch máu và ngăn ngừa viêm nhiễm giúp người bệnh Gút hạn chế được những cơn đau Gút cấp tính. Đồng thời, lá tía tô giúp tăng cường đào thải axit uric trong máu giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh gút. Vì thế, ngay khi nồng độ acid uric tăng cao, lắng đọng ngày càng nhiều khiến các khớp sưng tấy, nóng đỏ và đau thì sử dụng tía tô sẽ giảm được các đợt đau cấp tính của bệnh.

 

Xem thêm: Bia rượu - Kẻ thù của bệnh nhân gút

 

Một số bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh Gút bằng lá tía tô trong dân gian

Dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc trị bệnh Gút bằng lá tía tô đang được áp dụng, đưa lại hiệu quả đáng kể cho người bệnh:

  • Uống nước lá tía tô

 

lá tía tô chữa mất ngủ

 

Sắc lá tía tô thành nước uống hằng ngày sẽ giúp bạn giảm các cơn đau, giảm sưng, chống viêm. Quan trọng là tăng cường khả năng đào thải acid uric trong máu ra khỏi cơ thể.

Chế biến:

-Rửa sạch 6-12 gram lá tía tô tươi, không phân biệt lá già, lá non.

-Để vào nồi, nấu chung cùng nước. Đun đến khi sôi bùng lên thì tắt bếp.

-Lọc bỏ bã, sử dụng nước lá tía tô uống như nước hằng ngày.

Lưu ý:

-Không nên sắc nước lá tía tô quá 15 phút vì như thế sẽ làm phần tinh dầu trong lá bị bay hơi mất.

-Sau khi uống nước lá tía tô thì chỉ sau 30 phút người bệnh sẽ thấy các cơn đau thuyên giảm.

  • Đắp lá tía tô

Bên cạnh việc uống nước lá tía tô, người bệnh nên áp dụng  hỗ trợ điều trị bệnh Gút bằng lá tía tô từ bên ngoài để giảm đau khớp.

Cách thực hiện:

Rửa sạch phần lá và cành tía tô, giã nát cả hai thành phần này

Đắp phần bã tía tô vào những vị trí khớp bị sưng viêm

Kiên trì thực hiện theo cách này sẽ giúp bạn nhận thấy tình trạng sưng đau được cải thiện rõ rệt.

  • Ăn lá tía tô

  Việc ăn thêm lá tía tô trong các bữa ăn hàng ngày vừa giúp tăng thêm hương vị món ăn vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Gút.

  Lá tía tô ăn sống tốt hơn là nấu chín. Đặc biệt những khi cảm thấy khớp xương bắt đầu có dấu hiệu sắp sưng tấy thì hãy lấy ngay một nắm lá tía tô rửa sạch, nhai và nuốt, làm như vậy sẽ chặn được các cơn đau cấp.

  • Dùng bột tía tô

Đây là bài thuốc hiệu quả và phù hợp nhất để phòng và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh.

Cách sử dụng:

-Để làm giảm dấu hiệu sưng tấy của các khớp xương, hãy lấy bột tía tô pha nước uống, uống hàng ngày thay nước. 

-Sau khi uống hết nước thì chắt lấy phần bã bột và đắp vào những khớp bị sưng. Tác dụng chính của việc đắp bã bột là giảm nhanh các cơn đau nhức. 

-Cuối cùng, người bệnh hãy dùng bột lá tía tô để pha cùng nước ấm làm nước ngâm chân, dùng nước này ngâm và rửa các khớp đang bị viêm nhiễm, sưng đau. Thời gian sử dụng tốt nhất là ngay khi xuất hiện triệu chứng đau và vào buổi tối, trước khi đi ngủ.

- Không chỉ hỗ trợ chữa bệnh gút, bột tía tô còn giúp chống viêm, lợi tiểu, từ đó tăng đào thải các acid uric qua nước tiểu ra ngoài, từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng tấy, viêm, đau.

Hiệu quả của các bài thuốc chữa bệnh Gút bằng lá tía tô ra sao?

Chữa bệnh Gút bằng lá rau tía tô mặc dù an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng nhưng bệnh nhân Gút cần kiên nhẫn, sử dụng thường xuyên, lâu dài để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tuy nhiên, hàm lượng các hoạt chất trong tía tô không nhiều, không đủ để tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh, nhất là đối với trường hợp bệnh Gút mãn tính thì việc sử dụng tía tô điều trị là hoàn toàn không thể, hơn nữa hiệu quả của bài thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Cách chữa Gút hiệu quả nhất là người bệnh nên sớm tới cơ sở y tế khám, chữa bệnh và điều trị theo liệu trình, đồng thời kết hợp kiểm soát chế độ ăn và sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị Gút từ thảo dược thiên nhiên.

Phương pháp điều trị Gút

Bệnh gút tuy được biết đến từ rất lâu nhưng thực tế việc điều trị còn gặp nhiều bất cập. Điều trị cơn gút cấp thường không khó nhưng dự phòng tái phát bệnh, tránh những đợt viêm khớp tái phát và ngăn chặn bệnh chuyển sang mạn tính lại không hề đơn giản.

Bệnh có thể được kiểm soát tốt bằng chế độ thuốc men đều đặn và liên tục, phối hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh nhằm cải ổn định nồng độ acid uric trong máu.

Về chế độ ăn uống

 

thực phẩm nên tránh khi bị gut

 

Bệnh nhân cần nhận thức rằng ăn uống không hợp lý là một yếu tố thúc đẩy làm xuất hiện bệnh và làm tái phát bệnh. Do vậy bệnh nhân cần tự nguyện áp dụng các chế độ ăn kiêng. Cụ thể:

  • Để làm giảm acid uric máu, cần hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều purin (chứa nhiều acid nhân tế bào) như tim, gan, thận, ốc, trứng lộn, cá chích, cá đối. Đây là những loại thức ăn giàu đạm. Ở người lớn, nhu cầu về đạm là 1g/kg trọng lượng/ngày (nhu cầu này sẽ tăng trong một số trạng thái cơ thể đặc biệt: có thai, gắng sức, bị bệnh).

  • Uống nhiều nước để thận lọc tốt (2-4l/ngày).

  • Không uống rượu, hạn chế uống bia, không ăn uống quá mức.

  • Nên tăng cường ăn rau xanh, uống nhiều nước, uống các loại nước khoáng có nhiều ga (bicarbonate) vì sẽ làm kiềm hóa nước tiểu và tăng mức lọc cầu thận, thuận lợi cho việc thải bớt acid uric ra ngoài.

Chế độ sinh hoạt

  • Ngâm chân nước nóng mỗi buổi tối sẽ có hiệu quả, có thể làm thường xuyên, nhưng không nên dùng nước quá nóng, cũng không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.

  • Tránh gắng sức, tránh căng thẳng, tránh thức quá khuya, tránh lạnh.

  • Giảm béo, duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ axit uric máu.

  • Xây dựng và duy trì một chế độ tập luyện, vận động thường xuyên, vừa sức.

  • Khi bệnh chuyển sang mãn tính, cần có chế độ tập luyện thường xuyên, kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để tránh teo cơ, cứng khớp và hạn chế biến dạng khớp.

Thuốc điều trị gút

  • Nguyên tắc điều trị là cần phải khống chế càng sớm càng tốt các đợt gút cấp tính. Nếu được chữa trị đúng, đến nơi đến chốn thì bệnh thích ứng tốt với điều trị. Nếu điều trị không đến nơi đến chốn sẽ làm cho bệnh nặng thêm, dẫn đến nhiều biến chứng, nguy hiểm nhất là suy thận.

  • Các thuốc kháng viêm giảm đau chỉ dùng khi có cơn viêm khớp, nhằm cắt cơn viêm càng sớm càng tốt.

  • Càng ít sử dụng thuốc càng tốt vì tác dụng phụ của thuốc sẽ tăng theo số lượng thuốc dùng, thời gian dùng và tuổi của người bệnh.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ  từ thảo dược thiên nhiên

    Sử dụng các sản phẩm thảo dược có ưu điểm là an toàn, không gây tác dụng phụ. Người bệnh có thể yên tâm dùng lâu dài. Một trong số những sản phẩm được người dùng rất ưa chuộng hiện nay là BoniGut của Mỹ và Canada.

BoniGut- Giải pháp vàng giúp ngăn ngừa cơn gút cấp từ thảo dược thiên nhiên.

 Xu hướng ngày nay là phối hợp giữa Đông và Tây y trong đó Tây y làm giảm cơn đau gút cấp còn Đông y phòng ngừa tái phát và hạ acid uric máu được coi là phương pháp hữu hiệu nhất để giải quyết bệnh gút.

Trong đông y, rất nhiều các thảo dược đã được nghiên cứu, trong đó đáng chú ý nhất là quả anh đào đen. Nghiên cứu của tiến sĩ Yuqing Zhang tại ĐH Boston, Mỹ, nhận thấy rằng bệnh nhân gút ăn quả anh đào liên tục trong 2 ngày có thể giảm 35% nguy cơ bị đợt gút cấp so với những bệnh nhân không ăn vì quả anh đào có tác dụng làm tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, làm giảm nồng độ acid uric máu, đồng thời giúp giảm đau và giảm viêm khớp.

Ngoài ra, hạt cần tây cũng là một trong các loại thảo dược có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị gút. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Y khoa, Đại học Maryland và Đại học Mercer của Mỹ đã chứng minh hạt cần tây có chứa các chất như tinh dầu, Flavonoids, coumarin, acid béo Omega-3, hợp chất 3nB (3-n-butylphthalide) có tính kiềm sẽ giúp tăng đào thải tinh thể acid uric ở quanh khớp xương, trung hòa acid uric máu do đó làm giảm nồng độ acid uric, ngoài ra có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau dùng trong trường hợp viêm khớp, thấp khớp.

Sự phối hợp hoàn hảo của quả anh đào đen và hạt cần tây cùng các loại thảo dược tạo ra thực phẩm chức năng BoniGut - niềm hy vọng mới cho bệnh nhân Gút.

BoniGut  với công thức toàn diện, gồm 3 nhóm tác dụng:

  • Nhóm giúp trung hòa acid và ức chế hình thành acid uric máu: Anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn.

  • Nhóm thảo dược có tác dụng giúp giảm đau chống viêm, như lá húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa.

  • Nhóm có tác dụng giúp lợi tiểu làm tăng đào thải acid uric bao gồm trạch tả, mã đề, bách xù, ngưu bàng tử.

BoniGut giúp chống oxy hóa mạnh bảo vệ các khớp khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do có hại, giúp chống viêm, giảm đau nhức các khớp xương, hỗ trợ điều trị bệnh Gút.

Đánh giá của bệnh nhân sử dụng BoniGut

  • Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi (hiện đang công tác tại UBND xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, đt 0169.596.0710)

“Tôi hiện tại đang làm Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, bị gút từ năm 2013, acid uric là 780, bác sĩ có kê cho tôi dùng Colchicin và Allopurinol, tôi dùng liên tục 1 năm trời nhưng chỉ số acid uric chưa bao giờ về được ngưỡng an toàn, luôn ở ngưỡng 600, đồng thời cơn đau liên tục kéo tới cứ 3,4 ngày đau 1 trận, trận nào cũng phải 5-7 ngày mới hết. Có lần tôi dùng thuốc nam đắp ở chỗ sưng mà 2 chân tôi gần như bị liệt, không đi lại được, chân sưng húp lên như bắp chuối. Tôi dùng BoniGut với liều 4 viên 1 ngày, đến nay cũng được gần 2 năm rồi, acid uric chỉ còn 355, không cần dùng lại thuốc tây nữa, mà tôi cũng không bị đau, hôm nào liên hoan hay phải tiếp khách nhiều thì chân cũng chỉ ê ê một chút, tôi uống thêm 2 viên BoniGut là ổn ngay.”

 

anh ma phúc dương dùng bonigut

 

  • Chú Ninh Quang Bạo, 62 tuổi, ở tổ 1, phường Thanh Tuyền, tp Phủ Lý, Hà Nam, điện thoại: 0978571750

“Mắt cá chân và đầu gối của tôi bị sưng đau từ cách đây 17 năm nhưng bác sĩ lại chẩn đoán tôi bị viêm khớp phản ứng và kê thuốc giảm đau tây y vì thế cứ khi nào đau tôi lại dùng thuốc giảm đau đến khi khỏi thì thôi. Năm 2013 chân tôi bị đau dữ dội, 2 mắt cá chân sưng to đùng như quả trứng vịt, không đi đứng được, uống thuốc giảm đau cũng không ăn thua, đi khám mới biết chỉ số acid uric là trên 600.   Dù đã được bác sĩ kê dùng Colchicin và Allopurinol nhưng 1 năm tôi vẫn bị đau 2 trận, cục tophi mọc khắp bàn chân, còn riêng 2 mắt cá là to nhất. Tôi dùng BoniGut với liều 4 viên, sau khi dùng tôi có bị đau lại 1 lần nhưng chỉ như kiến cắn nhức nhức và 3 ngày là hết, kể từ đó tới nay đã hơn 1 năm dùng mà chưa hề bị đau lại, acid uric chỉ nhỉnh hơn 300, đặc biệt cục tophi to ở mắt cá chân đã nhỏ được đến 90%, còn đây là chỗ mà những hạt tophi trắng như hạt đậu đã mọc thì bây giờ mất hút rồi.”

 

chú ninh quang bạo dùng bonigut

 

  • Bác Trần Văn Mọi, 69 tuổi, ở tổ 4, khu 3 (lâm nghiệp), p. vàng Danh, Uông Bí, Quảng Ninh, điện thoại: 01664.908.128

“Cách đây 4 năm sau khi tôi đi ăn giỗ về,  2 mắt cá chân sưng đỏ ửng, đau dữ dội, không đi lại được, sau đó cứ trung bình khoảng 1 tháng có 2 cơn đau như thế, còn chưa kể hôm nào đi ăn thịt chó, thịt bò, bia rượu còn đau thêm nữa. Tôi đi xét nghiệm máu, acid uric lên tới trên 500, bác sĩ có kê đơn thuốc tây nhưng tôi dùng thì tần suất mắc gút cấp còn nhiều hơn, nghe người ta mách thuốc lá, thuốc viên thảo dược trị gút tốt lắm, tôi cũng uống nhưng đều không hết. Tôi dùng BoniGut với liều 4 viên, sau 3 ngày thì có cơn gút cấp nhưng tôi vẫn kiên trì dùng, sau khoảng 1 tháng, tôi có bị đau lại nhưng mức độ nhẹ nhàng hơn và chỉ 2 ngày đã khỏi. Sau 3,4 tháng tiếp, không thấy bị cơn đau nào nữa nên tôi giảm liều BoniGut xuống còn 2 viên và duy trì tới nay đã được 3 năm rồi, không hề bị đau lại 1 lần nào. Hôm vừa rồi đi khám sức khỏe định kỳ, acid uric chỉ còn 320 thôi, rất an toàn.”

 

chú trần văn mọi dùng bonigut

 

   Tía tô là một vị thuốc quý, đã được sử dụng từ lâu đời trong dân gian. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng lá tía tô thì hiệu quả hỗ trợ chữa Gút là chưa đủ. Bệnh nhân Gút cần sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị Gút có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên như BoniGut và các biện pháp dự phòng khác theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

 

XEM THÊM: Chuyện tình dục ở bệnh nhân gút

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc