Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thực phẩm gây tăng acid uric máu

Thứ sáu, 11-10-2019 16:09 PM

 

Acid uric có nguồn gốc từ quá trình dị hoá các bazơ purin (adenin và guanidin) của các acid nucleic. Nồng độ acid uric trong máu cao trong thời gian dài là nguy cơ gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh gút… Ăn uống không hợp lý là một yếu tố thúc đẩy làm xuất hiện bệnh và làm tái phát bệnh. Do vậy bệnh nhân cần tự nguyện áp dụng các chế độ ăn kiêng, đặc biệt là giảm sử dụng các thực phẩm giàu acid uric.

Có 2 con đường chính tạo ra acid uric trong cơ thể:

- Các thực phẩm chứa nhân purin hay thực phẩm giàu đạm (100 -200 mg/ngày) như thịt, phủ tạng động vật, đậu Hà Lan, hải sản hoặc những đồ uống có cồn như rượu, bia…

- Từ nguồn acid uric nội sinh do quá trình thoái biến các acid nucleic của cơ thể (600 mg/ngày)

Cả axit uric nội sinh lẫn ngoại sinh đều sẽ được thận thải ra ngoài, lượng nội sinh tương đối ổn định, nhưng lượng ngoại sinh sẽ do chế độ ăn uống chi phối.

Bình thường, acid uric được tạo thành sẽ hòa tan trong máu và được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Nhưng vì một số nguyên nhân nào đó dẫn đến tình trạng acid uric máu tăng cao trong thời gian dài, vượt quá độ bão hòa và kết tinh lại thành các tinh thể urat; lắng đọng ở khớp, gây ra cơn gút cấp (bệnh gút- một tình trạng đáp ứng viêm đối với sự lắng đọng của các tinh thể urat); lắng đọng tại da, mô mềm thành các hạt tophi; sỏi urat trong hệ tiết niệu…

Thực phẩm nào gây tăng acid uric máu?

Ăn quá nhiều bất kỳ thực phẩm nào chứa nhân purin đều có nguy cơ gây tăng acid uric máu. Đặc biệt là các thực phẩm giàu đạm thuộc nhóm III và các đồ uống thuộc nhóm IV.

Bảng hàm lượng purin trong một số loại thực phẩm (mg/100g)

 

 

Nhóm I

Nhân purin thấp (0-15mg)

Nhóm II

Nhân purin trung bình

(50-150mg)

Nhóm III

Nhân purin cao

(>150 mg)

Nhóm IV

Các loại đồ uống chứa nhân purin

Ngũ cốc

Dầu mỡ

Trứng

Sữa

Phomat

Rau, quả

Các loại hạt

Thịt

Hải sản

Các loại đậu, đỗ

Óc

Gan

Bầu dục

Cá biển

Nước dùng thịt

Măng tây

Nấm

Rượu

Bia

Cà phê

Trà

 

Xem thêm: Bảng danh sách thực phẩm giàu purin 

 

Có nên loại bỏ hoàn toàn chất đạm ra khỏi khẩu phần ăn?

Chất đạm là một thành phần quan trọng trong dinh dưỡng của mọi lứa tuổi, đặc biệt ở người có tuổi. Vì vậy, không thể loại bỏ hoàn toàn chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày nhưng cũng đừng vượt quá nhu cầu thiết yếu về đạm là 1g/kg trọng lượng/ngày (nhu cầu này sẽ tăng trong một số trạng thái cơ thể đặc biệt: có thai, gắng sức, bị bệnh). 

Các loại thức ăn: tôm, cua, sò, ốc, hến, ếch, cá nước ngọt, thịt chim, trứng, đạm thực vật, cá biển nói chung, đều không cần kiêng tuyệt đối. Tuy nhiên, số lượng đạm từ các thức ăn đó không vượt quá nhu cầu cần thiết hàng ngày.

Không uống rượu, hạn chế uống bia, không ăn uống quá mức.

Chân giò lợn, là loại thức ăn chứa nhiều mỡ (lipid), không có lợi cho sức khỏe người cao tuổi, không nên ăn thường xuyên, đặc biệt khi người bệnh gút có kèm rối loạn lipid máu.

Nên tăng cường rau xanh, uống nhiều nước, uống các loại nước khoáng có nhiều ga (bicarbonate) vì sẽ làm kiềm hóa nước tiểu và tăng mức lọc cầu thận, thuận lợi cho việc thải bớt acid uric ra ngoài.

Bảng dưới đây là lượng đạm có trong một số thực phẩm thường dùng.

STT

Thực phẩm

Purine trong

mg acid uric/100g

Tỷ trọng năng lượng mg/MJ

1

Tôm

60-234

397,9

 

2

Thịt lợn bụng

80-110

92,3

3

Nho, nho khô

107

86,4

4

Cá tuyết

109

335,9

5

Đậu Hà Lan

109

84,2

6

Thịt bò, thịt bò nướng, thăn

110

201,4

7

Thịt bò, vai

110

203,9

8

Chân gà

110

152,2

9

Cá rô

110

311,3

10

Cá hồi

110-250

202

11

Con trai

112

391,5

12

Đậu lăng

114,45-164,65

98,3

13

Thịt gà kho

115

165,8

14

Thịt lợn xương hông

115-130

155

15

Thịt bò, xương sườn

120

185,4

16

Cá bơn

125-137

376,2

17

Thịt lợn bụng, nguyên, hun khói sấy khô

127

82,6

18

Thịt hun khói

131

248,1

19

Thịt bò, cơ bắp

133

292,1

20

Lưỡi lợn

136

208,2

21

Con ngao

136

505,8

22

Thịt vịt

138

146,2

23

Sườn lợn

140-150

260

24

Trứng cá muối

144

141,6

25

Cá thu

145

191,2

26

Thịt lợn vai

145-150

165,2

27

Phổi bê

147

389,1

28

Thịt lợn chân giò

150-160

357,4

29

Thịt gà luộc

159

149,2

30

Cá chép

160

330,9

31

Lưỡi bò

160

186

32

Thịt ngỗng

165

116,7

33

Thịt lợn, cơ bắp chỉ

166

374,9

34

Thịt gà, da

175

288,4

35

Thịt cừu (cơ bắp)

182

371

36

Đậu nành

190

139,1

37

Trứng cá trích

190

342,4

38

Thịt ngựa

200

438,8

39

Cá trích

210

216,9

40

Thận bê

218

419,6

41

Đậu đen (đỗ đen)

222

194,3

42

Cá cơm

239

560

43

Tim cừu

241

367,6

44

Gan, thịt gà

243

426,3

45

Tim bò

256

504,3

46

Cá ngừ

257

273,7

47

Thận bò

269

569,5

48

Cá ngừ ngâm dầu

290

246,2

49

Thận lợn

334

784,5

50

Cá mòi

345

639,2

51

Phổi bò

399

961,4

52

Cá, cá mòi

399-560

519,5

53

Phổi lợn

434

911,2

54

Lá lách bò

444

1052,6

55

Gan bê

460

837,5

56

Cây nấm

488

932,8

57

Gan lợn

515

937,9

58

Lách lợn

516

1208,2

59

Tim lợn

530

1382

60

Gan bò

554

1013,3

61

Nấm men bánh mì

680

2071,3

62

Lách cừu

773

1702,6

63

Cá trích cơm

804

795,6

64

Thịt bê

1260

3012,9

65

Nấm men bia

1810

1866,6

66

Ca cao, sô cô la

2300

1611,3

 

 

XEM THÊM: Đồ uống tốt cho người bị gout

 

 

BoniGut - Giải tỏa nỗi lo cho người bệnh gút

Theo nhận định của các chuyên gia bệnh gút, sử dụng các thảo dược có công dụng lợi tiểu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh gút. Bởi vì lợi tiểu sẽ tăng cường khả năng đào thải acid uric trong máu ra ngoài qua đường niệu, từ đó giúp hạ acid uric máu, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát và giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng bệnh gút.

 

Trong cuốn sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của giáo sư Đỗ Tất Lợi đã chỉ rõ những thảo dược như: cây bách xù, ngưu bàng tử,  trạch tả, mã đề đều có tác dụng lợi tiểu, giúp tăng đào thải acid uric ra ngoài, đồng thời giúp tăng cường chức năng thận, bàng quang, cũng như sức khỏe hệ tiết niệu. Do đó người bệnh gút nên sử dụng các thảo dược này.

 

Và cây bách xù, ngưu bàng tử,  trạch tả, mã đề đều là những thảo dược có mặt trong thành phần của BoniGut - Giải pháp hàng đầu cho người bệnh gút. Không chỉ có 4 thảo dược này, BoniGut còn bổ sung cho người bệnh thêm 8 loại thảo dược quý khác (quả anh đào đen, hạt cần tây,  kim sa, hạt nhãn, tầm ma...) giúp mang đến hiệu quả toàn diện để kiểm soát ổn định nồng độ acid uric trong máu, giảm thiểu các triệu chứng sưng đau khớp và giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng của gút.

 

BoniGut - Sản phẩm được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania.

Địa chỉ: 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

Tổng đài tư vấn miễn phí: 18001044.

 

Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc