Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về bệnh viêm gan C và virus viêm gan C

Thứ ba, 11-02-2020 16:20 PM

Mục lục [Ẩn]

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (HCV) gây nên. Đây là một căn bệnh thầm lặng nhưng để lại những hậu quả rất nặng nề, tuy vậy, viêm gan C vẫn là căn bệnh còn nhận được rất ít sự quan tâm từ cộng đồng. Theo số liệu thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 3% dân số mắc bệnh viêm gan C và có khoảng 170 triệu người lành mang virus viêm gan C. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về bệnh viêm gan C và tác nhân gây ra bệnh là virus viêm gan C nhé!

Bệnh viêm gan C là gì.

Viêm gan siêu vi C là bệnh truyền nhiễm, chủ yếu ảnh hưởng đến gan, do Siêu vi viêm gan C (HCV) gây ra.  Bệnh thường không có triệu chứng, nhưng viêm mạn tính có thể dẫn đến mô sẹo ở gan và cuối cùng là xơ gan. Nhìn chung, triệu chứng của xơ gan biểu hiện rõ sau nhiều năm mắc phải. Trong một số trường hợp, bệnh nhân xơ gan sẽ bị suy gan, ung thư gan hoặc thực quản và giãn tĩnh mạch dạ dày có thể gây tử vong.

Tìm hiểu về virus viêm gan C

 

Triệu chứng của viêm gan C

Sau khi virus viêm gan C vào cơ thể, chúng có giai đoạn ủ bệnh khá dài (khoảng từ 7 – 8 tuần), tiếp sau giai đoạn này là thời kỳ khởi phát. Các trường hợp viêm gan C cấp tính thông thường ít có triệu chứng đặc biệt, chỉ thấy có một số triệu chứng lâm sàng như sau:

  •  Nhức đầu, mệt mỏi và có một số biểu hiện giống như bị cảm cúm.

  • Một số ít trường hợp có biểu hiện rối loạn đường tiêu hóa như chán ăn, đau bụng, đau tức vùng hạ sườn phải (vùng gan).

  •  Ấn vào kẽ liên sườn 11 – 12 bên phải người bệnh sẽ thấy khó chịu, đau tức. Lý do người bệnh đau là do gan bị sưng, viêm, làm cho màng ngoài gan bị căng ra.

  • Chứng vàng mắt, vàng da, nước tiểu có màu như nước vối do gan bị viêm làm đường dẫn mật trong gan bị tổn thương và làm cho sắc tố mật ứ trệ.

Viêm gan C có lây không?

Viêm gan C thường lây truyền khi máu của người nhiễm virus viêm gan C xâm nhập vào cơ thể của người chưa bị nhiễm. Ngày nay, hầu hết những người bị nhiễm bệnh này là do sử dụng chung kim tiêm hoặc các vật dụng khác để tiêm thuốc.

Virus viêm gan C có thể lây truyền theo các con đường sau:

  • Dùng chung kim tiêm, hoặc các vật dụng khác để tiêm thuốc với người mang virus viêm gan C;

  • Nhân viên y tế bị kim đâm trong khi làm việc;

  • Mẹ truyền sang con có thể xảy ra nhưng tỉ lệ thấp.

  • Dùng chung một số vật dụng với người mang virus viêm gan C (như dao cạo râu, bàn chải đánh răng...);

  • Quan hệ tình dục với người mang virus viêm gan C.

Làm sao để chẩn đoán mắc bệnh viêm gan C

Xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan mà bạn thường được làm là: AST (SGOT) và ALT (SGPT) chi tiết thì có nhiều, nhưng để dễ nhớ và tiện thì các bạn có thể nhớ 2 giá trị này thường nhỏ hơn 40 đơn vị (UI) (lưu ý trên mỗi thông số xét nghiệm ở mỗi nơi có những giá trị ngưỡng khác nhau).

Khi giá trị này tăng gấp 2-3 lần so với giá trị bình thường thì có thể bạn đã bị viêm gan. Và đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan C mà men gan tăng cao thì người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm khác để đánh giá được chuẩn xác hơn.

Kiểm tra anti – HCV

Xét nghiệm dùng để tầm soát tình trạng nhiễm bệnh viêm gan siêu vi C là anti – HCV. Đây là một loại kháng thể do cơ thể tạo ra để phản ứng lại với một vài thành phần cấu tạo của siêu vi.

Khi anti-HCV dương tính thì không có nghĩa là cơ thể đã tạo được yếu tố bảo vệ chống lại bệnh này mà chỉ chứng tỏ rằng bệnh nhân đã hoặc đang bị nhiễm siêu vi C. Nói một cách khác, bệnh nhân không được “miễn dịch” với bệnh khi có anti-HCV dương tính.

Cần lưu ý rằng trong một số trường hợp, lúc đầu anti-HCV âm tính nhưng sau 1-2 tháng thử lại thì thấy dương tính. Đó là do anti-HCV thường xuất hiện muộn sau khi bị nhiễm siêu vi C.

Xét nghiệm HCV-RNA

Vật liệu di truyền của virus HCV là ARN, xuất hiện từ 2 tuần sau khi phơi nhiễm, sớm hơn rất nhiều so với kháng thể kháng HCV (từ 5-10 tuần).

Muốn xác định chắc chắn sự hiện diện diện của siêu vi C, người ta có thể làm thêm xét nghiệm HCV RNA định lượng, phát hiện và đo lường tải lượng RNA virus trong  máu.

Xét nghiệm tải lượng virus thường được sử dụng trước và trong khi điều trị để giúp xác định sự đáp ứng với điều trị bằng cách so sánh số lượng virus trước và trong thời gian điều trị (thường là ở một số thời điểm trong ba tháng đầu điều trị).

Kiểm tra genotype

Kết quả của xét nghiệm này đóng vai trò rất quan trọng vào việc điều trị viêm gan C. Tùy vào genotype người bệnh mắc mà có các phác đồ điều trị phù hợp, mỗi genotype khác nhau sẽ có các điều trị khác nhau.

Xác định kiểu gen virus được sử dụng để xác định các loại, hoặc kiểu gen. Hiện tại virus HCV có 6 loại chính, phổ biến nhất (genotype 1) là ít có khả năng đáp ứng với điều trị so với genotype 2 hoặc 3 và thường đòi hỏi điều trị lâu hơn.

Viêm gan C có nguy hiểm không?

Viêm gan C là một bệnh nguy hiểm, hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xơ gan, suy gan

Biến chứng đầu tiên của viêm gan C phải kể đến là xơ gan. Khi gan bị xơ do virus viêm gan C gây ra sẽ làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh tạo nên các vết sẹo và tạo nên những mô sợi. Chúng làm chậm dòng chảy của máu qua gan, gây ứ trệ máu trong các tĩnh mạch của hệ thống tiêu hóa. Nếu tình trạng xơ gan không được điều trị đúng cách, nguy cơ suy gan là rất cao.

Ung thư gan

Ngoài biến chứng xơ gan và suy gan virus viêm gan C còn gây nên ung thư gan. Đây là biến chứng muộn và nguy hiểm nhất của các bệnh lý gan mật. Khi bị nhiễm virus viêm gan C, thì nguy cơ bị ung thư gan sẽ gấp 12 lần so với những người không bị nhiễm và trên thực tế ung thư gan thường xảy ra ở những người bị xơ gan.

Các biến chứng khác

Virút viêm gan C ngoài việc tấn công và hủy hoại gan thì các biến chứng của bệnh còn gây ảnh hưởng đến các bộ phận và hệ thống khác trong cơ thể. Bởi vì trong khi nhiễm virus viêm gan C thì cơ thể hình thành kháng thể để chống lại, chính kháng thể này tạo ra những phản ứng gây ra các tác hại đến các cơ quan khác của cơ thể như thận bị tổn thương, tê, ngứa và đau do tổn thương dây thần kinh, đau khớp, da mẩn đỏ, loét. Ngoài ra, viêm gan siêu vi C cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh khác bao gồm đái tháo đường, trầm cảm...

Mắc viêm gan C có tự khỏi không?

Có khoảng 15-25% bệnh nhân nhiễm virus viêm gan C có thể tự khỏi bệnh (hết virus viêm gan C trong cơ thể) mà không cần điều trị. Đối với 75%-85% trường hợp còn lại bệnh không tự khỏi, chuyển thành mãn tính, cần điều trị để tránh những biến chứng lâu dài.

Điều trị viêm gan C như thế nào? Viêm gan C có chữa khỏi được không?

Bệnh viêm gan C dù là ở giai đoạn cấp tính hay giai đoạn mãn tính đều có thể chữa khỏi. Chỉ cần người bệnh luôn tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

  • Ở giai đoạn cấp tính: Mục tiêu điều trị là làm giảm và ngăn chặn nguy cơ bệnh phát triển thành mãn tính. Trên thực tế, người bệnh có khả năng tự hồi phục nếu cơ thể sản sinh đủ lượng kháng thể chống lại virus, nhưng những trường hợp này không nhiều. Quan trọng là người bệnh cần phải tăng cường khả năng miễn dịch để có thể đẩy lùi virus viêm gan C hiệu quả hơn.

  • Ở giai đoạn mãn tính: Vẫn có thể được chữa khỏi nếu phát hiện và can thiệp sớm, trước khi có biến chứng. Ở giai đoạn này, các bác sĩ thường sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng virus để loại bỏ virus ra khỏi cơ thể và nhóm thuốc miễn dịch. Với sự phát triển của y học như hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra nhiều loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh viêm gan C hiệu quả.

Thuốc điều trị viêm gan C mạn tính bao gồm:

  • Tiêm interferon alpha (Pegasys)

  • Thuốc uống ribavirin (Rebetol, Copegus)

  • Thuốc uống boceprevir (Victrelis)

  • Thuốc uống simeprevir (Olysio)

  • Thuốc uống sofosbuvir (Sovaldi)

  • Thuốc uống daclatasvir (Daklinza)

  • Thuốc uống ledipasvir, sofosbuvir (Harvoni)

  • Thuốc uống ombitasvir, paritaprevir, ritonavir (Technivie)

  • Thuốc uống ombitasvir, paritaprevir, ritonavir , dasabuvir (Viekira Pak).

   Việc sử dụng hợp lý những thuốc trên sẽ đem lại cơ hội điều trị khỏi bệnh viêm gan virus C cho rất nhiều bệnh nhân, kể cả những trường hợp bệnh nhân đã bị xơ gan nặng.

   Danh sách các loại thuốc điều trị viêm gan C mãn tính có thể thay đổi mỗi năm, vì các nghiên cứu về thuốc điều trị viêm gan C không ngừng tiến bộ. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc trong số đó mới, an toàn hơn và hiệu quả hơn nhưng hiện vẫn có ít người sử dụng. Thêm vào đó, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sự kết hợp của các loại thuốc kháng virus nhất định đã điều trị khỏi hẳn (loại bỏ virus hoàn toàn) ở nhiều bệnh nhân viêm gan C.

Việc điều trị bệnh viêm gan C đòi hỏi thời gian dài, chi phí điều trị cao nên người bệnh cần kiên trì, có niềm tin vào quá trình điều trị để hiệu quả điều trị viêm gan C đạt được cao nhất.

 

viem-gan-c

 

Bên cạnh việc tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần điều chỉnh cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: không nên ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thức ăn quá mặn, ngọt cũng cần hạn chế một cách tối đa. Đặc biệt, những người mắc bệnh viêm gan C cần hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích bởi đây đều là những kẻ thù số 1 của gan.

Làm sao để phòng ngừa viêm gan C

Hiện nay không có vaccin ngừa viêm gan C, vì vậy có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bằng cách:

  • Tránh tiêm không cần thiết và không an toàn.

  • Không dùng chung kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo, kìm bấm móng,... hoặc bất cứ thứ gì có thể dính máu.

  • Chỉ nên xỏ khuyên, xăm mình, châm cứu,... tại những địa điểm uy tín với dụng cụ bảo đảm vô trùng.

  • Tránh thu gom và xử lý chất thải sắc nhọn không an toàn;

  • Tránh sử dụng ma túy trái phép và dùng chung dụng cụ tiêm chích;

  • Sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su và vệ sinh cẩn thận các dụng cụ tình dục. Đối với bệnh nhân nữ bị viêm gan C thì không nên quan hệ tình dục khi có kinh nguyệt để tránh lây bệnh cho bạn tình.

  • Trong trường hợp vợ chồng trước khi quyết định có con cần kiểm tra xác định có ai nhiễm viêm gan C hay không và trong quá trình mang thai, người mẹ cũng cần thường xuyên thăm khám.

  • Đối với trẻ đến tuổi đi học, phụ huynh nên nhắc nhở và dặn dò con để tránh lây bệnh từ trẻ khác.

  • Đối với những người bị nhiễm virus viêm gan C cần thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm bệnh gan mãn tính, tránh để xảy ra nhiều biến chứng.

Bài viết đã giúp quý bạn đọc tìm hiểu về bệnh viêm gan C và nguyên nhân gây bệnh là virus viêm gan C. Hy vọng qua bài viết bạn đã nắm được những biện pháp phòng ngừa và điều trị viêm gan C nhằm bảo vệ mình cũng như chính gia đình mình.

 

>>> Xem thêm:

Danh sách nhà thuốc