Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về tình trạng buồn nôn và nôn ở bệnh nhân trị liệu ung thư

Thứ năm, 06-02-2020 17:18 PM

Buồn nôn và nôn mửa là hai triệu chứng không mong muốn thường gặp trong điều trị ung thư, đặc biệt là điều trị theo liệu pháp hóa trị, xạ trị. Hai triệu chứng này gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh và thậm chí làm gián đoạn quá trình điều trị. Cùng tìm hiểu về tình trạng buồn nôn và nôn ở bệnh nhân ung thư trong bài viết dưới đây nhé!

 

  1. Đặc điểm của triệu chứng buồn nôn và nôn ở bệnh nhân trị liệu ung thư

Buồn nôn và nôn mửa là hai triệu chứng thường gặp khi hóa trị hoặc xạ trị điều trị ung thư tại vùng dạ dày, bụng và não. Buồn nôn là cảm giác khó chịu nôn nao muốn nôn mửa. Đối với một số người, buồn nôn còn tệ hơn nôn mửa. Một số bệnh nhân đã mô tả hiện tượng này mang lại cảm giác khó chịu trong dạ dày, tương tự như say sóng hay say tàu xe, cùng với cảm giác đầy bụng, ợ nóng hoặc đau dạ dày. Các bệnh nhân khác có thể bị nôn ọe hoặc nôn mửa khan kể cả khi họ không ăn uống gì.

Ngoài ra, việc sử dụng một số thuốc dùng trong hóa trị cũng có thể khiến bạn bị buồn nôn.

Việc buồn nôn khiến việc ăn uống của bạn trở nên khó khăn, ngoài ra khi nôn mửa nhiều và kéo dài còn có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Tình trạng này nếu không được xử trí kịp thời thì rất có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng.

 

 

  1. Cơ chế buồn nôn và nôn mửa

Khu vực kích hoạt chemoreceptor (CTZ) là một phần của não bộ liên quan đến việc cảm nhận các loại thuốc, dược phẩm và hormone. Do kết nối của khu vực kích hoạt này với trung tâm gây nôn, các loại thuốc hóa trị, xạ trị khi tác động lên các chất trung gian hóa học (chất dẫn truyền thần kinh) tại đây sẽ kích thích cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa. Các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan bao gồm dopamine, histamin (thụ thể H1), chất P (receptor NK-1), acetylcholine và serotonin (thụ thể 5 HT3).

Ngoài ra, các tác nhân hóa trị có thể gây kích ứng dạ dày hoặc niêm mạc dạ dày ruột dẫn đến phát hành các dẫn truyền thần kinh. Sau đó, chúng có thể gửi tín hiệu đến trung tâm gây nôn trong não bộ. Bệnh nhân có thể bị chứng ợ nóng hoặc cảm giác nôn nao khó chịu.

 

  1. Nguyên nhân buồn nôn và nôn ở những bệnh nhân trị liệu ung thư

  • Nôn và buồn nôn có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau:
  • Hóa trị.
  • Xạ trị, nhất là ở các vùng như não, tủy sống, vùng bụng hoặc vùng chậu. Nguy cơ cao nhất xảy ra ở những bệnh nhân có chỉ định xạ trị toàn thân (nhằm mục đích ghép tế bào gốc hoặc ghép tủy).
  • Rối loạn điện giải. Ví dụ như mất natri hoặc kali.
  • Nhiễm trùng hoặc xuất huyết ở dạ dày hoặc ruột non.
  • Tắc ruột.
  • Bệnh tim mạch.
  • Ung thư di căn lên não.
  • Sử dụng các dược phẩm khác.
  • Triệu chứng buồn nôn và nôn có thể liên quan đến hóa trị nếu:
  • Bệnh nhân nôn sau khi hóa trị.
  • Bệnh nhân lo lắng trước khi điều trị ung thư.
  • Bệnh nhân dưới 50 tuổi, đặc biệt là nữ giới.
  • Bệnh nhân thường bị say tàu xe.

Buồn nôn và nôn ở mức độ nhẹ có thể tạo cảm giác không thoải mái. Thường thì các triệu chứng này không gây nên những vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân nôn nhiều thì cần phải thận trọng vì tình trạng này có thể gây mất nước, rối loạn điện giải, sụt cân và suy nhược.

Ở những trường hợp bệnh nhân nôn rất nhiều thì các bác sĩ sẽ phải cân nhắc để tạm ngừng điều trị ung thư.

 

  1. Một số biện pháp đối phó với tình trạng buồn nôn và nôn khi trị liệu ung thư

  • Uống nhiều nước. Nếu bệnh nhân không thể sử dụng các thực phẩm khác, cân nhắc việc dùng súp hoặc nước trái cây để cung cấp lượng calo cần thiết giúp bệnh nhân không quá mệt mỏi.
  • Tránh các bữa ăn khó tiêu, nhiều chất béo và dầu mỡ ngay trước khi hóa trị.
  • Ăn một lượng nhỏ thức ăn trong ngày.
  • Đừng để quá đói rồi mới ăn.
  • Không ép người bệnh ăn thức ăn họ mà họ cảm thấy khó chịu.
  • Bác sĩ cũng có thể sử dụng các thuốc chống nôn nửa để giảm tình trạng buồn nôn và nôn mửa ở những bệnh nhân chịu ảnh hưởng nặng của các triệu chứng này. Một số loại dược phẩm chống nôn có thể được sử dụng là Thuốc đối kháng thụ thể 5-HT3, Thuốc đối kháng thụ thể NK1, Thuốc đối kháng thụ thể Dopamine…
  • Trong trường hợp bệnh nhân thực sự mệt mỏi và không thể uống hay ăn được bất kỳ thứ gì vì tác dụng phụ của hóa trị hoặc các loại thuốc khác dùng để điều trị ung thư, truyền nước muối tĩnh mạch có thể bổ sung chất lỏng bị mất, kèm theo cả muối và đường.

 

Buồn nôn và nôn do trị liệu ung thư gây ra rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì vậy mà người nhà bệnh nhân ung thư cần chú ý đến các biện pháp làm giảm nhẹ tình trạng buồn nôn và nôn mửa nhằm giúp bệnh nhân có thể vượt qua những đợt trị liệu ung thư kéo dài tốt hơn.

 

>>> Xem thêm:

Danh sách nhà thuốc