Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Ung thư cổ tử cung - Dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị

Thứ hai, 17-04-2023 16:30 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Với ung thư cổ tử cung, nếu được phát hiện sớm thì bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Nhưng nếu phát hiện muộn thì nó lại là lưỡi hái tử thần và cướp đi tính mạng của người phụ nữ nhanh chóng.

    Vì vậy, bạn hãy theo dõi bài viết ngay sau đây để có cho mình những thông tin quan trọng nhất về căn bệnh này. Điều đó sẽ giúp bạn nắm được những dấu hiệu ban đầu của bệnh, biết đến vai trò quan trọng của tầm soát ung thư cổ tử cung và các phương pháp điều trị nếu mắc bệnh. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là gì?

 

Ung thư cổ tử cung là gì?

     Về vị trí giải phẫu, cổ tử cung là phần dưới của tử cung và phần trên của âm đạo. Cổ tử cung dài 2,5 đến 3cm ở phụ nữ chưa sinh đẻ. Ung thư cổ tử cung là bệnh mà có sự phát triển bất thường, mất kiểm soát của các tế bào lót của cổ tử cung, từ đó hình thành khối u ác tính phát triển nhanh chóng và lấn át các tế bào thường.

     Hầu hết các khối u ác tính ở cổ tử cung sẽ bắt đầu hình thành từ các tế bào ở vùng biến đổi (vùng chuyển tiếp). Trong đó, vùng biến đổi là nơi giao nhau của 2 phần cấu tạo nên cổ tử cung, đó là tế bào tuyến (bao phủ ở phần mở của cổ tử cung dẫn vào tử cung) và tế bào vảy (bao phủ phần bên ngoài của cổ tử cung, nơi bác sĩ có thể quan sát thấy khi khám bằng mỏ vịt).

Có 3 loại ung thư cổ tử cung là:

  • Ung thư biểu mô tế bào vảy (chiếm đến 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung)
  • Ung thư biểu mô tuyến
  • Ung thư biểu mô hỗn hợp (ít phổ biến)

 

Tỷ lệ mắc và tử vong của ung thư cổ tử cung

   Tỷ lệ mắc và tử vong của ung thư cổ tử cung sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát hơn về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

    Ung thư cổ tử cung là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, thường do virus HPV và bệnh dễ hình thành ở phụ nữ từ 35 đến 44 tuổi. Căn bệnh này ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở các nước không có chương trình tầm soát ung thư. Thống kê cho thấy, mỗi năm có khoảng 53.000 trường hợp mới mắc và có đến 27.500 trường hợp tử vong mỗi năm.

    Theo GLOBOCAN 2020 (một dự án của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC), tỷ lệ mắc mới ung thư cổ tử cung ở Việt Nam năm 2020 là là 6,6 trên 100.000 phụ nữ, bệnh có tỷ lệ tử vong là 3,4/100.000 người. Những trường hợp tử vong chủ yếu là do không tầm soát ung thư để phát hiện sớm, khi phát hiện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng và/hoặc không có phương pháp điều trị thích hợp. Với trường hợp phát hiện sớm và tuân thủ các phương pháp điều trị, tỷ lệ chữa khỏi bệnh sẽ là khá cao.

    Kết quả trên cho thấy tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư cổ tử cung và vai trò của việc áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

 

Tầm soát ung thư cổ tử cung

   Tầm soát ung thư cổ tử cung giúp phát hiện và chẩn đoán sớm căn bệnh này, từ đó nâng cao cơ hội điều trị khỏi cho bệnh nhân. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán xét nghiệm bệnh mà chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện sớm căn bệnh này bằng 6 phương pháp tầm soát sau đây:

  • Khám phụ khoa: Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng rõ rệt. Khám phụ khoa sẽ phát hiện ra những bất thường như khối u, viêm nhiễm ở cơ quan này, từ đó hỗ trợ giúp chẩn đoán bệnh sớm.
  • Xét nghiệm Pap smear (xét nghiệm phết tế bào âm đạo - cổ tử cung). Xét nghiệm này giúp thu thập những tế bào vùng cổ tử cung để xem xét hình thái tế bào, nhận định có hay không có những biến đổi bất thường, có nguy cơ lành tính hay ác tính.

 

Xét nghiệm phết tế bào âm đạo - cổ tử cung

Xét nghiệm phết tế bào âm đạo - cổ tử cung

 

  • Xét nghiệm Thinprep: Sau khi mẫu bệnh phẩm được thu thập, bác sĩ sẽ rửa các tế bào trong một loại chất lỏng định hình và chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm và sử dụng máy tự động để xử lý. Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế tình trạng kết quả âm tính giả, tăng độ chính xác trong phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
  • Soi cổ tử cung: Bác sĩ sử dụng một thiết bị phóng đại đặc biệt chiếu ánh sáng vào cổ tử cung và hình ảnh được phóng to gấp 10 lần để dễ dàng quan sát những tổn thương, bất thường mà không thể phát hiện bằng mắt thường.
  • Xét nghiệm HPV DNA: Giúp xác định, phân tích, tìm kiếm sự tồn tại và chủng của virus HPV trong cổ tử cung một cách chính xác, từ đó biết được nguy cơ ung thư cổ tử cung của người bệnh cao hay thấp.

   Phụ nữ ngoài 30 tuổi, có hệ thống miễn dịch suy yếu, hút thuốc, mang thai nhiều lần hoặc mang thai quá sớm, tiền sử uống thuốc nội tiết tố DES, tiền sử gia đình có người mắc ung thư cổ tử dung, người đã được chẩn đoán nhiễm HPV trước đó hoặc chưa tiêm phòng HPV thì nên đi tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ. Đặc biệt, nếu có các dấu hiệu bệnh sau đây, bạn cần đi khám sớm để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

 

Dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung

   Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung mà bạn cần nắm được:

  • Chảy máu âm đạo bất thường: chảy máu sau khi mãn kinh, chảy máu sau khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, chảy máu rỉ rả giữa các kỳ kinh hoặc kinh nguyệt kéo dài hơn so với chu kỳ bình thường.
  • Tiết dịch bất thường từ âm đạo: Dịch tiết có thể chứa một ít máu và có thể xảy ra giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh.
  • Một số triệu chứng khác: Đau khi quan hệ tình dục, khó đi tiểu, có máu trong nước tiểu, đau xương, giảm cân và chán ăn, đau ở vùng xương chậu.

 

Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo bất thường cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung

 

Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung

Hiện nay có các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung sau đây:

  • Phẫu thuật: Nếu ung thư chỉ ở trên bề mặt cổ tử cung, bác sĩ có thể  phẫu thuật loại bỏ hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư bằng thủ thuật như LEEP hoặc cấy dao lạnh.
  • Hóa trị: Thuốc hóa trị được đưa vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư,  ngăn chặn các tế bào này phát triển, phân chia và xâm lấn các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Xạ trị: Xạ trị là dùng các tia năng lượng cao (tia X) để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển của chúng.
  • Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch là điều trị tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ung thư.
  • Dùng thuốc nhắm trúng đích: Liệu pháp nhắm trúng đích là dùng những loại thuốc nhắm vào các tế bào ung thư, không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh bình thường.

    Tùy vào từng loại ung thư và giai đoạn mắc cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, đồng thời giữ tinh thần thoải mái và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đẩy lùi bệnh hiệu quả.

 

XEM THÊM:

Danh sách nhà thuốc