Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Điều gì xảy ra khi bạn bị rối loạn sắc tố da?

Thứ sáu, 24-02-2023 16:40 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Sắc tố da là thứ quyết định một người sẽ có nước da trắng nhạt, trắng hồng, nâu vàng, hoặc đen. Bất kỳ lý do gì khiến cho lượng sắc tố trong da tăng lên hoặc giảm xuống một cách bất thường người ta gọi là rối loạn sắc tố da. Vậy, khi một người bị rối loạn sắc tố da, họ sẽ gặp phải vấn đề gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Điều gì xảy ra khi bạn bị rối loạn sắc tố da?

Điều gì xảy ra khi bạn bị rối loạn sắc tố da?

 

Rối loạn sắc tố da là tình trạng như thế nào?

   Màu da của chúng ta được quyết định bởi nồng độ hắc sắc tố melanin, được sản xuất bởi các tế bào melanocytes. Sắc tố melanin được chia thành hai loại:

  • Eumelanin có màu đen hoặc nâu sẫm và được tìm thấy ở những người có làn da sẫm màu. Nó có tác dụng bảo vệ da trước ảnh hưởng từ tia cực tím.
  • Pheomelanin thường xuất hiện ở những người có làn da trắng. Nó không có tác dụng bảo vệ chống lại tia cực tím. Ngược lại, sự tổng hợp của loại sắc tố này sẽ tạo ra các gốc tự do có thể gây hại cho da.

   Nồng độ của hai loại melanin này thay đổi khác nhau ở mỗi người, từ đó tạo ra các màu da từ trắng, trắng hồng, vàng, nâu, nâu đen cho đến đen. Rối loạn sắc tố da xảy ra khi nồng độ sắc tố tăng lên, hoặc giảm đi, thậm chí là mất hoàn toàn.

   Bên cạnh đó, sắc tố melanin còn quyết định đến màu tóc và màu mắt của mỗi người. Đây cũng chính là lý do tại sao một người có màu tóc đen, người khác lại tóc vàng hay đỏ. Người thì có màu mắt đen, người lại có mắt xanh hoặc thậm chí là có 2 màu mắt.

   Do đó, việc tăng hoặc giảm sắc tố cũng ảnh hưởng đến những bộ phận này. Một tình trạng mà chúng ta thường được bắt gặp nhất chính là bạc tóc sớm do giảm sắc tố melanin trong tóc.

 

Melanin

Melanin là sắc tố quyết định đến màu da, màu tóc, màu mắt của bạn

 

Có những loại rối loạn sắc tố da nào?

   Rối loạn sắc tố da được chia thành 2 nhóm chính là tăng sắc tố da, hoặc giảm sắc tố da. Mỗi tình trạng này lại có một nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

Tăng sắc tố da

   Tăng sắc tố da đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mảng màu tối bất thường trên da. Những người có làn da sáng màu sẽ dễ gặp phải tình trạng này hơn so với người có nước da sẫm màu. Nguyên nhân chính gây tăng sắc tố da là do thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

   Trên thực tế, đây là một cơ chế bảo vệ da tự nhiên của cơ thể. Ánh sáng mặt trời có tia cực tím, nếu tiếp xúc quá lâu nó sẽ khiến các mô tế bào trên da bị phá hủy, có thể dẫn đến ung thư da.

   Do đó, để ngăn chặn tác hại từ tia cực tím, da sẽ sản xuất nhiều sắc tố melanin hơn. Sau đó, melanin được đưa đến lớp biểu bì rồi di chuyển đến bề mặt của da. Từ đó, chúng sẽ tạo thành một lớp lá chắn chống lại bức xạ từ tia cực tím, ngăn không cho nó tác động đến các mô của da. Chính vì điều này, melanin cũng được coi là một yếu tố giúp giảm nguy cơ mắc ung thư da.

    Bên cạnh đó, việc tăng sắc tố da còn có thể là ảnh hưởng do di truyền, rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mang thai, tổn thương da, hoặc sử dụng một số loại thuốc khiến da nhạy cảm hơn với ánh sáng. Một số trường hợp tăng sắc tố da điển hình có thể kể đến như: Sạm nắng, nám, tàn nhang, đồi mồi, rám má, thâm mụn,...

 

Các vết nám, đồi mồi

Các vết nám, đồi mồi xuất hiện là do tăng sắc tố da

 

Giảm sắc tố da

   Ngược lại với tăng sắc tố da, giảm sắc tố da là sự xuất hiện của các mảng màu sáng bất thường bên cạnh những phần da tự nhiên. Điều này dễ bắt gặp nhất ở những người có làn da tối màu hơn so với người có da sáng màu. Nguyên nhân gây giảm sắc tố da là do giảm số lượng tế bào melanocyte, melanin và thiếu hụt acid amin tyrosine.

    Một số tình trạng giảm sắc tố da có thể kể đến như:

  • Bệnh bạch biến: Căn bệnh này gây ra các mảng trắng và mịn trên da. Ở một số người, những mảng trắng này có thể xuất hiện trên khắp cơ thể. Đây là một trong những tình trạng rối loạn tự miễn, trong đó các tế bào sản xuất sắc tố bị tổn thương.
  • Bệnh bạch tạng: Đây là một tình trạng rối loạn do di truyền hiếm gặp. Nguyên nhân là do không có enzyme sản xuất sắc tố melanin. Cho nên, tình trạng này sẽ dẫn đến việc thiếu hoàn toàn sắc tố ở da, cũng như tóc và mắt. Đồng thời, những người bị bệnh bạch tạng sẽ có một gen bất thường hạn chế cơ thể sản xuất melanin.
  • Mất sắc tố do tổn thương da: Việc bị nhiễm trùng da, phồng rộp, bỏng hoặc các tổn thương khác trên da, có thể khiến cho vùng da tổn thương bị mất sắc tố.

 

Người mắc bệnh bạch tạng là do bị mất sắc tố da

Người mắc bệnh bạch tạng là do bị mất sắc tố da

 

Rối loạn sắc tố da ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào?

  Rối loạn sắc tố da đa phần là lành tính không gây hại đến sức khỏe của người mắc. Ảnh hưởng đáng nói nhất của rối loạn sắc tố da là khiến người bệnh cảm thấy ái ngại, mất tự tin vì vẻ bề ngoài. Điều này có thể ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ xã hội, cũng như tâm lý của người bệnh.

   Tình trạng đáng quan tâm nhất phải kể đến là những người mắc bệnh bạch tạng. Vì họ hoàn toàn không có sắc tố melanin nên sẽ không được bảo vệ trước ánh sáng mặt trời. Do đó, những đối tượng này có thể bị tổn thương da nếu tiếp xúc với ánh sáng quá lâu, và làm tăng nguy cơ ung thư da. Do đó, người bệnh bạch tạng sẽ cần sử dụng kem chống nắng thường xuyên.

 

Điều trị rối loạn sắc tố da bằng cách nào?

   Trong một số trường hợp rối loạn sắc tố da do di truyền như bị bạch tạng, hay tàn nhang thì không có cách nào để chữa trị. Người bệnh sẽ cần dùng đến kem chống nắng để ngăn ngừa tổn thương da, cũng như ngăn những vết tàn nhang trở nên sẫm màu hơn. Bạn nên chọn những loại kem chống nắng có SPF từ 50 trở lên.

   Người bị giảm sắc tố da do bệnh bạch biến cũng không có cách điều trị đặc hiệu. Người bệnh có thể dùng các loại kem để che phủ những vùng da bị ảnh hưởng. Hoặc, người bệnh có thể được điều trị bằng corticoid dạng bôi, tuy nhiên việc này không tối ưu, do dùng corticoid kéo dài có thể khiến da bị mỏng đi.

   Một số trường hợp bị rối loạn sắc tố do tổn thương da có thể tự phục hồi sau một thời gian, có thể là một đến vài năm. Bạn có thể dùng mỹ phẩm để che đi những khu vực này trong khi chờ các sắc tố da được tái tạo.

 

dùng mỹ phẩm

Bạn có thể dùng mỹ phẩm để che đi vùng da bị tăng hoặc giảm sắc tố

 

   Trong các trường hợp bị tăng sắc tố da do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều, bạn có thể sử dụng những cách dưới đây để giúp da sáng hơn:

  • Bổ sung L-cystine: Acid amin này có tác dụng chống oxy hóa, có tác dụng điều hòa sắc tố melanin, giảm thâm, nám, ngăn ngừa lão hóa da.
  • Sử dụng gel lô hội: Aloeshim có trong lô hội giúp làm giảm sắc tố da bằng cách ức chế sản xuất melanin trong da.
  • Sử dụng kem có chiết xuất cam thảo có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và làm trắng da.
  • Trà xanh có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, từ đó cũng giúp làm da sáng hơn.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về tình trạng rối loạn sắc tố da và cách khắc phục hiệu quả. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Danh sách nhà thuốc