Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nghĩ ngay đến suy giãn tĩnh mạch khi có những biểu hiện này

Thứ hai, 10-02-2020 17:23 PM

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh rất phổ biến hiện nay, chủ yếu là phụ nữ. Cứ 100 người thì có đến 25 người bị suy giãn tĩnh mạch. Tỷ lệ lớn như vậy nhưng các triệu chứng thường dễ bị bỏ qua, thậm chí đi khám các bác sĩ dễ nhầm sang bệnh khác.Vì thế hãy đọc bài viết này để biết mình có bị suy giãn tĩnh mạch hay không.

 

 

Suy giãn tĩnh mạch là gì

Suy giãn tĩnh mạch được định nghĩa là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch, có thể ở nhiều bộ phận và cơ quan khác nhau nhưng chủ yếu là ở chi dưới hoặc vùng hậu môn trực tràng. Bệnh khiến cho việc dẫn máu về tim không còn hiệu quả. Các triệu chứng điển hình như đau chân, sưng chân, nặng chân, chuột rút về đêm, có các vết bầm dưới da, chân nổi mạch máu hình mạng lưới hoặc nổi to như con giun…

Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu đau nhức như trên mà còn gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như tắc mạch máu phổi, tắc mạch máu não, nhồi máu cơ tim… có thể dẫn tới tử vong trong một vài phút. do vậy không được chủ quan mà cần tìm phương pháp phòng và cải thiện sớm.

 

Các triệu chứng điển hình của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Tĩnh mạch có ở tất cả các cơ quan và bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên tĩnh mạch bị suy giãn chủ yếu ở chi dưới và ở hậu môn trực tràng. Tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị suy yếu có biểu hiện là bệnh trĩ. Do vậy dưới đây chúng tôi xin đưa ra những biểu hiện điển hình của suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới (chân) có nhiều biểu hiện khác nhau được phân ra làm 7 cấp độ:

Giai đoạn 1: Bệnh đã có biểu hiện nhưng chưa rõ ràng, có bị tê nặng mỏi chân.

Giai đoạn 1: Các tĩnh mạch giãn nhỏ (khoảng hơn 1mm) ở dưới mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân…

Giai đoạn 2: Các tĩnh mạch giãn trên 3mm. Có những tĩnh mạch nông dưới da, ngoằn nghoèo, có thể to như con giun.

Giai đoạn 3: Bàn chân có hiện tượng sưng to, phù bàn chân khi đứng nhiều hoặc vào buổi chiều; chỉ sưng phù bàn chân, không có các bộ phận khác.

Giai đoạn 4: Da vùng cẳng chân sậm màu kèm theo phù chân, xơ bì, sừng hóa. Vết lõm suy khi ấn ngón tay vào không trở về trạng thái bình thường luôn. 

Giai đoạn 5: Bệnh trở nên nặng hơn, có những vết loét, đặc biệt là ở vùng mắt cá chân. 

Giai đoạn 6: Các vết loét to xen kẽ những vết loét nhỏ.Vết loét sâu hơn và nặng hơn, khó lành.

Tĩnh mạch có tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Nếu suy giãn tĩnh mạch sâu, có triệu chứng nhưng không có tĩnh mạch nổi lên như suy giãn tĩnh mạch nông.

 

Khi có những triệu chứng trên bạn cần làm gì?

Khi có những biểu hiện trên, việc đầu tiên bạn cần làm đó là đi khám sớm tại các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa và sớm có biện pháp cải thiện bệnh, giảm triệu chứng và phòng biến chứng. 

 

Với bệnh suy giãn tĩnh mạch, có các phương pháp:

  • Chích xơ, đeo vớ y khoa, laser nội tĩnh mạch, sóng radio…

  • Phẫu thuật: cắt bỏ tĩnh mạch, sửa van...

  • Điều trị nội khoa: dùng thuốc (giảm đau, tăng sức bền thành mạch). Xu hướng hiện nay là dùng các sản phẩm từ thảo dược để làm bền và tăng độ đàn hồi thành tĩnh mạch, đồng thời hoạt huyết để phòng biến chứng do cục máu đông.

  • Sinh hoạt: chế độ sinh hoạt tập luyện hợp lý, phù hợp ( không đứng quá lâu, không ngồi quá nhiều, không mang vác vật nặng, không đi giày cao gót…).

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý mãn tính, không thể điều trị khỏi hẳn nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nó. khi có các triệu chứng kể trên, bạn nên đi và sớm tìm ra cho mình phương pháp phù hợp và tốt nhất.

 

>>> Xem thêm:

Danh sách nhà thuốc