Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cẩn thận các bệnh phụ khoa khi ‘cô bé’ có mùi

Thứ năm, 12-03-2020 10:53 AM

Mục lục [Ẩn]

   Vùng kín có mùi là dù đã vệ sinh thường xuyên là nỗi lo lắng của rất nhiều chị em phụ nữ. Không chỉ gây khó chịu, vùng kín nặng mùi rất có thể còn là dấu hiệu của một số căn bệnh phụ khoa. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra mùi hôi vùng kín và bí quyết để cách khắc phục tình trạng này qua bài viết dưới đây.

Tại sao ở vùng kín của phụ nữ xuất hiện mùi hôi?

    Nguyên nhân chủ yếu là do máu kinh nguyệt trộn lẫn với máu thường và tuyến bã nhờn, dịch tiết nội mạc tử cung và mồ hôi, do đó vùng kín mới có mùi đặc biệt. Phụ nữ khi còn trẻ tuổi, các hormone tiết ra tương đối mạnh, dịch tuyến bã nhờn cũng tương đối dồi dào, ngoài việc dễ bị mụn trứng cá, phần dưới cơ thể cũng dễ tiết dịch nhờn, do đó phụ nữ sẽ có cảm giác nhờn, khó chịu ở vùng kín. Lúc này việc vệ sinh sạch sẽ là vô cùng cần thiết.

    Hơn nữa, nhiều người trong kỳ kinh nguyệt thường mặc quần lót chật, điều này càng làm tăng lượng mồ hôi xuất hiện ở vùng kín. Do đó, cần phải sử dụng đồ lót bằng cotton trong kỳ kinh nguyệt và thay băng vệ sinh thường xuyên nhất có thể, và tốt nhất là cứ sau mỗi 4 giờ thay băng vệ sinh 1 lần. Khi lượng máu kinh nguyệt lớn, số lần thay băng vệ sinh phải được tăng lên một cách thích hợp, cố gắng giảm thiểu tiếp xúc da với băng vệ sinh ướt.

Có mùi ở vùng kín liên quan đến bệnh gì?

  • Viêm cổ tử cung

   Mùi hôi trong âm đạo là triệu chứng rất điển hình của viêm cổ tử cung ở phụ nữ, đặc biệt là viêm cổ tử cung mãn tính. Khi phụ nữ bị viêm cổ tử cung, khí hư sẽ có dấu hiệu bất thường rõ rệt, khí hư có màu như mủ, có thể kèm theo lượng máu nhỏ.

   Khi quan hệ tình dục cũng có chảy máu, ngoài việc khí hư có mùi bất thường, âm đạo cũng có những biểu hiện khác thường như ngứa. Đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình của viêm cổ tử cung. Do đó, nếu bạn có mùi khó chịu ở âm đạo xuất hiện trong thời gian dài, nhất định phải đi kiểm tra xem có bị viêm cổ tử cung hay không.

 

bệnh phụ khoa ở phụ nữ

Mùi hôi trong âm đạo là triệu chứng rất điển hình của viêm cổ tử cung ở phụ nữ.

  • Mụn cóc sinh dục

   Mụn cóc sinh dục là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục, có u nhú màu hồng xảy ra ở vùng âm đạo, cổ tử cung và hậu môn của phụ nữ, đồng thời xuất hiện khí hư có mùi hôi thối bất thường. Nếu bạn phát hiện những dấu hiệu này, cả nam và nữ phải đi kiểm tra kịp thời để phát hiện và điều trị bệnh. Lưu ý trong thời gian điều trị nghiêm cấm không được quan hệ tình dục.

  • Viêm âm đạo do nấm

Nhiễm nấm âm đạo là căn bệnh phụ khoa khá phổ biến, thường được gây ra bởi nấm Candida albicans. Đây là một loại nấm sống tự nhiên trong âm đạo, cùng với vi khuẩn tạo nên sự cân bằng cho môi trường âm đạo. Trong một số trường hợp, sự cân bằng này bị phá vỡ khiến cho nấm tăng sinh quá mức, gây nên tình trạng nhiễm trùng.

Một số nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng nấm là sử dụng kháng sinh, thuốc tránh thai, suy giảm hệ miễn dịch, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, tiền sử đái tháo đường, mất cân bằng hormone,...

Triệu chứng điển hình của nhiễm nấm âm đạo là ngứa rát và khí hư. Khí hư thường tiết ra không nhiều, có màu trắng như váng sữa, vùng kín của bạn có mùi nặng hơn bình thường, ngoài ra còn có các triệu chứng khác kèm theo như đau rát âm hộ, âm đạo, tiểu tiện khó, đau khi quan hệ, sưng đỏ phần âm hộ.

Việc điều trị nhiễm trùng do nấm khá đơn giản, nên đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán và nhanh chóng điều trị.

Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

   Một số bệnh phụ khoa lây nhiễm qua đường tình dục gây ra mùi khó chịu ở vùng kín, điển hình là bệnh Chlamydia và bệnh lậu. Hai bệnh này đều điều trị khá đơn giản, tuy nhiên nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng về sau, thậm chí gây vô sinh. Những dấu hiệu để sớm nhận biết bệnh phụ khoa gồm có: Ra nhiều dịch tiết, dịch tiết có mùi hôi, tiểu buốt, đau khi quan hệ, nhưng đôi khi bệnh lại không có bất cứ triệu chứng nào cả.

Làm thế nào để giảm bớt mùi hôi ở vùng kín của phụ nữ?

  • Rửa bộ phận sinh dục thường xuyên để bảo vệ sức khỏe âm đạo: Phụ nữ làm sạch vùng kín ít nhất hai lần một ngày bằng nước ấm sạch, mùi hôi bất thường sẽ được cải thiện.

 

Vùng kín của phụ nữ có mùi bất thường, cảnh giác mắc 3 loại bệnh phụ khoa - Ảnh 5.

Phụ nữ làm sạch vùng kín ít nhất hai lần một ngày bằng nước ấm sạch, mùi hôi bất thường sẽ được cải thiện.

 

  • Thay băng vệ sinh liên tục: Máu kinh nguyệt là hỗn hợp của dịch tiết nội mạc tử cung và máu thường, sẽ phát ra mùi khác với máu thông thường. Tuy nhiên, những hiện tượng này thường không phải là biểu hiện của một căn bệnh, đó là tình trạng mà mọi phụ nữ sẽ mắc phải. Phụ nữ nên nhớ, khoảng thời gian giữa việc thay băng vệ sinh không quá 3 giờ, điều này cũng có thể làm giảm sự xuất hiện mùi ở vùng kín.

  • Sử dụng dung dịch chuyên dụng để loại bỏ mùi hôi: Nhiệt độ càng cao, vi khuẩn ở nơi riêng tư càng dễ sinh sôi. Bạn có thể sử dụng dung dịch chuyên dụng để rửa sạch vùng kín. Tuy nhiên, nó không được khuyến khích sử dụng thường xuyên, bởi dễ làm suy yếu việc tự làm sạch của vùng kín. Chỉ sử dụng dung dịch vệ sinh trước khi hết kinh nguyệt và khi mùi vùng kín quá khó chịu.

  • Đi khám phụ khoa: Hãy hết sức cẩn trọng khi “chỗ ấy” bốc mùi nặng, đặc biệt là khi xuất hiện kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau rát, chảy máu,…. Nếu cảm thấy không yên tâm, tốt hơn hết hãy nhanh chóng đi khám để được xác định chính xác nguyên nhân và thực hiện điều trị kịp thời.

Bạn càng hiểu rõ về những mùi hôi xuất hiện ở vùng kín hàng ngày, bạn sẽ  càng có sự chuẩn bị tốt hơn khi phát hiện ra những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe vùng kín không ổn. Khi nhận thấy những điều bất thường, bạn nên đến bệnh viện càng sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng: Vệ sinh đúng cách và kết hợp dung dịch vệ sinh vùng kín cân bằng pH là cách tốt nhất để bảo vệ vùng kín của bạn khỏi mọi loại bệnh gây hại. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Danh sách nhà thuốc